Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nhiếp ảnh gia Lò Văn Chiến với văn hóa Pú Nả

Hà Minh Hưng - 22:46, 30/07/2022

Ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, người ta vẫn thấy già Chiến (Nghệ sỹ Lò Văn Chiến - Hội viên Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam) lỉnh kỉnh trên lưng balo, máy ảnh. Nhiều người bảo ông được trời phú cho sức khoẻ. Đúng thế, ngoài 80 mà ông vẫn chạy Honda cả trăm km khắp các bản làng nơi vùng cao Tây Bắc một cách ngon lành để ghi lại những “khoảnh khắc” vùng cao và “chép lại” một cách sinh động văn hoá của người Pú Nả (một nhánh của dân tộc Giáy).

Hàng ngày ông Chiến vẫn một mình cặm cụi bên máy tính và những trang bản thảo
Hàng ngày ông Chiến vẫn một mình cặm cụi bên máy tính và những trang bản thảo

Những “đứa con” của duyên nợ và trách nhiệm

Để tìm hiểu về văn hóa Pú Nả, tôi tìm đến bản Tả Xin Chải, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu (trước đây bản thuộc xã San Thàng) các cao niên trong bản chỉ tới nhà nhiếp ảnh gia Lò Văn Chiến – Hội viên Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam. Tả Xin Chải được bao quanh bởi những hàng rào đá rất đẹp. Bởi thế vùng này được du khách gọi với cái tên khá mỹ miều - “phố đá”. Đặc biệt bà con nơi đây vẫn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống qua trang phục và nếp sinh hoạt thường ngày.

Bước vào nhà già Chiến, khi ông đang chăm chú bên máy tính cùng những tư liệu viết tay dang dở đang bày la liệt trên bàn. Bên ấm trà đặc quánh hương vị núi San Thàng, ông cười và “nhả” mấy câu thành ngữ Pú Nả: “Vứt được quần áo rách/ Không bỏ được anh em/ Mười nán nương không bằng một góc ruộng/ Suối không cá, ruộng không thóc…” (phóng viên).

Qua câu chuyện, được biết, ông học xong lớp 4 thì làm cán bộ xã, ông kinh qua nhiều vị trí công tác, cao nhất là Chủ tịch UBND huyện (huyện Phong Thổ cũ). Nhưng đi đâu, làm gì, những câu chuyện cổ dân tộc Pú Nả mẹ kể đêm hè, những tháng Giêng lễ hội truyền thống, cảnh trai gái xúng xinh trong lễ hội “Lồng tồng” (xuống đồng), những ngày xuân rực rỡ sắc màu truyền thống văn hóa Pú Nả, trong tiếng kèn pí kẻo của đám rước dâu; hay những đêm hương án nghi ngút nghe các thầy mo xin cầu… tất cả, chưa khi nào rời tâm trí ông.

Nhấp ngụm trà, già Chiến ngâm nga vài câu ca dao người Pú Nả, rồi ông vui mừng giới thiệu với chúng tôi gần 10 đầu sách về: tín ngưỡng, văn hóa, ẩm thực người Pú Nả được các nhà xuất bản Hội Nhà văn, Văn hóa Dân tộc ấn hành.

Đến nay, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lò Văn Chiến có gần mười đầu sách sưu tầm, sáng tác văn học nghệ thuật về dân tộc Pú Nả
Đến nay, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lò Văn Chiến có gần mười đầu sách sưu tầm, sáng tác văn học nghệ thuật về dân tộc Pú Nả

Để phục vụ cho công tác biên soạn, xuất bản các công trình văn hóa dân tộc Pú Nả. Từ năm 1999 dến 2015, ông đã 2 lần sang Hà Giang khảo cứu, tìm hiểu, văn hóa dân tộc Bố Y, nhờ các nhà chuyên môn của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đánh giá, kiểm chứng, để từ đó có những kết luận chuẩn xác, phục vụ cho công tác xuất bản.

Rồi ông giới thiệu những trang bản thảo bao năm ông dày công sưu tầm, sáng tác về văn hóa Pú Nả: “Thuở nhỏ theo cha đi nghe hát đêm khắp bản này, mường kia. Có những cuộc hát được “thi triển” thâu đêm suốt sáng, bản nào có người ca hay, hát giỏi thì hãnh diện lắm. Cũng chính từ những cuộc hát đối mà nhiều đôi nên duyên, cha mẹ tôi cũng thành đôi từ những lần hát như thế…” - ông Chiến kể.

Nhìn ông nâng niu những những “đứa con tinh thần” mà bao năm ông chăm chút, phải là người tâm huyết, có một tình yêu rất đặc biệt với văn hoá Pú Nả mới cho ra đời những tác phẩm như: “Từ vựng Pú Nả - Việt ở vùng Tam Đường Lai Châu, Thơ dân ca Pú Nả, song ngữ, dân ca trong lễ cưới, Thơ dân ca giao duyên Pú Nả, Then của người Pú Nả Lai Châu, Văn hóa ẩm thực của người Pú Nả…”.

Hành trình bảo tồn văn hóa Pú Nả

Người dân Phong Thổ cũ vẫn nhắc chuyện thời trước, ngày cuối tuần lại thấy ông chủ tịch huyện lóc cóc chiếc xe đạp vào bản, chụp ảnh, ghi ghi chép chép cái gì đó. Năm 2000, ông nghỉ hưu, ông có nhiều thời gian hơn dành cho công việc tâm huyết bấy lâu. Già Chiến chia sẻ: “Mỗi lần về bản lại buồn, thấy ngày lễ hội trẻ em, phụ nữ mặc trang phục truyền thống ít hơn, số người biết hát dân ca ngày một thưa, phần lớn không thuộc lời, hoặc không thích hát”. Chính vì điều đó càng thôi thúc ông phải tranh thủ gặp các “bảo tàng sống”ghi chép ngay những giá trị văn hóa phi vật thể để lưu giữ lại cho con cháu.

Bằng tình yêu với văn hóa Pú Nả, ông đã “thổi” lên ngọn lửa yêu nghệ thuật đến với bà con bản Giáy, Tả Xin Chải. Năm 2020, ông Chiến đã tập hợp được hơn 30 thành viên là những người đam mê, cùng say, yêu văn hóa nghệ thuật Pú Nả, gồm các nhóm bảo tồn như: Dân ca dân vũ; dệt thổ cẩm, sưu tầm các cổ vật Pú Nả; theo kế hoạch, khi được chính quyền cho phép sẽ trưng bày các hiện vật tại nhà văn hóa bản.

Với ông Lò Văn Chiến, 82 tuổi (áo đen), bản Tả Xín Chải, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, xem việc gìn giữ bảo tồn văn hoá người Pú Nả Lai Châu là duyên phận trách nhiệm
Với ông Lò Văn Chiến, việc gìn giữ bảo tồn văn hoá người Pú Nả Lai Châu là duyên phận và trách nhiệm

Chị Trần Thị Phấy, dân tộc Giáy, thuộc nhóm dân ca dân vũ của Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn văn hóa dân tộc Pú Nả cho biết: “Bà con ai cũng yêu văn hoá văn nghệ, chúng tôi là thế hệ trẻ, nhờ có già Chiến mới rõ nguồn gốc văn hóa dân tộc mình. Qua những cuốn sách về dân ca người Pú Nả, từ vựng, thơ song ngữ, văn hoá ẩm thực… của già Chiến mà nhiều anh chị em đã thuộc dân ca Pú Nả, biết về nghệ thuật hát đối, biết những câu chuyện dân gian, những luật tục trong tang ma, lễ cưới cần phải gìn giữ bảo tồn, để bản sắc dân tộc mình, không bị mai một…”.

Năm 2021, già Chiến cũng với các thành viên chủ chốt của bản đã hoàn thiện hồ sơ xin thành lập CLB bảo tồn văn hóa dân tộc Pú Nả bản Tả Xin Chải. Hiện hồ sơ, thủ tục xin thành lập CLB đã hoàn tất và đang chờ cấp có thẩm quyền công nhận.

Về bản tìm tư liệu, nghiên cứu văn hoá, chụp ảnh là niềm đam mê với Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lò Văn Chiến (áo đen)
Về bản tìm tư liệu, nghiên cứu văn hoá, chụp ảnh là niềm đam mê với Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lò Văn Chiến (áo đen)

Ngày ngày, ông vẫn đều đặn đến thăm CLB bảo tồn văn hoá Pú Nả, ông say sưa chỉ bảo từng động tác, nhịp điệu, trang phục của mỗi bài dân ca, điệu múa. Anh Lù Văn Quải, thành viên CLB vui vẻ: “nhờ có ông Chiến, bà con Pú Nả thêm yêu bản mình, qua đó thắt chặt, vun đắp tình đoàn kết cộng đồng”.

Nhà văn Đỗ Thị Tấc - Nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lai Châu cho biết: “Nghệ sỹ Lò Văn Chiến là người Lai Châu duy nhất dành nhiều tâm huyết trong việc giữ gìn truyền thống văn hoá Pú Nả. ông Chiến không chỉ yêu văn hóa Pú Nả mà ông là người nghiên cứu văn hóa Pú Nả rất trách nhiệm, toàn bộ thời gian và sức lực cuối đời bác dành trọn cho công tác bảo tồn văn hóa Pú Nả. Đặc biệt là công tác tuyên truyền văn hóa Pú Nả qua thơ song ngữ, qua nhiếp ảnh”.

Chia tay ông, chia tay bà con người Giáy Tả Xín Chải khi hoàng hôn treo đỉnh núi. Chúng tôi nhìn sâu vào ánh mắt người già, ở cái tuổi bách niên, đôi mắt ấy vẫn ngời sáng mộc mạc như những trang sách, những con chữ, nơi ấy là cả một kho tàng văn hóa địa phương cần được gìn giữ... 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.