Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghịch lý chống tảo hôn ở Kỳ Sơn: Càng chống càng tăng!

Việt Thắng - Khánh An - 01:13, 08/05/2023

Gần 200 người dưới 18 tuổi kết hôn mỗi năm, trong đó có nhiều cháu mới 13, 14 tuổi là thực trạng đáng buồn ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Dù tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có cả một đề án chống tảo hôn, nhưng nghịch lý là tình trạng tảo hôn “năm sau cao hơn năm trước”.

Giáo viên, bộ đội biên phòng đến từng nhà tuyên truyền học sinh không tảo hôn, động viên các em tiếp tục đến trường
Giáo viên, Bộ đội Biên phòng đến từng nhà tuyên truyền học sinh không tảo hôn, động viên các em tiếp tục đến trường

Vợ chồng cùng đến lớp

Tại xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn), Lầu Y D. vừa hết tuổi 13 sang 14 và mới là học sinh lớp 8. Thế là đầu năm vừa rồi, D đã làm lễ cưới để thành vợ người ta. Chồng D. không ai xa lạ, mà chính là bạn học cùng trường, trên D. một lớp và cũng chỉ mới 15 tuổi. 

Sau khi làm lễ cưới theo phong tục của người Mông, vợ chồng D. may mắn được gia đình cho tiếp tục đến trường, không như nhiều cháu khác, phải nghỉ học luôn. Là cô dâu đi học nhưng D. không hề tỏ ra e ngại trước mọi người. Em hồn nhiên nói: “Lớp có ba bạn cưới chồng cùng đợt với em mà”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì Trường THCS bán trú Mường Lống có gần 350 học sinh. Sau kỳ nghỉ Tết vừa rồi, có đến 22 học sinh làm đám cưới, trong đó có 15 em bỏ học vì đã lấy vợ, lấy chồng. Và, rất đáng lo là có những em mới sinh năm 2010 cũng đã thành cô dâu, lúc cưới chưa đầy 13 tuổi.

Lớp 8B do thầy Hờ Bá Tu làm Chủ nhiệm có 39 học sinh, sau Tết vừa rồi đã giảm đi 5 em, mà lý do là lấy vợ, lấy chồng. Nhắc đến tình trạng tảo hôn ở đây, thầy Tu buồn bã: “Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết, chúng tôi lại phải đến tận nhà từng học sinh để vận động các em khoan hãy lấy vợ lấy chồng. Nhiều bản ở xa trung tâm xã, việc đi lại vận động rất vất vả nhưng chúng tôi vẫn không nản, thế mà gần như không thể thay đổi được quyết định của các em”.

Cũng theo thầy Tu, người Mông quan niệm, kết hôn sớm sẽ có thêm thành viên để tăng thêm lao động. Nhưng bây giờ lại có hiện tượng là các em thích nhau, về bắt buộc bố mẹ phải làm đám cưới. Khi đã thích nhau, học sinh nam đã “bắt vợ” thì coi như chuyện đã rồi. Mà phong tục của người Mông, là sau 3 ngày ở nhà trai, nếu “cô dâu” không phản đối thì đám cưới sẽ được cử hành tại 2 bên gia đình, sau đó cặp “vợ chồng” về chung sống với nhau. Có trường hợp bị bố mẹ từ chối, thì những cặp tảo hôn này dọa ăn lá ngón tự tử và ở xã này đã từng xảy ra những trường hợp như vậy, khiến bố mẹ không dám ngăn cản.

Lãnh đạo nhà trường, cũng như các thầy cô giáo Trường THCS bán trú Mường Lống đã tìm đủ mọi cách để ngăn chặn nạn tảo hôn, thậm chí phải “cầu cứu” chính quyền bằng văn bản. Thế nhưng, cứ mỗi mùa nghỉ Tết, thầy cô lại thêm một mùa buồn, bất lực vì thêm nhiều học trò đã “thành vợ thành chồng”.

Sau mỗi dịp nghỉ Tết, giáo viên lại vào bản vận động học sinh
Sau mỗi dịp nghỉ Tết, giáo viên lại vào bản vận động học sinh

Càng chống, càng tăng

Quý I vừa qua, toàn huyện Kỳ Sơn có 154 học sinh bỏ học. Đáng buồn. Nhưng buồn hơn là trong số đó có đến 60 em bỏ học để… kết hôn. Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú THCS Huồi Tụ thành thật: “Sau dịp nghỉ Tết vừa rồi, trường tôi có 16 học sinh nghỉ học, trong đó có 9 em lấy chồng, lấy vợ. Tình trạng học sinh nghỉ học để đi lấy chồng, lấy vợ đã diễn ra từ lâu, năm nào cũng có nhưng năm nay nhiều hơn các năm trước”.

Theo thống kê chưa đầy đủ của cơ quan chức năng, thì năm 2019, huyện Kỳ Sơn có 145 trường hợp tảo hôn, năm 2020 là 189 trường hợp và năm 2021 là 182 trường hợp. Nhiều biện pháp đã được huyện triển khai để giảm tình trạng tảo hôn như: Tuyên truyền, yêu cầu ký cam kết, xây dựng các mô hình phòng chống tảo hôn…. 

Đặc biệt, năm 2021, huyện còn ban hành kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, cuộc chiến chống tảo hôn ở huyện vùng cao này vẫn còn rất gian nan, số lượng tảo hôn dường như chưa hề có dấu hiệu giảm.

Huyện Kỳ Sơn đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền chống tảo hôn
Huyện Kỳ Sơn đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền chống tảo hôn

Trước đó, năm 2015, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Đề án chống tảo hôn, thực hiện đến năm 2020 và sau đó là đề án nối tiếp đến năm 2025, với nhiều giải pháp đã được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa Ban Dân tộc, Hội Phụ nữ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội… Thế nhưng, tình trạng tảo hôn vẫn còn rất nhức nhối. 

Ông Vi Mỹ Sơn - Phó ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cho biết, mặc dù Luật Hình sự quy định hành vi giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi bị xử lý hình sự, tuy thế, việc xử lý theo luật vẫn chưa thực hiện được. Nguyên nhân chính của tảo hôn là do tập quán, nhận thức. Theo ông Sơn, thời gian tới, cùng với việc tuyên truyền, chính quyền địa phương cần chỉ đạo cơ quan Công an xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự một vài trường hợp tảo hôn nhằm răn đe.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Phòng Tư pháp huyện Kỳ Sơn, cho biết, huyện đã tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết, sau tuyên truyền đã yêu cầu người dân ký cam kết. Tại trường học, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 cũng được tuyên truyền, ký cam kết không tảo hôn. Thế nhưng, ký vẫn ký mà nhiều trường hợp vẫn vi phạm. 

“Chúng tôi đã tham mưu cho chính quyền xử phạt hành chính đối với các trường hợp đã ký cam kết, nhưng không thực hiện nhằm tăng nặng tính răng đe giáo dục. Nậm Cắn được chọn xã đầu tiên tiến hành thí điểm việc xử phạt, sau đó sẽ tiến hành nhân rộng với hy vọng sẽ thay đổi dần nhận thức của người dân về tảo hôn”, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Sức khỏe - Hoàng Minh - 11:51, 15/05/2024
Mỗi dịp hè về, thời tiết nóng nực khiến chúng ta dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong đông y, một số loại nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp chúng ta giải quyết được tình trạng này.
Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Xã hội - Minh Thu - 10:38, 15/05/2024
Sau gần 6 năm chiến đấu ở chiến trường K (Campuchia), ông Huỳnh Tấn Hùng (SN 1962) trở về quê hương ở thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam lập nghiệp. Trong hành trang trở về, ông Hùng luôn tâm niệm rằng, là bộ đội Cụ Hồ thì phải biết vượt qua khó khăn, giúp đời, giúp người.
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Xã hội - Hoàng Thùy - 10:20, 15/05/2024
Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 10:16, 15/05/2024
Chạm trán nhau trong trận đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, cả Man City và Tottenham đều có những mục tiêu quan trọng cần hướng đến. Thế nhưng, chỉ có Man City hoàn thành mục tiêu của mình với 3 điểm giành được và tiến sát tới chức vô địch mùa giải năm nay.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 22:47, 14/05/2024
Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 21:25, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:23, 14/05/2024
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.