Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV: Cần bố trí đủ nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Minh Thu - 12:36, 09/11/2021

Đó là ý kiến của một số đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi ý kiến của một số đại biểu xung quanh vấn đề này.

Đại biểu Cao Thị Xuân
Đại biểu Cao Thị Xuân

Đại biểu Cao Thị Xuân, Đoàn Thanh Hóa: Cần bố trí đủ nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Ngay trước thời điểm khai mạc Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1719 phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 1, từ năm 2021 - 2025. Chúng tôi đề nghị trong nghị quyết hằng năm của Quốc hội cần nêu rõ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm bảo đảm nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kế hoạch của chương trình rất quan trọng, có ý nghĩa về chính trị, KT-XH, an ninh quốc gia. Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương ban hành các văn bản pháp lý làm cơ sở để kịp thời tổ chức thực hiện Chương trình.

Những vấn đề đặt ra đối với vùng DTTS và miền núi hiện nay mang tính cấp bách, bởi khó khăn từ tác động của đại dịch vừa qua là rất lớn. Sở dĩ chúng tôi đề nghị phải ghi rõ trách nhiệm, bố trí đủ nguồn lực cũng như trách nhiệm triển khai thực hiện của các bộ, ngành là bởi chúng ta đã có tiền lệ thực hiện chưa tốt một số chương trình, chính sách quan trọng đối với vùng DTTS và miền núi.

Những chính sách có mục tiêu, ý nghĩa tốt đẹp được Trung ương, Quốc hội, Chính phủ dành cho đồng bào chỉ có thể đạt được mục đích phát huy được hiệu quả khi đáp ứng đủ nguồn vốn triển khai kịp thời chống được thất thoát, lãng phí tiêu cực. Đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn, nhưng chúng ta không thể nợ lâu hơn nữa chương trình mục tiêu này.

Đại biểu Đoàn Thị Hảo
Đại biểu Đoàn Thị Hảo

Đại biểu Đoàn Thị Hảo, Đoàn Thái Nguyên: Cần lựa chọn những dự án cấp bách để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, với 10 dự án thành phần, nhu cầu đầu tư rất lớn. Cần lựa chọn những dự án cấp bách để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm như dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất; phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Cần quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vùng Trung du và miền núi phía Bắc, trong đó ưu tiên hàng đầu các công trình có tính lan tỏa. Kết nối mảng giao thông khu vực với các trung tâm kinh tế lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, phải coi đây là một trong những giải pháp quan trọng, hàng đầu để thúc đẩy phát triển KT-XH của cả vùng.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Đoàn Lạng Sơn: Bổ sung chỉ tiêu phát triển KT-XH đặc thù liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, đời sống vật chất, tinh thần, y tế, giáo dục của đồng bào còn rất nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của cả nước. Với mong muốn đồng bào DTTS và miền núi tiếp tục được quan tâm nhiều hơn, tôi đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung nhóm chính sách, giải pháp riêng đặc thù liên quan trực tiếp đến vùng đồng bào DTTS và miền núi trong kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022 cũng như trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Xem xét bổ sung chỉ tiêu riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trong một số chỉ tiêu chung của 16 chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2022, như chỉ tiêu về giảm nghèo, chỉ tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo, chỉ tiêu về tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, chỉ tiêu về tỷ lệ bác sĩ, giường bệnh/1 vạn dân, đồng thời có giải pháp cụ thể cho việc đạt được các chỉ tiêu bổ sung.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc
Đại biểu Đặng Bích Ngọc

Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Đoàn Hòa Bình: Cần tạo điều kiện hỗ trợ đồng bào DTTS vươn lên trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Chương trình  Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là cơ hội giúp cho các tỉnh còn khó khăn, vùng sâu, vùng xa vươn lên, có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các thủ tục hành chính liên quan đến Chương trình chưa được thực hiện xong, nên chưa giải ngân được vốn. Tôi mong Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm triển khai các thủ tục hành chính có liên quan đến Chương trình Mục tiêu quốc gia, để từ có các tỉnh có kế hoạch, phương án cụ thể thực hiện các chủ trương; tạo điều kiện để hỗ trợ đồng bào DTTS vùng sâu vùng xa, vươn lên trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Đây cũng là mong muốn của cử tri và các tỉnh miền núi.

Tôi nghĩ rằng, thông qua Chương trình mục tiêu giảm nghèo sẽ sớm đạt đươc, sẽ có nhiều mô hình, dự án được hỗ trợ, nhiều dự án được kết nối, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, từ đó, đời sống của bà con DTTS được phát triển tốt hơn, là cơ hội, là điều kiện để các tỉnh phát triển và hội nhập kinh tế.

Đại biểu Bế Trung Anh
Đại biểu Bế Trung Anh

Đại biểu Bế Trung Anh, Đoàn Trà Vinh: Chương trình MTQG cần đến với đồng bào DTTS nhanh nhất

Vùng DTTS là vùng rất đặc biệt, còn nhiều khó khăn, với Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tôi đặt rất nhiều kỳ vọng. Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG cần sớm có các hướng dẫn cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả bởi bản chất của Chương trình MTQG khác hẳn với các Chương trình phát triển KT-XH trước đây như 134, 135. Chương trình MTQG được thực hiện theo chuỗi với mục tiêu lớn. Vì vậy, Chương trình cần sự hướng dẫn trọng tâm, tập trung, thống nhất từ Trung ương.

Tôi đề nghị các bộ, ngành, theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của mình sớm có kế hoạch triển khai thí điểm Chương trình MTQG. Phải có đơn vị tiến hành mẫu, bảo đảm tính đặc thù, bảo đảm thuận lợi trong quá trình triển khai, làm sao để các dự án hỗ trợ thuộc Chương trình MTQG đến với đồng bào DTTS nhanh nhất vì đồng bào đang rất mong chờ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 10 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 10 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 10 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 10 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 10 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 10 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.