Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Ký ức trong “ngôi nhà bom”

Tiêu Dao - 23:03, 13/07/2023

Hai mươi năm qua, có một người đàn ông đã đi sưu tầm kỷ vật chiến tranh để dựng nên ngôi nhà bằng hơn 300 vỏ bom đạn các loại. Ngôi nhà gần Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn như một bảo tàng nhỏ, lưu giữ những kỷ vật chiến tranh, đồng thời giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về chiến tranh cũng như sự mất mát của dân tộc.

Công trình “Nhà bom của kỷ vật - Ký ức chiến tranh” nhìn từ phía cổng vào.
Công trình “Nhà bom của kỷ vật - Ký ức chiến tranh” nhìn từ phía cổng vào

Từ ước mơ “viển vông”...

Chiều tháng 7, Quảng Trị nắng đổ vàng như rót mật, bên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại có một ngôi nhà nằm lấp ló dưới những hàng cây. Ngôi nhà ấy nằm đối diện con đường vào Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, được làm từ hơn 300 vỏ các loại bom, pháo và hàng ngàn kỷ vật chiến tranh đã được dựng lên từ cách đây mấy tháng và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Thấp thoáng dưới bóng cây, ông Trần Công Chức (54 tuổi, sống tại thôn Nam Sơn, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) trầm ngâm lau chùi, sắp xếp lại từng kỷ vật chiến tranh trong ngôi nhà xây từ vỏ bom, vỏ đạn này.

Ông Chức thủ thỉ, rằng mình vốn là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh “đất lửa” Quảng Trị. Cuộc đời ông cũng trải qua những mất mát của chiến tranh. Ngay từ lúc chỉ mới ngoài 30 tuổi, ông đã ấp ủ sưu tầm những quả bom thời chiến tranh còn sót lại để thực hiện xây dựng nhà trưng bày… bằng bom đạn. Có lẽ, chẳng ai nghĩ rằng người đàn ông với ước mơ viển vông ấy đã dần thực hiện được niềm nguyện ước của mình về ngôi nhà xây từ vỏ bom, vỏ đạn ấy. Trong hai cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, Quảng Trị được ví như túi bom, là vùng “đất lửa”. Mỗi người dân Quảng Trị ngày ấy phải gánh chịu nhiều tấn bom đạn trút xuống từ quân địch. Ông Chức bảo, khắp đất nước này đâu đâu cũng phải hứng chịu những nỗi đau chiến tranh, nhưng có lẽ “đất lửa” Quảng Trị là nơi hứng chịu nhiều bom đạn nhất, bởi đây là giới tuyến của những ngày chia ly Nam - Bắc.

Mấy mươi năm qua, thấu hiểu mất mát của đời người và cả sự khốc liệt của chiến tranh, ông Chức luôn mong muốn làm việc gì đó để góp chút sức mọn của mình cho hòa bình và chí ít cũng để những thế hệ sau biết và hiểu hơn sự kinh hoàng của chiến tranh, sự mất mát của dân tộc Việt Nam. Hơn 20 năm qua, ông đã dày công sưu tầm kỷ vật chiến tranh. “Khi nghe ở đâu có một món đồ kỷ vật nào đó, tôi đều tìm tới nơi, miễn sao có thể thu lượm được. Đến nay, bộ sưu tập có cả ngàn kỷ vật như bom, đạn, tăng võng, súng đạn… có thể làm sống dậy những năm tháng hào hùng, những ngày tháng mất mát đau thương mà đầy bi hùng của dân tộc trong hành trình thống nhất đất nước!”, ông Chức bộc bạch.

Ông Chức sắp xếp lại từng kỷ vật chiến tranh trong ngôi nhà xây từ vỏ bom, vỏ đạn.
Ông Chức sắp xếp lại từng kỷ vật chiến tranh trong ngôi nhà xây từ vỏ bom, vỏ đạn

Đến ngôi nhà ký ức

Đã có hàng nghìn phế liệu chiến tranh được ông Chức sưu tầm từ các vùng núi sâu, dòng sông hay từ những cửa hàng thu mua phế liệu, nhưng nhiều nhất phải kể đến là các loại bom, pháo, đạn cối mà quân Mỹ đã rải xuống vùng đất Quảng Trị. Năm 2019, ông Chức đã chuẩn bị để xây dựng khu vực nhà xây từ vỏ bom, vỏ đạn này. Thế nhưng, dịch bệnh Covid-19 đã khiến ông phải hoãn lại niềm ấp ủ của mình.

Đầu năm 2023, ông cùng những người bạn tâm huyết đã quyết định thực hiện ý tưởng về nhà xây từ vỏ bom, vỏ đạn của mình. Trên diện tích gần 300 m2, ông Chức đã sử dụng những vật liệu là đạn, bom, pháo... để dựng nhà. Căn nhà làm hoàn toàn bằng bom được xây dựng trên một phần đất rộng chừng 10.000 m2 thuộc xã Linh Trường, huyện Gio Linh. Mỗi trụ cột có từ 4 - 6 vỏ bom, vỏ đạn kết nối với nhau bằng cách hàn xì kết dính, kết nối với nhau có trọng lượng lên tới cả tấn. Ở dưới là các vỏ bom tấn, tạ. Càng lên cao, kích thước vỏ bom càng nhỏ dần. Phía trên, mái nhà được lợp bằng lá cọ vừa mộc mạc, vừa mát mẻ.

Số vỏ bom, đạn pháo còn lại được ông Chức trưng bày quanh ngôi nhà và sắp tới ông sẽ làm hàng rào xung quanh ngôi nhà bằng vỏ bom. Khi ngôi nhà hoàn thiện, ông đưa toàn bộ gia tài kỷ vật vô giá mà ông đã dày công thu thập hơn 20 năm qua vào trưng bày. Bên trong nhà xây từ vỏ bom, vỏ đạn này, ông Chức trưng bày hàng ngàn kỷ vật chiến tranh, cùng tranh ảnh, trình chiếu phim tài liệu… để khách tham quan có cái nhìn tổng thể về cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc.

Ông Chức bộc bạch, ông đã bỏ tiền mua đất và chọn khu vực gần Nghĩa trang Trường Sơn để xây dựng ngôi nhà mong ước từ vỏ bom, vỏ đạn, bởi đây là nơi thiêng liêng. “Nhà xây từ vỏ bom, vỏ đạn này là nơi các Cựu chiến binh có dịp ghé thăm, nhìn lại những kỷ vật chiến tranh để hoài niệm một thời gian khổ, hy sinh vì độc lập dân tộc. Thế hệ trẻ đến thăm nhà xây từ vỏ bom, vỏ đạn để hiểu thêm về sự ác liệt của chiến tranh. Tôi muốn đây là nơi tìm đến của những người đã sống và chiến đấu trong chiến tranh, những người trẻ tuổi muốn tìm hiểu lịch sử. Mọi người tìm đến để yêu thêm lịch sử và đất nước Việt Nam. Tôi muốn thế hệ mai sau hiểu sâu sắc và luôn tri ân công lao của ông cha ta đã đổ xương máu để giành độc lập tự do. Hiểu sự ác liệt của chiến tranh để yêu chuộng hòa bình...”, ông Chức chia sẻ.

Ngoài việc ngôi nhà xây từ vỏ bom, vỏ đạn được xây dựng nên từ hàng trăm quả bom và phế liệu chiến tranh khác, khuôn viên của khu vực này còn có những kiến trúc khác như bếp Hoàng Cầm, các khu vực tham quan khác. Nơi này không bán vé tham quan, không đặt nặng đến lợi nhuận, mà nhằm phục vụ người dân, nhất là các Cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ khi đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn. Ông Chức mong muốn, khi đến đây, mọi người hiểu hơn về cuộc chiến tranh bằng những dấu tích sót lại, để thấu hơn về những gian khổ trong kháng chiến để đi đến thắng lợi.

Ông Hồ Văn Hầu - Chủ tịch UBND xã Linh Trường cho biết, khi ông Chức làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng, chính quyền địa phương đã kiểm tra và xét thấy đủ điều kiện để xây dựng nhà xây từ vỏ bom, vỏ đạn này nên tạo điều kiện hết sức. Xã đã phối hợp với phòng ban liên quan của huyện kiểm tra, hướng dẫn làm các thủ tục theo đúng quy trình, quy định. Đồng thời chính quyền địa phương hy vọng đây sẽ là một địa điểm lịch sử để người dân cả nước có thể tìm hiểu thêm về sự khốc kiệt của chiến tranh, cũng như sự hy sinh của các cán bộ, chiến sĩ để đất nước được độc lập mãi mãi. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.