Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân Ưu tú Chu Thị Hồng Vân với chặng đường hơn 30 năm vì tiếng Then

Trí Phương - 05:08, 26/11/2023

Được gặp, tiếp xúc với thầy Then từ lúc nhỏ, bà Chu Thị Hồng Vân (sinh năm 1968), dân tộc Nùng, thôn Hố Cao, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) được thầy Then cho tiếp xúc với các nghi lễ làm Then cầu an, cầu phúc. 21 tuổi bà đã thành thục Then nghi lễ. Từ đó đến nay, bà đã có hơn 30 năm làm Then. Bà thường xuyên được mời làm lễ cầu phúc, cầu an cho bà con người Tày, Nùng trên địa bàn và các vùng lân cận.

Nghệ nhân Ưu tú Chu Thị Hồng Vân với cây đàn tính
Nghệ nhân Ưu tú Chu Thị Hồng Vân với cây đàn tính

Sinh ra trong gia đình nghèo, bố mất sớm nên cô bé Chu Thị Hồng Vân ngày ấy, chỉ được học hết lớp 2. Trong một lần được gặp, tiếp xúc thầy Then, Thầy nhìn thấy tố chất của cô bé Hồng Vân nên quyết định truyền dạy làm Then cho cô bé nhỏ tuổi này. Và từ đó Then đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của cô.

Năm 21 tuổi, Chu Thị Hồng Vân chính thức làm Then, mặc dù ít tuổi nhưng cô được đồng bào dân tộc Tày, Nùng khu vực Bắc Giang, Lạng Sơn và các tỉnh lân cận rất tin tưởng, mời đến thực hành các nghi lễ quan trọng của các gia đình như, về nhà mới, cưới hỏi, giải hạn, cúng mụ, sinh nhật... 

Đây là các nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng được truyền từ đời này sang đời khác.

Tại Bắc Giang, Then là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, lâu đời của người Tày, Nùng sinh sống ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang. Then được chia thành 2 loại là Then trong các nghi lễ và Then trong sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thường ngày. 

Chia sẻ về nghệ thuật Then, bà Vân cho biết, lời ca tiếng hát trong Nghi lễ Then thường kể về hành trình gian nan, vượt qua nhiều thử thách của một đội quân đầy dũng mãnh, quả cảm. Sau khi thầy Then soi hương xin phép thần thánh, tổ tiên sẽ hóa thân theo gió, mây cùng các binh lính lên đường. 

Qua mỗi chặng đường, thầy Then lại có những cung đàn, giọng hát khác nhau thể hiện sao cho phù hợp với từng tình huống gặp phải. Ví như, khi gặp thân phận khốn khó, éo le cần giúp đỡ, thì sử dụng giọng hát ngọt ngào, yêu thương, chứa chan tình cảm. Khi đi săn thú rừng thì âm vực mau lẹ, khỏe khoắn, hùng dũng. Khi cầu xin người lái đò vượt biển giọng hát lại tha thiết, níu kéo. Những khúc hát, lời ca của Then được chia thành từng đoạn, mỗi đoạn mang một tiêu đề.

“Việc sử dụng các đoạn then phụ thuộc vào nội dung, mục đích của lễ then mà gia chủ mời đến. Đồng bào quan niệm, lời ca tiếng hát Then sẽ đưa những nguyện ước của người dân đến các đấng thần linh, Phật Quan thế âm Bồ Tát, Ngọc Hoàng”, bà Vân chia sẻ thêm.

Nghi lễ Then giống một buổi sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, có ý nghĩa về mặt tinh thần đối với đồng bào dân tộc Nùng, Tày, Thái
Nghi lễ Then giống một buổi sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, có ý nghĩa về mặt tinh thần đối với đồng bào dân tộc Nùng, Tày, Thái

Dù nay tuổi đã cao, nhưng bà Vân vẫn giữ nguyên niềm đam mê với những làn điệu hát Then như lúc đôi mươi. Những ngón đàn của bà vẫn điêu luyện, khi cất lên đưa người nghe đến với cảnh sắc miền núi đẹp và cuốn hút. Để không mai một đi các làn điệu Then, hằng ngày bà Vân vẫn cặm cụi chép những bài Then theo trí nhớ; đến các bản xa để sưu tầm làn điệu Then đậm nét văn hoá dân gian của dân tộc Tày; Nùng. Từ đó, bà chỉnh sửa lời hát sao cho gọn gàng, dễ hiểu, truyền đạt cho lớp trẻ.

Anh Nông Văn Cỏ, một trong những học trò được bà Vân truyền dạy bao năm nay cho biết: “Do Nghi lễ Then gắn với nghi lễ cúng tế, đậm màu sắc tín ngưỡng, là tổng hòa các loại hình nghệ thuật nhạc, hát, múa, trò diễn… mỗi thầy Then sở hữu những bản hát Then riêng biệt nên việc truyền dạy không hề dễ. Bà Vân đã dạy và truyền đạt rất tâm huyết, nhiệt tình giúp cho chúng tôi thêm yêu và gắn bó hơn với làn điệu Then, nghi lễ Then của dân tộc mình”.

Dù nay tuổi đã cao, nhưng bà Vân vẫn giữ nguyên niềm đam mê với những làn điệu hát Then như lúc đôi mươi.
Dù nay tuổi đã cao, nhưng bà Vân vẫn giữ nguyên niềm đam mê với những làn điệu hát Then như lúc đôi mươi.

Cuối năm 2019, “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bắc Giang vinh dự là một trong các tỉnh có Di sản văn hóa phi vật thể quý giá ấy. Qua đó, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi di sản của đồng bào được thế giới biết đến, vinh danh.

Với mong muốn truyền dạy và gìn giữ Nghi lễ Then, Nghệ nhân ưu tú Chu Thị Hồng Vân đã tham gia diễn cúng Then giúp địa phương giới thiệu văn hóa dân tộc, tại các buổi hội diễn, biểu dương của huyện, tỉnh. Năm 2023, UBND huyện Lạng Giang đã mời nghệ nhân Ưu tú Chu Thị Hồng Vân tham gia truyền dạy nghi lễ cúng Then được tổ chức tại xã Hương Sơn. Đây là một trong những nội dung triển khai Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

Sau lớp truyền dạy của nghệ nhân Hồng Vân, đã tạo thành một phong trào sôi nổi học hát Then ở xã Hương Sơn, xã cũng đã thành lập Câu lạc bộ hát Then để tập hợp những người yêu bộ môn này. 

“Tôi làm không chỉ vì thù lao mà cái chính là vì tình yêu với Then. Bây giờ tuy đã có tuổi, đi lại khó khăn, nhưng mỗi khi cầm cây đàn, miệng cất tiếng hát, làm các thủ tục nghi lễ với Then, tôi thấy mình như trẻ ra. Vì vậy, tôi còn sức thì vẫn còn làm và tiếp tục truyền dạy cho thế hệ đi sau  để góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc mình” , bà Vân nói.

Hiện nay bà Chu Thị Hồng Vân là người duy nhất của tỉnh Bắc Giang được phong tặng nghệ nhân Ưu tú ở lĩnh vực làm Then. Bên cạnh đó bà còn đạt nhiều giải thưởng  như: giải A Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính toàn quốc lần thứ II, IV, V. Giải Khuyến khích Liên hoan giọng hát hay dân ca các dân tộc trên sóng Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang năm 2005; Giải B tại Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VI năm 2008; Giải C Liên hoan Ca Múa Nhạc dân gian tỉnh Bắc Giang năm 2012,…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 7 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 7 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.