Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Việt xa xứ và tình yêu tiếng mẹ đẻ

Duy Ly - 17:33, 15/07/2021

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài dù bận rộn với cuộc sống nơi xứ người, nhưng họ vẫn không quên nguồn cội của mình. Người Việt có những cách để thể hiện tình yêu quê hương, để gìn giữ “chất Việt” trong mình, một trong những hoạt động đó là dạy và giới thiệu Tiếng Việt rất ấn tượng.

Mỹ Linh (đeo kính, thứ hai từ phải qua) cầm sơ đồ giới thiệu về Việt Nam cùng các bạn quốc tế
Mỹ Linh (đeo kính, thứ hai từ phải qua) cầm sơ đồ giới thiệu về Việt Nam cùng các bạn quốc tế

Tiếng Việt - thẻ “căn cước” của người Việt

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) ngày càng  gia tăng về số lượng và mở rộng hơn về địa bàn. Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về NVNONN (Bộ Ngoại giao), từ 4,5 triệu người ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2015, đến nay cộng đồng NVNONN có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là ở các nước phát triển.

Mỹ là quốc gia có đông người Việt sinh sống nhất (hơn 2 triệu người), còn lại, người Việt Nam sinh sống rải rác ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Với những nơi tập trung đông người Việt, khả năng sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng sẽ cao hơn so với những nơi thưa người hơn. Tuy nhiên, dù ở bất cứ nơi đâu, dù điều kiện và tần suất sử dụng khác nhau, thì tấm “căn cước” này vẫn luôn được người Việt mang theo để định danh và nhắc nhở về nguồn gốc của mình.

Bạn Đỗ Mỹ Linh, 25 tuổi, người Việt định cư tại Canada chia sẻ: “Mình sang đây học tập và làm việc đã được 5 năm, vì có người nhà sinh sống tại đây nên mọi thứ cũng dễ dàng hơn. Khi học tập và làm việc mình sử dụng tiếng Anh là chủ yếu, còn thời gian sinh hoạt trong gia đình mình vẫn dùng tiếng Việt. Mình rất yêu tiếng Việt, mình đã từng làm gia sư tiếng Việt cho một số bạn nước ngoài. Ngoài ra khi học trên trường, mỗi khi có môn học nào đó nói về quê hương, mình đều hào hứng chia sẻ về đất nước mình”.

Linh chia sẻ thêm rằng, hai người cháu họ của cô sinh ra và lớn lên tại Canada, tuy nhiên cả hai bạn đều nói tiếng Việt khá sõi, bởi hầu hết thời gian ở nhà cha mẹ của chúng đều sử dụng tiếng Việt. Linh cho rằng, yếu tố gia đình là then chốt trong việc lưu giữ ngôn ngữ mẹ đẻ, bởi ngoại trừ việc học tập bắt buộc bằng tiếng bản xứ, môi trường gia đình là nơi gần gũi nhất còn lại để các bạn nhỏ có thể được học tiếng Việt.

Mỹ Linh (áo trắng chấm đen đứng giữa) và các bạn tại trường đại học
Mỹ Linh (áo trắng chấm đen đứng giữa) và các bạn tại trường đại học

Những mô hình “yêu ngôn ngữ”

Người Việt ở khắp nơi trên thế giới đã và đang có những dự án, những mô hình để thúc đẩy việc dạy và học tiếng Việt. Mới đây nhất là dự án “Tiệm mọt” của cô gái trẻ Quỳnh Hạnh đến từ Phần Lan và các bạn cộng tác viên là người Việt ở nhiều nước tại châu Âu. Đây là dự án về tủ sách tiếng Việt dành cho người Việt ở nước ngoài.

Sinh sống và làm việc tại Phần Lan đã 2 năm, nhưng nỗi nhớ nhà chưa từng vơi đi trong trái tim của Quỳnh Hạnh. Sau khi sinh con, mong mỏi giữ cho con ngôn ngữ mẹ đẻ và nỗi trăn trở khi thấy nhiều người xa quê khó để tìm mua sách của đất nước mình, Hạnh quyết định thành lập tiệm sách tiếng Việt mang tên Tiệm Mọt. Dù mới thành lập từ cuối năm 2020, nhưng dự án đầy ý nghĩa này đã có những thành công nhất định với trụ sở chính ở Phần Lan và 3 chi nhánh của tiệm ở Pháp, Thụy Điển và Na Uy.

Tiệm Mọt luôn đặt ra những tiêu chí cho sách của mình về nguồn sách, nội dung, hình thức. Sách của tiệm luôn được lấy từ các nhà xuất bản uy tín, lựa chọn ra các đầu sách được đánh giá cao, nhiều người đọc để giới thiệu với cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Bên cạnh đó, sách của tiệm còn phải có hình thức đẹp và quá trình bảo quản, vận chuyển luôn được bảo đảm.

Khác với Quỳnh Hạnh, anh Nguyễn Thế Dương, người Việt tại Australia lại thành lập trường “Yêu Tiếng Việt”. Đây là trường học Online (trực tuyến) tại Australia, tiền thân nó là một mô hình câu lạc bộ đọc sách cho trẻ em người Việt. Hiện tại, Yêu Tiếng Việt đã có một bộ giáo trình riêng, đó là bộ giáo trình “Tiếng Việt của em” do chính anh Dương cùng hai đồng nghiệp biên soạn, do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia ấn hành vào năm 2019. Trường Yêu Tiếng Việt đang mở các lớp học tiếng Việt trực tuyến cho trẻ em qua công cụ Zoom ở cả 3 trình độ tiếng Việt là Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp.

Hiện tại, Yêu Tiếng Việt có 150 học sinh đến từ 15 quốc gia trên thế giới trong đó có Úc, Pháp, New Zealand, Đức, Nhật, Mỹ, Canada, Hà Lan, Hàn Quốc... “Ngoài ra, chúng tôi tổ chức rất nhiều hoạt động trao đổi văn hóa nhằm quảng bá rộng rãi tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, cũng như nâng cao vị thế của tiếng Việt trên trường quốc tế”, anh Dương chia sẻ.

Còn tại Ba Lan, có một trường học mang tên “Trường tiếng Việt Lạc Long Quân”. Đây là một trong những trường tiếng Việt đi đầu và hoạt động bài bản tại Ba Lan, cũng như khu vực Đông Âu.

Bà Nguyễn Việt Triều, Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Ba Lan cho biết, trường được thành lập năm 1999, xuất phát từ nguyện vọng con em sinh ra và lớn lên ở Ba Lan được học tiếng Việt, hiểu biết tiếng mẹ đẻ và giữ gìn văn hóa Việt Nam của một số phụ huynh. Từ buổi đầu thành lập, trường chỉ có khoảng vài chục học sinh, đến nay, mỗi năm đã có khoảng 180 học sinh người Việt, trong độ tuổi 6 - 14 tham gia học tiếng Việt.

Một cuốn sách của Tiệm Mọt
Một cuốn sách của Tiệm Mọt

“Nhà trường đã có được một đội ngũ giáo viên và Ban lãnh đạo nhiệt tình, tâm huyết trong công việc, có kinh nghiệm tổ chức, quản lý việc dạy và học tiếng Việt. Nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giáo dục thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, các phụ huynh, các tổ chức Hội đoàn, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan luôn tạo điều kiện giữ gìn tiếng Việt, bảo tồn bản sắc văn hóa Việt nơi xa xứ,” bà Nguyễn Việt Triều chia sẻ.

Có thể nói, với những người Việt sinh sống tại nước ngoài, tiếng Việt chính là hồn cốt, là niềm tự hào dân tộc, là điểm tựa vững chắc trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống. Vì vậy, rất cần nhiều hơn những mô hình tương tự để góp phần gìn giữ và truyền dạy, để tiếng Việt được phổ biến sâu rộng hơn, để thế hệ sau sớm được tiếp cận tiếng Việt song song với tiếng bản xứ, để tiếng Việt sống mãi về sau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Sức khỏe - Hoàng Minh - 11:51, 15/05/2024
Mỗi dịp hè về, thời tiết nóng nực khiến chúng ta dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong đông y, một số loại nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp chúng ta giải quyết được tình trạng này.
Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Xã hội - Minh Thu - 10:38, 15/05/2024
Sau gần 6 năm chiến đấu ở chiến trường K (Campuchia), ông Huỳnh Tấn Hùng (SN 1962) trở về quê hương ở thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam lập nghiệp. Trong hành trang trở về, ông Hùng luôn tâm niệm rằng, là bộ đội Cụ Hồ thì phải biết vượt qua khó khăn, giúp đời, giúp người.
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Xã hội - Hoàng Thùy - 10:20, 15/05/2024
Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 10:16, 15/05/2024
Chạm trán nhau trong trận đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, cả Man City và Tottenham đều có những mục tiêu quan trọng cần hướng đến. Thế nhưng, chỉ có Man City hoàn thành mục tiêu của mình với 3 điểm giành được và tiến sát tới chức vô địch mùa giải năm nay.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 22:47, 14/05/2024
Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 21:25, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:23, 14/05/2024
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.