Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân A Jar- Người biên dịch hơn 30 bộ sử thi Tây Nguyên

Lê Trọng Sáng - 16:58, 30/11/2021

Những đêm Đông, bên bếp lửa trong nhà Rông giữa đại ngàn, tiếng h’mon (kể khan) của các già làng lúc thủ thỉ như lời tâm sự, lúc vút cao tận đỉnh Ngọc Linh, khi lại trầm hùng cuồn cuộn dữ dội như dòng Sê San. Với Nghệ nhân ưu tú A Jar- người giữ hồn sử thi Tây Nguyên thì hình ảnh người Anh hùng Đăm Giông của dân tộc Ba Na hay chàng Đăm Duông của dân tộc Xơ Đăng luôn hiện hữu và trường tồn với thời gian.

Dù ở tuổi 74, hằng ngày, Nghệ nhân ưu tú A Jar vẫn miệt mài làm việc, nghiên cứu
Dù ở tuổi 74, hằng ngày, Nghệ nhân ưu tú A Jar vẫn miệt mài làm việc, nghiên cứu

Lớn lên từ tình yêu của buôn làng và những đêm khan

74 năm về trước, cậu bé A Jar, người Tơ Đrá (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), cất tiếng khóc chào đời giữa đại ngàn Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Chưa đầy hai tuổi, cậu mồ côi mẹ. 5 năm sau, A Jar lại mất cha.

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu bé A Jar lớn lên bằng tình yêu của người dân trong làng, nhất là trong những đêm ngập tràn tiếng kể khan. A Jar rất chăm học, vì vậy cậu luôn tìm mọi cách để làm quen với con chữ. Năm 1974, ông tốt nghiệp Trường Quốc gia hành chính Sài Gòn. Ngoài thông thạo tiếng Kinh và tiếng Ba Na, ông còn biết tiếng Pháp - ngoại ngữ đầu tiên ông học ở Huế từ hồi lớp 6 và tiếng Anh, ông tự học thời trung học phổ thông.

Năm 1975, A Jar gặp gỡ và nên duyên cùng bà Y Pứk, sinh sống vài năm ở quê chồng - làng Kon Jong Kơtu (xã Ngọc Réo, huyện Đak Hà), theo phong tục, vợ chồng ông về quê vợ ở làng Plei Đồn, phường Quang Trung, TP. Kon Tum định cư từ đó tới nay.

Ông chia sẻ: “Cái chữ nó cứ luẩn quẩn trong đầu mình mãi nên chẳng có thời gian cầm cuốc cầm rựa”. Nói vậy nhưng lúc có thời gian ông vẫn cùng gia đình và bà con trong làng hăng say lao động sản xuất.

Rồi ông tới các thôn làng trong tỉnh sưu tầm các bản sử thi, truyện cổ, tục ngữ, câu đố của các dân tộc thiểu số, biên tập, hiệu đính thành văn bản gửi đăng các báo, tạp chí của Trung ương và địa phương. Kết hợp các chuyến đi đó, ông cùng các già làng, trưởng thôn và các trí thức người DTTS có uy tín để nói cho bà con hiểu rõ và làm theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Như cánh chim không mỏi

Ông A Jar bắt đầu dịch sử thi vào cuối những năm 1980. Đến năm 1994, ông có bài đăng báo đầu tiên, đó là một truyện cổ do ông ghi chép và dịch in trên Báo Kon Tum. Những năm sau đó, trên tờ báo địa phương này và một số báo về văn hóa thường xuất hiện cái tên A Jar dưới mỗi bài dịch với những câu chuyện, tục ngữ, lễ hội của người Ba Na, Xơ Đăng.

Năm 1998, ông A Jar được “tiến cử” với đoàn sưu tầm sử thi Tây Nguyên, nhận nhiệm vụ dịch những bộ sử thi Ba Na và Xơ Đăng ra tiếng phổ thông. Là người lâu nay vốn tâm huyết với mạch nguồn văn hóa dân tộc, lại có vốn tiếng Việt và vốn sống dày dặn, ông A Jar như cá gặp nước, hồ hởi bắt tay ngay vào việc gỡ băng cassette ghi âm lời nghệ nhân dân gian h’mon và dịch thành tiếng phổ thông đến quên cả đêm ngày.

Nghệ Nhân A Đăm Jar bên góc nghiên cứu và biên dịch sử thi Tây Nguyên
Nghệ Nhân A Đăm Jar bên góc nghiên cứu và biên dịch sử thi Tây Nguyên

Ông A Jar có khả năng dịch thuật từ các tiếng dân tộc như Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng sang tiếng phổ thông một cách chuẩn cả về nội dung và hình thức thể hiện. Không chỉ dịch theo văn bản ghi âm của người khác đem tới mà ông còn tự mình sưu tầm, ghi chép, tập hợp rồi dịch sang tiếng Việt.

Toàn bộ các bản dịch của ông đều có giá trị cao về văn hóa nói chung cũng như về văn học, nghệ thuật nói riêng, được tập hợp xuất bản thành sách hoặc gửi đăng báo, tạp chí trong nước và địa phương.

Đến nay, Nghệ nhân ưu tú A Jar đã hoàn thành việc biên dịch 30 bộ sử thi, mỗi bộ dày vài ba trăm trang. Không chỉ có thế, ông còn tham gia dạy tiếng Ba Na, Xơ Đăng cho cán bộ, công chức theo chủ trương của tỉnh. Ngoài ra, ông còn tích cực đi điền dã sưu tầm và thao thức viết khảo cứu về phong tục tập quán, về cảnh sắc, con người, về văn nghệ dân gian… nhằm giới thiệu nền văn hóa còn nhiều ẩn số của Tây Nguyên đến với công chúng.

Mỗi sớm mai, dưới hiên trước của căn nhà nhỏ nơi góc làng, người ta thường thấy  hình ảnh Nghệ nhân A Jar bên ly cà phê, tranh thủ chút thời gian thư giãn. Bởi lát nữa thôi, người nặng lòng với sử thi ấy lại cặm cụi bên bàn ghi ghi, chép chép...

Với những nỗ lực không ngừng, ông được Chủ tịch nước tặng Danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú năm 2019.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 14 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 14 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 14 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 14 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 14 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 15 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 15 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).