Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nho Quan (Ninh Bình): Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xuân Thắng - 18:09, 26/11/2021

Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; tăng cường vận động đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo đoàn kết, gìn giữ truyền thống văn hóa, tích cực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội vùng đồng bào có đạo và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện.

Biểu diễn cồng chiêng của dân tộc Mường tại Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2019
Biểu diễn cồng chiêng của dân tộc Mường tại Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2019

Mỗi dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo ở Nho Quan có những nét sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán riêng, song đều có truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước; đây là cơ sở quan trọng góp phần ổn định chính trị, an ninh quốc phòng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện.

Ông Bùi Văn Thể, Trưởng phòng Dân tộc huyện Nho Quan cho biết: Quán triệt quan điểm của Đảng về công tác dân tộc, các cấp, các ngành trong huyện Nho Quan đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các chính sách dân tộc như: Phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số; tăng cường lãnh đạo đối với công tác giảm nghèo; chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất; tuyên truyền, động viên đồng bào dân tộc thiểu số phát huy tinh thần tự lực, tiềm năng sẵn có của địa phương để phát triển sản xuất, giải quyết kịp thời những phát sinh về công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn.

Có thể nói, việc triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách của Trung ương và của tỉnh đối với vùng dân tộc thiểu số đã tạo động lực mới, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc có nhiều đổi mới, số hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện.

Tuy nhiên, ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo của huyện cũng còn rất nhiều khó khăn: Điều kiện sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, tập quán canh tác còn mang tính quảng canh, do vậy thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; bên cạnh đó, trình độ và nhận thức của Nhân dân chưa đồng đều, một bộ phận người dân chưa thật sự chủ động, tình hình an ninh trật tự ở một số địa bàn có lúc, có nơi còn tiềm ẩn phức tạp, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, dễ gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội…

Để nâng cao nhận thức, ý thức cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo trong việc phát huy tinh thần đoàn kết, giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, sống tốt đời, đẹp đạo, tích cực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần thì công tác tuyên truyền, vận động phải được làm thường xuyên, liên tục và phải xác định đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Chủ động xây dựng các chương trình chuyên đề tuyên truyền, vận động để đồng bào vùng dân tộc hiểu và thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời làm thay đổi căn bản nhận thức của Nhân dân trong quá trình phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần từng bước giảm nghèo bền vững. Trong đó phát huy vai trò, trách nhiệm của các già làng, trưởng bản, người có uy tíntrong cộng đồng.

Đặc biệt, các cấp, ngành huyện Nho Quan tập trung triển khai thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (đến nay toàn huyện có 26/26 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu), hỗ trợ phát triển đa dạng sinh kế ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo; tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn 4,92%. Chỉ đạo làm tốt công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; góp phần bảo vệ môi trường, tạo tiền đề phát triển kinh tế nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.

Thực hiện tốt các chương trình phát triển văn hóa, bảo tồn, gìn giữ văn hóa vùng đồng bào dân tộc, tuyên truyền, vận động từ bỏ các hủ tục lạc hậu, khôi phục ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc; tạo môi trường đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng xã hội.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc đã tạo điều kiện để các con em vùng đồng bào dân được cử tuyển đi học các trường đại học và có kế hoạch sử dụng sau khi tốt nghiệp để trở lại phục vụ địa phương.

Đảm bảo an ninh vùng dân tộc, các cụm giáp danh, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc yên tâm sản xuất và giao lưu văn hóa… cũng là một nhiệm vụ then chốt làm thay đổi căn bản về nhận thức của người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc của huyện.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo nhằm cổ vũ, động viên đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, tăng cường, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đồng thời, đấu tranh,phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ, chia rẽ, phá hoạikhối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nho Quan là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình; dân số trên 150 nghìn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,3% dân số toàn huyện, (với 15 dân tộc cùng sinh sống, tập trung chủ yếu ở 8 xã vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn của huyện). Huyện Nho Quan có 02 tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

Xã hội - PV - 42 giây trước
Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 2 phút trước
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, ngày 14/5, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do ông Hà Việt Quân, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo, chuyên viên một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 6 phút trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1246/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024. Theo đó, Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra vào tháng 11/2024 tại Bảo tàng Đắk Lắk và Thủ đô Hà Nội.
Quảng bá du lịch Việt Nam qua TikTok

Quảng bá du lịch Việt Nam qua TikTok

Du lịch - Nguyệt Anh - 7 phút trước
Nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông du lịch Việt Nam, TikTok Việt Nam sẽ phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam thực hiện chương trình truyền hình thực tế “Nét đẹp Việt mùa 2”.
Kon Tum: Đề nghị Công ty Colecto xác định rõ tình hình tiền lương của lao động Y Nghen

Kon Tum: Đề nghị Công ty Colecto xác định rõ tình hình tiền lương của lao động Y Nghen

Xã hội - Ngọc Chí - 9 phút trước
Chiều 14/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Kon Tum có văn bản gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị phối hợp chỉ đạo, giải quyết đề nghị của lao động Y Nghen đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Ả Rập Xê Út.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc tại Kiên Giang

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc tại Kiên Giang

Tin tức - Như Tâm - 11 phút trước
Ngày 14/5, Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa - Thường trực Tiểu ban làm Trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát, làm việc với Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang. Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang.
Gia Lai: Hội thảo phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo bền vững

Gia Lai: Hội thảo phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo bền vững

Khởi nghiệp - Ngọc Thu - 16 phút trước
Thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” trên địa bàn tỉnh Gia Lai, ngày 14/5, tại Tp. Pleiku, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã tổ chức “Hội thảo phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo bền vững”.
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 10 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 10 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 10 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.