Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại mô hình cộng đồng tham gia quản lý rừng: Xã hội hóa nghề rừng - Xu thế tất yếu (Bài cuối)

Sỹ Hào - 14:42, 05/07/2023

Với việc khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ rừng, ngành Lâm nghiệp đã từng bước thực hiện xã hội hóa nghề rừng. Đây không chỉ là một yêu cầu thực tế khách quan của Việt Nam, mà còn phù hợp với xu thế phát triển nghề rừng trên thế giới.

Cộng đồng DTTS sống gắn bó với rừng, nên khi phát huy tốt vai trò của họ thì sẽ tạo thêm sức mạnh đối với quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng. (Ảnh minh họa)
Cộng đồng DTTS sống gắn bó với rừng, nên khi phát huy tốt vai trò của họ thì sẽ tạo thêm sức mạnh đối với quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng. (Ảnh minh họa)

Khẳng định tư cách pháp nhân

Như các kỳ báo trước đã phản ánh, trước khi có Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) năm 2004, ở một số địa phương đã thí điểm thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư để quản lý, bảo vệ và cùng chia sẻ lợi ích từ rừng. Đây là bước thí điểm làm nền tảng xã hội hóa nghề rừng, từ đó hình thành và phát triển lâm nghiệp cộng đồng.

Sau khi có Luật BV&PTR năm 2004, cộng đồng dân cư được thừa nhận là một chủ thể được giao rừng, với các quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Điều 29 và Điều 30 của bộ luật này. Đây là một chủ trương đúng đắn, nhằm tăng cường xã hội hóa nghề rừng, tạo thêm sức mạnh cho việc quản lý và phát triển vốn rừng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân ở vùng đồng bào DTTS ở vùng núi - địa bàn hoạt động chủ yếu của ngành Lâm nghiệp.

Tuy nhiên, do vẫn thiếu các khuôn khổ pháp lý cần thiết, nên trong gần 20 năm kể từ khi có Luật BV&PTR năm 2004, quyền chủ rừng của các cộng đồng dân cư đã được giao rừng bị hạn chế rất nhiều so với các chủ rừng khác. Đúng như PGs.Ts. Nguyễn Bá Ngãi - Phó Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam đã nhận định tại Hội nghị chuyên đề “Hợp tác quản lý rừng ở Việt Nam: Thực tiễn và phát triển” được tổ chức cuối tháng 12/2022, hiện nay đối tượng cộng đồng dân cư chưa được pháp luật thừa nhận là một pháp nhân, dẫn đến khó khăn khi giải quyết quan hệ dân sự trong quản lý rừng. Cộng đồng dân cư không có nhiều cơ hội hay điều kiện tiếp cận các nguồn tài chính cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

“Điểm nghẽn” này chắc chắn sẽ được tháo gỡ khi dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua trong thời gian tới đây. Tại Điều 3 của dự thảo luật, Ban Soạn thảo đã bổ sung từ ngữ “Cộng đồng dân cư” vào để giải thích. Theo đó, “Cộng đồng dân cư” quy chiếu vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) “gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ”.

Đây là điểm hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013. Việc bổ sung thuật ngữ “Cộng đồng dân cư” vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một bước quan trọng để thống nhất quy định pháp luật về chủ thể quản lý, sử dụng đất rừng và rừng. Bởi trong Luật BV&PTR năm 2004 cũng đã có điều khoản giải thích thuật ngữ “Cộng đồng dân cư”, nhưng Luật Đất đai năm 2013 lại không có thuật ngữ này.

Thành lập các Tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng với cơ chế, chính sách phù hợp là giải pháp quản lý, bảo vệ rừng bền vững. (Trong ảnh: Tổ bảo vệ rừng của cộng đồng Tu Mơ Rông phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Tu Mơ Rông, Kon Tum tuần tra bảo vệ rừng – Nguồn: Quỹ BV&PTR Kon Tum)
Thành lập các Tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng với cơ chế, chính sách phù hợp là giải pháp quản lý, bảo vệ rừng bền vững. (Trong ảnh: Tổ bảo vệ rừng của cộng đồng Tu Mơ Rông phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Tu Mơ Rông, Kon Tum tuần tra bảo vệ rừng (Nguồn: Quỹ BV&PTR Kon Tum)

Theo PGs.Ts. Nguyễn Bá Ngãi, tư cách pháp nhân của “Cộng đồng dân cư” đã được cụ thể hóa và đưa vào trong 3 Điều trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bao gồm: Điều 178 dành cho đất rừng sản xuất, Điều 179 đất rừng phòng hộ và Điều 180 đất rừng đặc dụng. Trong đó, đối với đất rừng phòng hộ, dự thảo luật quy định rõ, Nhà nước giao đất rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó để cộng đồng dân cư quản lý, phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

“Về đất rừng sản xuất, dự thảo quy định rõ rằng, Nhà nước giao đất và công nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất cho cộng đồng dân cư có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là một điều đáng mừng, giúp gia tăng quyền lợi và sự thừa nhận của Nhà nước đối với cộng đồng dân cư”, vị chuyên gia này cho hay.

Hoàn thiện thể chế, chính sách

Các chuyên gia lâm nghiệp đánh giá, những quy định mới trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ “giải phóng” sức ỳ lâu nay trong phát triển lâm nghiệp cộng đồng, từ đó phát huy được vai trò của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là cộng đồng dân cư tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Đây là bước chuyển hướng quan trọng trong xã hội hóa nghề rừng.

Theo Quyết định số 2869/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2022 về công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện còn 3.337.770 ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, đất chưa có rừng nhưng chưa giao (không có chủ) hiện tạm để UBND cấp xã quản lý. Những diện tích này ở vùng sâu, vùng xa, nhiều diện tích đang để hoang hóa hoặc đang sử dụng vào các mục đích khác không theo quy hoạch; nhiều nơi bị lấn chiếm, một số nơi có xung đột, tranh chấp.

Tại Hội thảo “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững vùng Tây Nguyên gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” tổ chức ở Tp. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) ngày 4/4/2023, đại diện Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định, quản lý rừng cộng đồng là một chủ trương lớn, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước trong thực hiện chính sách lâm nghiệp, góp phần xã hội hóa công tác bảo vệ rừng. Cộng đồng tham gia quản lý rừng có nhiều lợi ích tích cực trong quá trình quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.

“Cộng đồng DTTS sống gắn bó với rừng nên khi phát huy tốt vai trò của họ thì sẽ tạo thêm sức mạnh đối với quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng, phục vụ trước hết cho lợi ích của cộng đồng, đồng thời góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Đặc biệt, cộng đồng có mặt hầu khắp mọi nơi, mọi lúc trong vùng núi, đây là một lợi thế mà các thành phần kinh tế khác không có. Lợi thế này giúp cho việc quản lý, bảo vệ rừng được thuận lợi hơn”, đại diện Cục Lâm nghiệp khẳng định.

Đại diện Cục Lâm nghiệp cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng đất và rừng có hiệu quả thì cần thúc đẩy hợp tác quản lý rừng với cộng đồng, với giải pháp là thành lập các Tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng.

“Tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng được tự do thực hiện quản lý, bảo vệ rừng, hợp tác quản lý rừng để mở rộng phạm vi hoạt động; thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán; xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự; được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã; được hưởng các quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác”, đại diện Cục Lâm nghiệp đề xuất.

Hiện còn 3.337.770ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, đất chưa có rừng nhưng chưa giao (không có chủ) tạm để UBND cấp xã quản lý.
Hiện còn 3.337.770 ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, đất chưa có rừng nhưng chưa giao (không có chủ) tạm để UBND cấp xã quản lý. (Ảnh minh họa)

Thành lập Tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng cũng là khuyến nghị của PGs.Ts. Nguyễn Bá Ngãi - Phó Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam. Ngoài ra, để khuyến khích cộng đồng tham gia hợp tác quản lý rừng, ông Ngãi kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định về giao đất rừng và giao rừng cho cộng đồng dân cư; sửa đổi, bổ sung một số quy định về sử dụng rừng đặc dụng; sửa đổi, bổ sung một số quy định về hợp tác quản lý rừng đặc dụng và xây dựng, thực hiện Chương trình Quốc gia về quản lý, sử dụng hiệu quả trên 3,3 triệu ha đất rừng và rừng hiện chưa giao, đang được UBND cấp xã tạm quản lý.

Nhiều chuyên gia lâm nghiệp cũng cho rằng, để tăng cường xã hội hóa nghề rừng thì cần thiết lập một nền tảng cho kiện toàn chính sách, hệ thống những quy định đối với đất lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam. Đây là chiến lược không chỉ để quản lý rừng bền vững mà còn góp phần quan trọng để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi - địa bàn hoạt động chính của ngành Lâm nghiệp.

Theo tổng hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 30 năm qua, nước ta đã mất khoảng 2,8 triệu ha rừng tự nhiên do chặt phá trái phép, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Suy giảm diện tích rừng tự nhiên không chỉ làm giảm nguồn lợi từ rừng mà còn gây ra những tác động tiêu cực cho sự ổn định của hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và mất khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để giải quyết những thách thức thiên niên kỷ này, Việt Nam đang tập trung thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có ít nhất 310 triệu cây xanh trồng tập trung trong rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất.

Để đạt được mục tiêu trên, cần nhiều nguồn ngân sách, trong đó xã hội hóa đang được xem là nguồn quan trọng để huy động nguồn lực cho các hoạt động trồng và bảo vệ rừng. Chỉ tính trong năm 2022, tổng nguồn vốn đầu tư cho trồng cây, trồng mới rừng trên 3.520 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động được từ xã hội hóa đạt 1.688 tỷ đồng, chiếm 48%.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.