Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

“Mốc giới sống” bên dòng Nậm Cúm

Hà Minh Hưng - 17:06, 16/08/2021

Lai Châu có đường biên giới Việt - Trung dài trên 265 km, phần lớn nằm dọc theo các dãy núi cao, hiểm trở. Vì thế, việc quản lý, kiểm soát đường biên, mốc giới gặp không ít khó khăn. Suốt gần 40 năm qua, có một gia đình người Dao đã tình nguyện sát cánh với lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) bảo vệ, trông coi mốc giới. Đó là gia đình ông Lý A Nhị, nguyên Trưởng bản Hùng Pèng.

Kiểm tra mốc giới là công việc hàng ngày của người dân bản Hùng Phèng, xã Ma Ly Pho (Phong Thổ)
Kiểm tra mốc giới là công việc hàng ngày của người dân bản Hùng Phèng, xã Ma Ly Pho (Phong Thổ)

Bản Hùng Pèng, xã Ma Ly Pho (Phong Thổ) cách cửa khẩu Ma Lù Thàng gần 5 km, men theo suối Nậm Cúm. Nơi con suối chia dòng cũng là mốc giới phân định giữa nước ta và nước bạn (Trung Quốc). Bản Hùng Pèng có khoảng gần 50 nóc nhà, trên 170 nhân khẩu là người Dao. 

Biết có khách ghé thăm, ông Nhị đón chúng tôi bằng những cốc trà xanh mát ủ trong ấm tích. Thứ chè rừng này mới đầu nhấp có cảm giác ngai ngái, nhưng chỉ uống một lần sẽ nhớ mãi vị ngọt mát đườm đượm đầu lưỡi. 

Nhấp ngụm trà, ông bồi hồi: "Từ ngày cái chân biết đi rừng, biết lội suối bắt cá, mình chẳng bao giờ biết khóc. Vậy mà, hôm chia tay nơi ở cũ để lên Hùng Pèng, nước mắt tự dưng cứ lăn ra. Buồn thì không, nhưng thương vợ và con gái. Vợ khi ấy mới sinh con được 7 ngày".

Rồi ông Nhị dẫn chúng tôi đi thăm cột mốc chỉ cách nơi ngồi uống nước hơn 10m, ngay giữa sân nhà ông. Từ vị trí này phóng tầm mắt qua dòng Nậm Cúm là thấy rõ cảnh sinh hoạt của người dân nước bạn. Cột mốc 67 (2) được dân nơi đây gọi là cột mốc đôi, bởi cột mốc 67 (1) ở phía bên kia dòng Nậm Cúm, trên địa phận Trung Quốc.

Năm 1975, theo chủ trương giãn dân lên vùng biên giới lập bản, 30 hộ dân xã Ma Ly Pho đã chuyển đến nơi ở mới, lập nên bản Hùng Pèng. Ngày trước, Hùng Pèng là những bãi đất nương, bà con dựng lán trông giữ hoa màu khi vào kỳ thu hoạch. Hồi đó, nhiều người chưa hiểu được việc bảo vệ đường biên, mốc giới nên khi đi rừng kiếm củi, săn bắn đã vô ý làm hư hại, bong tróc, ảnh hưởng đến cột mốc, thậm chí còn tự ý qua lại biên giới.

Những năm đó, ông Nhị được bà con bầu làm Trưởng bản. Cứ tối đến, khi bà con đi nương về, ông lọ mọ đến từng nhà trò chuyện, vận động thực hiện nghiêm việc bảo vệ đường biên, mốc giới. "Khi làm Trưởng bản, trong các cuộc họp, ông Nhị luôn căn dặn bà con rằng cột mốc không chỉ đơn thuần là điểm đánh dấu, phân định ranh giới giữa các nước, mà còn là hình ảnh quốc gia. Không chỉ BĐBP, mỗi người dân Hùng Pèng cũng phải có trách nhiệm bảo vệ đường biên, mốc giới. Đến hôm nay, bà con vẫn chưa khi nào quên lời ông Nhị", Trưởng bản Hùng Pèng Lý Dâu Phùng tâm sự.

Trước đây, dọc đoạn biên giới dài 20 km này hầu như không có người ở, dù cột mốc đã dựng lên. Dân bản ở cách đó khá xa, nên việc bảo vệ biên giới rất khó khăn. Nhiều lần, người dân bên kia biên giới sang địa phận của ta, khai thác lâm thổ sản, săn bắt và xua trâu bò của họ sang chăn thả, phá hoại hoa màu trên nương của bà con. "Ngày trước, khi về nơi ở mới, nhiều người quen việc tự do vào rừng săn bắn, lấy gỗ. Nay khác xưa rồi, hộ nào muốn vào rừng lấy củi cũng phải tự giác báo với mình và Trưởng bản. Bà con đã coi việc bảo vệ biên cương là nhiệm vụ chung, ai cũng phải tham gia", ông Nhị tâm đắc.

Ông Lý A Nhị (người đứng lau cột mốc) và người dân bản Hùng Phèng, xã Ma Ly Pho (Phong Thổ) dọn vệ sinh, kiểm tra cột mốc 67 (2).
Ông Lý A Nhị (người đứng lau cột mốc) và người dân bản Hùng Phèng, xã Ma Ly Pho (Phong Thổ) dọn vệ sinh, kiểm tra cột mốc 67 (2).

Ông Nhị dẫn chứng mới đây, có nhóm người lạ vào bản Hùng Pèng. Ông Lý A Sử, nhà ở đầu bản, thấy lạ nên yêu cầu họ xuất trình giấy tờ, cũng như khai báo lịch trình di chuyển, rồi ông nhanh chóng báo ngay với Trưởng bản. Thì ra, họ là các hộ kinh doanh ở ngoài trung tâm huyện, vào bản thu mua nông sản. Việc nhỏ thôi nhưng cũng đủ thấy tinh thần cảnh giác an ninh, bảo đảm an toàn phòng chống dịch Covid -19 của dân Hùng Pèng như thế nào.

Đại tá Phan Hồng Minh, Chính ủy BĐBP tỉnh Lai Châu cho biết: Đến nay Lai Châu đã có hơn 200 nhóm hộ và tự quản tổ an ninh trật tự thôn bản của 23 xã biên giới. Phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự thôn bản, ở các xã biên giới cũng như nhận thức của người dân về quốc gia, quốc giới ngày càng chuyển biến rõ rệt và trở thành một một phong trào sâu rộng trong công tác “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”.

Chia tay bà con Hùng Phèng, chia tay ông già người Dao, chúng tôi không quên được câu nói chắc như gỗ lim, gỗ sến nơi rừng già: “Giờ thì già vui và yên cái bụng rồi. Cột mốc nay được chỉnh trang, tôn tạo to đẹp hơn, không như thời trước, mốc giới đơn giản chỉ là cái cây to, hòn đá. Ngày nào sức còn, tôi không cho phép mình sao nhãng công việc bảo vệ đường biên cột mốc. Sau này cái chân yếu, đã có con có cháu, có bà con dân bản thay mình trông giữ”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 6 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 6 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 7 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 7 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.