Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều mô hình giảm nghèo bền vững vùng đồng bào Chăm

PV - 14:58, 09/08/2018

Huyện Ninh Phước là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống, đông nhất của tỉnh Ninh Thuận, toàn huyện có trên 48.000 người Chăm. Cấp ủy và chính quyền địa phương huy động các nguồn lực xã hội đầu tư, chuyển giao khoa học-kỹ thuật thực hiện nhiều mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình sản xuất tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững ở các làng Chăm, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.

mô hình giảm nghèo Mô hình trồng bắp nhân giống của nông dân xã Phước Vinh.

Ông Đàng Năng Tom, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Phước, địa phương triển khai mở rộng các mô hình sản xuất hiệu quả của nông dân như: Mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa từ đầu năm 2018 đến nay đạt 3.651ha; cánh đồng lớn đạt 1.548ha; sản xuất rau an toàn áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm 355ha, tập trung ở xã An Hải 230ha, Phước Hải 125ha; sản xuất nho sạch, táo sạch theo tiêu chuẩn VietGAP; tận dụng lá nho táo cung cấp thức ăn nuôi dê, cừu vỗ béo.

Ninh Phước cũng đã thực hiện hiệu quả mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân

như sản xuất lúa giống 280ha liên kết

sản xuất giữa HTX với các hộ dân; sản xuất bắp nhân giống 680ha tại 2 xã Phước Vinh, Phước Sơn; trồng 40ha cây măng tây xanh liên kết giữa HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tuấn Tú với Công ty Linh Đan; liên kết Công ty Cổ phần CP nuôi heo tập trung quy mô 600-2.000 con tại xã Phước Vinh và xã An Hải; liên kết Công ty Emivest nuôi gà lấy trứng quy mô 120.000 con tại xã Phước Vinh; liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Triệu Tín với các tổ nhóm nuôi dê, cừu; nông dân trồng nho, táo VietGAP liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp Ba Mọi, Thiên Thảo. Các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện hiện còn 6,47%; riêng vùng đồng bào Chăm, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn dưới 5%…

Đơn cử, mô hình HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tuấn Tú (An Hải) liên kết với Công ty TNHH Linh Đan trồng 40ha măng tây xanh theo tiêu chuẩn VietGAP . Các nông hộ đưa giống măng tây xanh Atticus chất lượng cao vào canh tác, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Công ty hợp đồng thu mua sản phẩm măng tây xanh cho nông dân với giá 50 ngàn đồng/kg. Cây măng tây xanh cho lợi nhuận trung bình trên 500 triệu đồng/ha/năm, đồng bào Chăm làng Tuấn Tú vươn lên làm giàu từ tiềm năng lợi thế kinh tế địa phương.

Hoặc như mô hình liên kết sản xuất bắp giống của nông dân xã Phước Vinh vụ đông-xuân vừa qua đạt năng suất, thu nhập cao, tạo tâm lý phấn khởi trong nông dân, góp phần nâng cao tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tính đến nay, nông dân huyện Ninh Phước canh tác 700ha táo và 430ha cây nho. Đây là hai loài cây kinh tế chủ lực cho thu nhập cao, ít sử dụng nước tưới, được địa phương khuyến khích nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích canh tác phù hợp với điều kiện thời tiết khô hạn. Các nông hộ tận dụng lá nho, lá táo chăn nuôi vỗ béo dê, cừu với tổng đàn hiện nay lên 81.700 con. Ông Trần Văn Mót ở thôn Phước Khánh (Phước Thuận) cho biết mô hình tổ nhóm nuôi dê, cừu vỗ béo của ông gồm có 12 hộ. Bà con liên kết tận thu lá nho, lá táo cắt cành chở về làm nguồn thức ăn dự trữ nuôi dê, cừu; vườn nho 4-5 năm tuổi cắt cành được 800-1.000 kg lá/sào. Mỗi lứa, ông nuôi 15-20 con dê, sau 4-5 tháng xuất chuồng đạt trọng lượng trung bình 35kg/con. Nhờ nguồn thu nhập từ mô hình nuôi dê, cừu vỗ béo, gia đình ông Mót có thu nhập trung bình 80-100 triệu đồng/năm...

Ông Nguyễn Đô, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước cho biết, trong thời gian tới, huyện Ninh Phước tiếp tục mở rộng các mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền vận động nông dân áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, các mô hình hiệu quả vào sản xuất nhằm tăng thu nhập, nâng cao toàn diện đời sống nông dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc Chăm, góp phần xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

SƠN NGỌC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều công trình dẫn dụ chim yến xây dựng trái phép ở Ea Súp - Xử lý như thế nào?

Nhiều công trình dẫn dụ chim yến xây dựng trái phép ở Ea Súp - Xử lý như thế nào?

Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đầu tư xây dựng nhà dẫn dụ chim yến với mục đích phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà dẫn dụ chim yến hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở thành nhà nuôi yến ở ngay khu đông dân cư, gây không ít khó khăn trong công tác quản lý trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và ảnh hưởng từ tiếng ồn...
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều công trình dẫn dụ chim yến xây dựng trái phép ở Ea Súp - Xử lý như thế nào?

Nhiều công trình dẫn dụ chim yến xây dựng trái phép ở Ea Súp - Xử lý như thế nào?

Kinh tế - Hoàng Thùy - 4 giờ trước
Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đầu tư xây dựng nhà dẫn dụ chim yến với mục đích phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà dẫn dụ chim yến hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở thành nhà nuôi yến ở ngay khu đông dân cư, gây không ít khó khăn trong công tác quản lý trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và ảnh hưởng từ tiếng ồn...
Về Ngọc Chiến để trải nghiệm miền quê cổ tích

Về Ngọc Chiến để trải nghiệm miền quê cổ tích

Media - Tuấn Ninh-Minh Anh - 4 giờ trước
Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (tỉnh Sơn La) có 100% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó, chủ yếu là người Mông, người Thái và một bộ phận nhỏ người La Ha. Ngọc Chiến còn là vùng đất được người dân và du khách ví như là “Miền quê cổ tích”, bởi nơi đây nếp sống yên bình, lưu trữ nhiều nét văn hóa độc đáo của người dân địa phương.

"Ô nhiễm" cuộc sống giới trẻ từ nhiều “phim ngắn” trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 4 giờ trước
Giờ đây, các trang mạng xã hội như facebook, youtube, tiktok… đã trở thành một phần trong đời sống của nhiều người. Bên cạnh lợi ích mạng xã hội đem lại, có rất nhiều thứ gọi là “rác văn hóa” đã và đang gây "ô nhiễm" cuộc sống giới trẻ.
Đồng Nai: Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

Đồng Nai: Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

Kinh tế - Phương Linh - 5 giờ trước
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã tích cực triển khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Nhờ đó đã giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS kịp thời giải quyết khó khăn, từng bước phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện sống, góp phần xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc.
Lạng Sơn: Nổ lực biến di sản thành tài sản

Lạng Sơn: Nổ lực biến di sản thành tài sản

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) , tỉnh Lạng Sơn đã khôi phục, bảo tồn, từng bước phát huy giá trị văn hóa truyền thống thành những sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách.
Vẻ đẹp mộc mạc, bình yên của bản Dao giữa núi đá trập trùng nơi biên giới

Vẻ đẹp mộc mạc, bình yên của bản Dao giữa núi đá trập trùng nơi biên giới

Cà Lò là bản biên giới của xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Cả bản có 34 hộ đều là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Người dân ở đây xây dựng nhà bằng gỗ theo kiểu nhà sàn truyền thống sát nhau từ chân núi đến lưng chừng đồi. Bên cạnh những ngôi nhà là những vườn hoa cải vàng óng ả tạo nên một bức tranh nên thơ giữa núi đồi hùng vĩ.
Lễ hội ẩm thực Pháp 2024 tại Hà Nội hứa hẹn mang tới nhiều trải nghiệm ấn tượng

Lễ hội ẩm thực Pháp 2024 tại Hà Nội hứa hẹn mang tới nhiều trải nghiệm ấn tượng

Ẩm thực - Minh Nhật - 6 giờ trước
Lễ hội ẩm thực Pháp “Balade en France” 2024 sẽ trở lại Việt Nam từ ngày 5 - 7/4, tại Công viên Thống Nhất, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với hơn 70 gian hàng. Lễ hội do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và UBND Thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV sẽ diễn ra vào tháng 10/2024

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV sẽ diễn ra vào tháng 10/2024

Tin tức - Minh Thu - 6 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Cao bằng Hoàng Xuân Ánh vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV năm 2024 (Đại hội).
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024

Sắc màu 54 - Văn Hoa - Minh Đức - 6 giờ trước
Lễ hội chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024 với chủ đề “Ấn tượng Khâu Vai” sẽ được tổ chức vào đầu tháng 5/2024. Sự kiện sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Hà Giang: Lần đầu tiên tuần tra, kiểm tra liên hợp, thực thi pháp luật trên biên giới ban đêm

Hà Giang: Lần đầu tiên tuần tra, kiểm tra liên hợp, thực thi pháp luật trên biên giới ban đêm

Tin tức - Văn Hoa - Minh Đức - 6 giờ trước
Nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ biên giới và bảo đảm an ninh trật tự trên tuyến biên giới, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ - Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô, Chi đội quản lý biên giới thành phố Bách Sắc, Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức tuần tra, kiểm tra liên hợp, thực thi pháp luật trên biên giới song phương vào ban đêm.
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ 800 tỷ đồng để xây dựng kè chống sạt lở bờ biển Tam Thanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ 800 tỷ đồng để xây dựng kè chống sạt lở bờ biển Tam Thanh

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội xem xét trình cấp thẩm quyền hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Quảng Nam khoảng 800 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, để đầu tư xây dựng khẩn cấp dự án Kè chống sạt lở bờ biển Tam Thanh, Tp. Tam Kỳ.