Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lá thư từ nơi cách ly của cô giáo tình nguyện

PV - 15:13, 24/03/2020

Cô giáo Hoàng Thị Ly Ly, sinh năm 1995, người huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, ba năm nay tình nguyện dạy tiếng Việt cho con em Việt kiều ở nước bạn Lào. Nay cô đang được cách ly phòng, chống Covid-19. Với đồng lương hằng tháng ở Lào chỉ bằng lương các giáo viên đồng lứa tuổi dạy trong nước, nhưng cô tự nguyện xin ủng hộ nửa tháng lương của mình cho cơ sở cách ly.

Cô giáo Hoàng Thị Ly Ly đang được bác sĩ đo thân nhiệt
Cô giáo Hoàng Thị Ly Ly đang được bác sĩ đo thân nhiệt

Sáng nay, cô giáo Ly Ly đã viết một lá thư kêu gọi các gia đình không nên tiếp tế đồ ăn cho người thân, con em mình đang ở khu cách ly, tránh tình trạng tụ tập đông người dẫn đến lây nhiễm chéo.

Trong thư có đoạn: “Cơ sở vật chất cũng như sự quan tâm, chăm sóc của các chiến sĩ, đội ngũ y tế rất chu đáo và đầy đủ. Vậy nên ba mẹ và người thân cũng đừng quá lo lắng, không cần thiết gửi tiếp tế vào đâu ạ”.

Cô Ly Ly cho biết, giữa tháng 3, cô cùng các giáo viên tình nguyện người Việt Nam ở tỉnh Savannakhet nhận được thông tin trường cho học sinh nghỉ học phòng, chống dịch, các giáo viên được phép về nước cho đến khi có thông báo đi học trở lại. Vì số lượng người qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo quá đông nên hôm ấy, mãi đến 2 giờ sáng, sau khi làm xong thủ tục kiểm tra sức khỏe, cô cùng các bạn nhận được phòng ở cách ly tại trụ sở cũ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. Dù đêm khuya nhưng các y, bác sĩ đón tiếp ân cần, chu đáo người về cách ly. Phòng của cô có bốn người, giường chiếu sạch sẽ, có đầy đủ phương tiện sinh hoạt, sách, báo, có wifi để đọc thông tin.

Lá thứ Hoàng Thị Ly Ly vừa viết gửi cho mọi người
Lá thứ Hoàng Thị Ly Ly vừa viết gửi cho mọi người

Ngày đầu tiên, cô và các bạn được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Sau đó, hôm nào cũng vậy, các y, bác sĩ lại đến kiểm tra sức khỏe từng người và đo thân nhiệt hai lần vào sáng và tối. Tại cơ sở cách ly, hiện có 251 người là các Việt kiều và người lao động từ Lào, Thái Lan về nước. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đang bảo đảm tất cả đều kiện tốt nhất cho những người đang cách ly, với khẩu phần ăn đến 57 nghìn đồng/người/ngày.

Mỗi ngày ở khu cách ly lại trôi qua, cô giáo rất an tâm khi tất cả mọi khâu từ bác sĩ chăm sóc, theo dõi sức khỏe, đến ba bữa ăn sáng, trưa và tối đều được hưởng chế độ miễn phí. Cô Ly Ly cho biết, thức ăn rất ngon và đầy đủ, có sáng thì ăn cháo bột nấu với vịt, sáng thì bánh ướt với thịt lợn, hôm khác nữa lại là món khác, các cấp dưỡng đổi món liên tục để người cách ly dễ ăn. Còn hai bữa chính của mỗi ngày thức ăn nhiều món và ngon nên ai cũng được ăn no, với khẩu phần gồm cơm, thịt heo luộc, thịt gà kho, cá kho, canh cải nấu tôm…

Chứng kiến mọi người được ăn uống, sinh hoạt miễn phí, Ly Ly cảm thấy băn khoăn vô cùng. Hai tuần cách ly, cơm, nước, mọi sinh hoạt đều có người phục vụ, vậy mình đã làm gì để đáng được hưởng đặc ân này. Trong lòng cô dấy lên suy nghĩ, mình tuổi trẻ, chưa làm gì được nhiều cho quê hương, đất nước, nay dịch đã xảy ra, trở về nước còn được đón tiếp, chăm sóc sức khỏe chu đáo, phục vụ miễn phí, vậy lấy kinh phí đâu để trang trải. Thời điểm này, nếu bao cấp cách ly thêm một người là thêm một phần gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Nghĩ vậy, cô Ly Ly tự nguyện gặp cán bộ phụ trách cơ sở cách ly xin được ủng hộ nửa tháng lương.

Cô Ly Ly chia sẻ, nửa tháng lương giáo viên của cô không nhiều nhưng ít ra cũng bù thêm một phần phí sinh hoạt cho một người trong thời gian cách ly. Mình đã đi làm, có lương và những người cách ly còn lại đã đi lao động kiếm được tiền phục vụ cuộc sống thì không thể vô tư nhận ưu đãi của nhà nước lúc này.

Hoàng Ly Ly (thứ hai, từ trái sang) với các bạn trong phòng tại khu cách ly
Hoàng Ly Ly (thứ hai, từ trái sang) với các bạn trong phòng tại khu cách ly

Không chỉ vậy, cô Ly Ly còn vận động các bạn cùng phòng đóng góp một khoản tiền nhỏ, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, vì Covid-19 diễn biến còn phức tạp, chưa biết khi nào kết thúc nên chi phí cho việc cách ly rất tốn kém.

Nghe cô Ly Ly chia sẻ thấu tình đạt lý, thêm nhiều cô giáo và người trong khu cách ly ủng hộ, lan tỏa việc làm ý nghĩa này. Không những thế, cô còn vận động mọi người không được trốn tránh cách ly, hợp tác thực hiện tốt các quy định, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương của nhà nước về phòng, chống Covid-19, cùng nhau bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng, góp phần sớm chặn được dịch này.

Ba năm trước, sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, Hoàng Thị Ly Ly tình nguyện sang thị trấn Seno của tỉnh Savannakhet nước bạn Lào dạy tiếng Việt cho con em Việt kiều. Gắn bó với các em học sinh và bà con Việt kiều, cô càng thấy yêu thích công việc ý nghĩa này. Thành quả cô giáo mừng nhất là các học sinh rất có ý thức học tập rèn luyện và giữ gìn tiếng Việt. Bên cạnh việc học tiếng Việt, các em học sinh còn được cô dạy nhiều về truyền thống văn hóa Việt Nam. Cô giáo Ly Ly được Hội người Việt Nam tại tỉnh Savannakhet yêu mến vì những đức tính quý báu của cô.

Đến hôm nay, cô đã cách ly được hơn một nửa thời gian. Cô muốn nói lời cảm ơn rất nhiều với các chiến sĩ bộ đội, công an, đội ngũ y tế tại cơ sở cách ly nhưng theo cô, có lẽ nói bao nhiêu cũng không đủ. Cô mong sao dịch bệnh nhanh được chặn đứng để được trở lại thị trấn Seno tiếp tục công việc dạy tiếng Việt cho các học sinh Việt kiều mến yêu.

Nhận được thông tin cô giáo Hoàng Thị Ly Ly từ nơi cách ly xin ủng hộ nửa tháng lương cho cơ sở và viết thư kêu gọi người dân không nên tiếp tế thức ăn để tránh tụ tập đông người, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, Hà Sỹ Đồng rất cảm kích. Nghĩa cử của cô giáo rất đáng trân trọng, biểu dương, trong khó khăn vẫn luôn nêu cao tinh thần đạo lý của dân tộc Việt Nam “lá rách ít gói lá rách nhiều”. Ông Đồng mong muốn, những người đang được cách ly tại Quảng Trị yên tâm thực hiện tốt các quy định của cơ quan chức năng. Các chiến sĩ bộ đội, công an, lực lượng y tế Quảng Trị rất chân thành, chu đáo, tận tụy với dân..

.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bí thư Chi bộ Sán Chỉ học và làm theo Bác từ những việc giản dị nhất

Bí thư Chi bộ Sán Chỉ học và làm theo Bác từ những việc giản dị nhất

Miệt mài, trách nhiệm với công việc từng ngày, Bí thư Chi bộ thôn Tân Tiến, xã Tân Bình, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) Nịnh Văn Toàn chọn cách gần dân để lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của người dân để cùng chi bộ có giải pháp phù hợp và làm trước, làm thật. Bao năm qua, ở đâu có việc chung, ở đó có bóng dáng ông Toàn lặn lội. Gần 60 tuổi đời, ông vẫn giữ vững ngọn lửa nhiệt huyết của người cán bộ cơ sở – một tấm gương sáng về học và làm theo Bác bằng những hành động giản dị mà thiết thực.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bí thư Chi bộ Sán Chỉ học và làm theo Bác từ những việc giản dị nhất

Bí thư Chi bộ Sán Chỉ học và làm theo Bác từ những việc giản dị nhất

Gương sáng - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Miệt mài, trách nhiệm với công việc từng ngày, Bí thư Chi bộ thôn Tân Tiến, xã Tân Bình, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) Nịnh Văn Toàn chọn cách gần dân để lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của người dân để cùng chi bộ có giải pháp phù hợp và làm trước, làm thật. Bao năm qua, ở đâu có việc chung, ở đó có bóng dáng ông Toàn lặn lội. Gần 60 tuổi đời, ông vẫn giữ vững ngọn lửa nhiệt huyết của người cán bộ cơ sở – một tấm gương sáng về học và làm theo Bác bằng những hành động giản dị mà thiết thực.
Đồng bào Vân Kiều học tập Bác Hồ bằng những việc làm thiết thực

Đồng bào Vân Kiều học tập Bác Hồ bằng những việc làm thiết thực

Thời sự - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Cho hàng xóm mượn đất canh tác, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giúp nhau vốn để thoát nghèo, hiến đất để xây trường học…, là cách mà bà con Vân Kiều ở nhiều địa bàn vùng miền núi Quảng Trị học tập và làm theo Bác Hồ. Bằng những hành động cụ thể và lan tỏa tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, đồng bào Vân Kiều đã xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp như sinh thời Bác Hồ hằng mong ước.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Quảng Ngãi: Đã xóa hơn 5.200 căn nhà tạm, nhà dột nát

Quảng Ngãi: Đã xóa hơn 5.200 căn nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Ngãi, qua gần 6 tháng phát động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, đến nay toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa được 5.222 trong tổng số 6.628 căn nhà, tương đương tỷ lệ thực hiện gần 79%.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Tin tức - Lê Hường - 1 giờ trước
Tối 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”. Chương trình nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị của “Di sản thổ cẩm” các dân tộc thiểu số và Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2025).
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Thể thao - Minh Nhật - 2 giờ trước
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/6, tại Thái Nguyên, Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025 quy tụ các tay ná kỳ cựu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tham dự.
Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Xã hội - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Cách đây tròn 67 năm (24/9/1958), Nhà máy điện Lào Cai được đón Bác Hồ tới thăm, đây là dấu son lịch sử thiêng liêng, trở thành động lực để các thế hệ cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) không ngừng phấn đấu, lan tỏa tinh thần tiết kiệm thành hành động cụ thể trong sản xuất, kinh doanh và trong phục vụ Nhân dân.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.