Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nguồn nước và sự phát triển vùng DTTS và miền núi: Thách thức trước biến đổi khí hậu (Bài 1)

Khánh Thi -CĐ - 11:03, 28/07/2021

Vùng đồng bào DTTS và miền núi thường xuyên đối mặt với các thiệt hại và rủi ro thiên tai liên quan đến nước, trong đó có các loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm như: lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối… Do biến đổi khí hậu, các rủi ro thiên tai liên quan đến nước sẽ ngày càng gia tăng, tác động bất lợi đến mọi mặt của hoạt động kinh tế, dân sinh. Đây là thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của vùng DTTS và miền núi nói riêng, cả nước nói chung.

Nước sinh hoạt đang là nhu cầu bức thiết ở nhiều địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi (Ảnh minh họa)
Nước sinh hoạt đang là nhu cầu bức thiết ở nhiều địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi (Ảnh minh họa)

Lâu nay, nhiều địa bàn trên cả nước, chủ yếu thuộc vùng DTTS và miền núi, không cân đối được nguồn nước tại chỗ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống dân sinh. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư cho mục tiêu bảo đảm nguồn nước, nhất là nước sinh hoạt, không hề nhỏ.

Thách thức giải quyết nước sinh hoạt

Vàng Ma Chải là xã khó khăn của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Trong nhiều cái khó của xã, thì tình trạng thiếu nước sinh hoạt là bức bách nhất; tập trung ở 2 bản Tả Phùng và Tả Ô, nơi sinh sống của gần 200 hộ dân, chủ yếu là đồng bào DTTS.

Do nằm trên núi cao, xa nguồn nước nên dù đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ cấp nước sinh hoạt cho người nhưng đến nay, người dân ở 2 bản Tả Phùng và Tả Ô vẫn “khát”. Một năm có 12 tháng, thì người dân ở 2 bản này chỉ có nước sinh hoạt trong khoảng 3 tháng, ấy là vào mùa mưa.

Giai đoạn 2012 – 2020, thực hiện chính sách tại các Quyết định: 755/QĐ-TTg, 29/2013/QĐ-TTg, 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hàng trăm nghìn hộ đồng bào DTTS và hộ nghèo ở xã, thôn, bản ĐBKK đã được hỗ trợ nước sinh hoạt. Trong đó, đã xây dựng được 476 công trình nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ nước phân tán cho 249.251 hộ theo Quyết định 755/QĐ-TTg và Quyết định 29/2013/QĐ-TTg. Giai đoạn 2016 – 2020, thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg, có 313.256 hộ có nhu cầu hỗ trợ; nhưng đến cuối năm 2020, vùng DTTS và miền núi vẫn còn 223.449 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Theo ông Chẻo Lao U, Phó Chủ tịch UBND xã Vàng Ma Chải, trước đây, xã đầu tư đường ống dẫn nước từ bản Nhóm 1 về bản Tả Phùng, nhưng nước về không thường xuyên. Nước chỉ về một lượng rất nhỏ ở đầu bản, còn từ giữa bản đến cuối bản là không còn nước.

Ngoài xã Vàng Ma Chải, trên địa bàn huyện Phong Thổ còn có xã Mù Sang, cũng được đánh giá là địa bàn khó khăn về nước sinh hoạt. Mặc dù đã được đầu tư các công trình nước sinh hoạt, cả tập trung lẫn phân tán, nhưng tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng hơn trước tác động của biến đổi khí hậu.

Được biết, năm 2020, xã Mù Sang đã được huyện Phong Thổ đầu tư dự án cấp nước sinh hoạt cho 5 bản (cấp téc, xây dựng hệ thống nước sạch bằng đồng hồ để điều tiết, duy trì lượng nước). Dù vậy, dự án vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết của bà con; bởi từ tháng 3 – 5, nguồn nước trở nên khan hiếm.

Mới đây, tỉnh Lai Châu đã quyết định đầu tư công trình cấp nước tại xã Mù Sang (12,5 tỷ đồng) và xã Vàng Ma Chải (10,8 tỷ đồng) để cấp nước sinh hoạt cho hơn 800 hộ của 2 xã. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của chính quyền địa phương, 2 công trình này, khi được đưa vào sử dụng trong thời gian tới cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tối thiểu của người dân.

Tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng xảy ra ở nhiều địa bàn thuộc vùng DTTS và miền núi. Theo báo cáo số 732/BC-UBDT ngày 10/6/2021 về “Tổng kết Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020” của Ủy ban Dân tộc, toàn vùng vẫn còn 223.449 hộ thiếu nước sinh hoạt. Còn nếu tính yếu tố thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh, vùng DTTS và miền núi có khoảng 626.567 hộ; trong đó có 363.338 hộ là đồng bào DTTS.

Thách thức từ biến đổi khí hậu

Thực trạng thiếu nước sinh hoạt, là một rào cản cho sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi; đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ trong kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước để giải quyết nhu cầu bức thiết này cho người dân.

Bởi thực tế, những năm qua, hàng nghìn tỷ đồng từ ngân sách đã bố trí cho các chương trình, dự án để đầu tư, hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhưng “cơn khát” nước sinh hoạt vẫn còn dai dẳng, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thiếu nước sinh hoạt, nước sinh hoạt không hợp vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân vùng đồng bào DTTS, nhất là trẻ nhỏ
Thiếu nước sinh hoạt, nước sinh hoạt không hợp vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân vùng đồng bào DTTS, nhất là trẻ nhỏ

Theo dự thảo Đề án “An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị trình Quốc hội hóa XV, cả nước hiện có 16.573 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đã được đầu tư. Cùng với đó là 7.342 đập, hồ chứa thủy lợi, 291.013 km kênh mương các loại,… 

Vậy nhưng, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh cuối năm 2020 mới đạt khoảng 88,5%. Đó là chưa kể số hộ còn thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, như ở hai xã Mù Sang, Vàng Ma Chải của huyện Phong Thổ đã nêu trên.

Vùng miền núi phía Bắc thường xảy ra các đợt khô hạn kéo dài và mưa tập trung với cường suất lớn dẫn đến lũ quét, lũ ống và sạt lở đất nguy hiểm. Do đó phải chú trọng đầu tư xây dựng các công trình và giải pháp tích trữ nước, cấp nước sinh hoạt cho các vùng sâu, vùng cao khan hiếm nước.

Ông Nguyễn Hoàng HiệpThứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tại Phiên họp thẩm tra kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức ngày 6/7/2021, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải cho biết, thời gian qua, ngân sách nhà nước đã bố trí để hỗ trợ, giải quyết nước sinh hoạt cho hàng chục nghìn hộ đồng bào DTTS cư trú ở những địa bàn khó khăn về nguồn nước. Ngoài ra, các chương trình, dự án khác đã xây dựng và nâng cấp hơn 16.300 công trình nước sạch.

Tuy nhiên, chính sách về nước sạch sinh hoạt cần tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới vì số hộ thiếu nước sinh hoạt vẫn còn tương đối lớn. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, với tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng sụt giảm nguồn nước đã được dự báo.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, đến năm 2030, dưới tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, sẽ có 05 lưu vực sông lớn của Việt Nam phải đối mặt với mức độ căng thẳng về nước, 02 lưu vực rơi vào tình trạng căng thẳng nước trầm trọng. 

Bên cạnh đó, nguồn nước phân bố không đồng đều trong lãnh thổ dẫn đến tình trạng căng thẳng về nước theo mùa với sự bất cân đối giữa cung, cầu và có xu hướng gia tăng làm cho công tác điều phối, phân bổ nguồn nước rất khó khăn.

Trong khi đó, mặc dù có hệ thống sông suối dày đặc nhưng Việt Nam không phải là một quốc gia dồi dào về nước; hơn nữa nguồn nước phân bố không đều theo thời gian và không gian. Đáng chú ý, ở khu vực miền núi thường xuyên không có nguồn nước dự trữ, nhất là nguồn nước ngầm. Đây là một phần nguyên cớ dẫn đến các loại hình thiên tai đặc thù như lũ quét, sạt lở đất,… ở khu vực này.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong kỳ tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.