Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Nghệ thuật tranh bút lửa

Tiêu Dao - 23:03, 24/10/2023

Trên những phiến gỗ thông già, những nghệ sĩ tài hoa đã mang đến cho người xem những bức tranh trên gỗ. Nghệ thuật bút lửa dù mới phát triển ở Việt Nam nhưng chứa đựng nhiều sáng tạo nghệ thuật, khiến nhiều người phải trầm trồ.

Họa sĩ Nguyễn Khánh Hoàng chuyên vẽ tranh bút lửa ở chợ đêm Đà Lạt là một trong số họa sĩ ít ỏi còn lại gắn bó lâu năm với nghề.
Họa sĩ Nguyễn Khánh Hoàng chuyên vẽ tranh bút lửa ở chợ đêm Đà Lạt là một trong số họa sĩ ít ỏi còn lại gắn bó lâu năm với nghề.

Sự thăng trầm của lửa

Đà Lạt những ngày cuối Thu, trong hanh hao của gió và miên man của sương mỗi đêm còn quện lại mùi của lửa trên những phiến gỗ. Mùi thơm nhẹ của khói cháy lên trên gỗ bạch tùng, trên một số loại gỗ thơm cứ thoang thoảng trong ồn ã của phố thị du lịch. Chàng nghệ sĩ người Huế tên Nguyễn Khánh Hoàng (SN 1979, hiện trú tại Đà Lạt) mải mê lả lướt những đường bút lửa để tạo tác những đường nét họa tiết trên tấm gỗ. Hoàng cũng như một số họa sĩ khác đến với tranh bút lửa một cách tình cờ, cũng để mưu sinh. Nhưng như cái chất của người nghệ sĩ, tình yêu đến với lửa âm thầm tự lúc nào không hay, cứ nhẹ nhàng mà dồn lại, đầy lên trong tim và trong đôi tay.

Tranh bút lửa hay nghệ thuật khắc bút lửa du nhập vào Việt Nam khoảng 70 năm nay. Đà Lạt là nơi phát nguồn, tạo nên tiếng tăm cho loại hình nghệ thuật đầy kén chọn này. Người được xem là bậc thầy đầu tiên của nghệ thuật tranh bút lửa xứ này là ông Bùi Văn Dưỡng, từng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Ở Đà Lạt và cả cao nguyên Lâm Viên này có bạt ngàn thông, một loại nguyên liệu đặc trưng nhất để nghệ thuật bút lửa được cháy lên, trong đó có loại bạch tùng, một giống thông gỗ trắng rất tiện dụng để làm tranh bút lửa.

Mỗi nghệ sĩ với kỹ thuật của mình đều thích dùng những chiếc bút lửa do mình tự chế tác.
Mỗi nghệ sĩ với kỹ thuật của mình đều thích dùng những chiếc bút lửa do mình tự chế tác.

Chiếc bút lửa được bán trên thị trường rất nhiều loại, nhưng mỗi nghệ sĩ với kỹ thuật của mình lại thích dùng những chiếc bút lửa do mình tự chế tác hơn. Bút lửa là sợi dây dẫn điện nối cây bút có ngòi bằng đồng với nguồn điện từ chiếc ổn áp biến điện từ 220V sang 12V và tạo nên nhiệt độ, đốt cháy bề mặt gỗ để tạo đường nét. Nhiều người bảo, nghệ thuật tranh bút lửa là nghệ thuật chơi với lửa. Bởi người họa sĩ phải làm chủ được ngòi bút với sức nóng, nếu không chỉ cần một chút lơ là sơ sẩy, ngọn lửa sẽ phá hỏng cả bức tranh. Chính vì thế, người họa sĩ phải có kinh nghiệm, sự nhạy cảm, kỹ thuật và cả óc sáng tạo cùng đôi tay khéo léo, để làm sao cho ngòi bút đạt độ nóng như ý và lướt trên gỗ thông bằng những đường nét để tạo nên những hình khối, màu sắc đẹp.

Cái hay của người nghệ sĩ là nhấn nhá, điều chỉnh nhiệt độ, từ đó tạo ra nét đậm nhạt, độ nông sâu của vết cháy. Bàn tay khi thao tác với tranh phải thật sự khéo léo. Có được trình độ ấy không phải một sớm một chiều, ngoài năng khiếu thiên bẩm thì người nghệ sĩ phải có sức khỏe, đôi tay và con mắt tinh tế cùng thời gian luyện tập tính bằng nhiều năm.

Nghệ sĩ đang thao tác vẽ tranh bằng bút lửa
Nghệ sĩ đang thao tác vẽ tranh bằng bút lửa

Trong nghệ thuật bút lửa, không chỉ tại Đà Lạt mà ở nhiều nơi khác như Hà Nội, Huế, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh... thì đề tài sáng tác của tranh bút lửa khá đa dạng. Từ các bức vẽ thư pháp đến các chủ đề con người, phong cảnh, tôn giáo, đặc biệt là tranh chân dung được rất nhiều người ưa chuộng. Tranh bút lửa chỉ có màu tự nhiên của gỗ và màu nâu của gỗ cháy. Tuy nhiên nhờ những nét vẽ sắc sảo và sự phối màu hài hòa mà tranh vẫn rất thu hút; màu trắng sáng và hơi ngả vàng của gỗ cũng góp phần tạo nên sự độc đáo của tranh bút lửa. Dù không nhiều màu sắc nhưng mỗi họa tiết từ bức tranh bút lửa vẫn toát lên vẻ đẹp riêng.

Trong lặng lẽ hồi sinh

Dưới bàn tay tài hoa của nghệ sỹ, những đường nét dần hiện ra trên mặt gỗ một cách sống động, khắc họa nên những bức tranh tuyệt đẹp về phong cảnh, câu chữ và chân dung con người của thành phố mộng mơ. Được sáng tác bằng chất liệu độc đáo, đẹp mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế, tranh bút lửa từ lâu đã trở thành sản phẩm nghệ thuật hấp dẫn, mang đậm dấu ấn văn hóa của phố núi Đà Lạt. Nhưng rồi, một dạo nghệ thuật tranh bút lửa cũng thoái trào ở đây, nhất là trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn ra. Không có khách du lịch, sự bão hòa của những tác phẩm, sự thiếu sáng tạo của nhiều nghệ sĩ chỉ với một lối mòn nghệ thuật đã khiến tranh bút lửa không còn tạo được nét thu hút. Sau đó một số nghệ sĩ cũng bỏ nghề tìm cách khác mưu sinh, chỉ còn trụ lại chừng non chục người ngày ngày mắt cay vì mùi khói trên những bức tranh của mình.

Họa sĩ Nguyễn Khánh Hoàng và những tác phẩm tranh bút lửa của mình
Họa sĩ Nguyễn Khánh Hoàng và những tác phẩm tranh bút lửa của mình

Nghệ sĩ Huỳnh Vương, một họa sĩ nhiều năm đau đáu với nghề chia sẻ, đã có một thời tranh bút lửa ở Đà Lạt thịnh hành, được nhiều người yêu thích. Có thời điểm đội ngũ họa sĩ, nghệ nhân tranh bút lửa ở đây lên tới hàng trăm người, lập ra nhiều đội nhóm, hợp tác xã chuyên làm tranh. Sản phẩm không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn theo chân khách nước ngoài đi về những nơi xa. Nhưng rồi thế thời lại đến, khi những dòng tranh khác nổi lên theo thị hiếu, cộng với việc cạn kiệt về đề tài, ý tưởng đã khiến nghệ thuật tranh bút lửa chấp chới, lênh đênh. Sự cạnh tranh đã khiến nghệ sĩ bút lửa thưa vắng dần, Đà Lạt bây giờ những họa sĩ còn theo dòng tranh bút lửa đếm chưa hết mười đầu ngón tay, như họa sĩ Nguyễn Khánh Hoàng, họa sĩ Nguyễn Phi Anh, nghệ sĩ Huỳnh Vương... và họ cũng đang phải chật vật gắn bó với nghề.

Sản phẩm tranh bút lửa được du khách đi chợ đêm Đà Lạt yêu thích
Sản phẩm tranh bút lửa được du khách đi chợ đêm Đà Lạt yêu thích

Chàng họa sĩ Nguyễn Khánh Hoàng là một trong số ít những người còn nương lại với nghệ thuật bút lửa này. Như Hoàng bảo, bút lửa và tranh đã như định mệnh đời anh, gắn với anh không chỉ bằng số tiền ít ỏi kiếm được từ nghề vẽ, mà dầy dặn từng ngày là một tình yêu với nghệ thuật không thể nói bằng lời. Tối mùa Đông, chợ đêm Đà Lạt vẫn rực rỡ và sôi động như thế. Trong góc nhỏ của chợ đêm, người họa sĩ trẻ lặng lẽ, mê mải cầm bút lửa lướt nhanh trên tấm gỗ trắng mịn. Từ dòng điện, cây bút đỏ lựng lên đã vạch trên phiến gỗ những đường vân cháy sém. Một làn khói mỏng quyện với mùi thơm dịu bay lên và rồi những đường nét, hình khối dần hiện ra. Khi ngọn lửa của bút và ngọn lửa của tâm huyết được “thả” vào tranh, hòa quyện với nhau tạo nên những bức tranh tinh tế nhưng vẫn chân chất vô cùng. 

Những năm gần đây, dù gặp nhiều khó khăn nhưng dòng tranh bút lửa này vẫn như mạch ngầm bền bỉ "chảy", mà những người nghệ sĩ như Hoàng đang cố gắng thổi lên "ngọn lửa" nghệ thuật ấy trong thị hiếu của mọi người.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 1 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 3 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man City tiếp đón West Ham trên sân nhà Etihad. Với sự tỏa sáng của Foden, Man City chính thức có chức vô địch thứ 4 liên tiếp.
Bản sắc riêng trong Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

Bản sắc riêng trong Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

Sắc màu 54 - Lê Hường - Gia Nguyen - 5 giờ trước
Đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn nhiều lễ hội, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời quan trọng. Trong đó, Lễ cúng cầu mưa mang nét đẹp, bản sắc riêng mà người Ê Đê còn gìn giữ đến ngày nay.
Giải quyết việc làm cho người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

Giải quyết việc làm cho người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

Xã hội - Lê Hường - 5 giờ trước
Đồng hành, hỗ trợ người lầm lỗi sau khi chấp hành án phạt tù làm lại cuộc đời, Công an huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã sẻ chia, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời tạo sinh kế giúp họ ổn định cuộc sống.
Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Tin tức - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Vừa qua, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Bí thư Chi bộ (BTCB) thôn, tổ dân phố tiêu biểu năm 2024.
Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM) ở các huyện phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 ở Quảng Nam còn tương đối chậm. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát, báo cáo để có hướng chỉ đạo triển khai trong thời gian tới.