Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiên định mục tiêu kép, chặn đứng âm mưu xuyên tạc, phá hoại

PV - 10:40, 23/02/2021

Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1-1-2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã-hội (KT-XH) và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021 đã xác định: “Tiếp tục thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch (PCD) bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển KT-XH trong trạng thái bình thường mới...”.

Kiên định thực hiện mục tiêu kép. Ảnh minh họa: TTXVN.
Kiên định thực hiện mục tiêu kép. Ảnh minh họa: TTXVN.

Đây là nội dung thể hiện phương châm hành động và trọng tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 2021, là quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta...

Nhận diện âm mưu “mượn gió bẻ măng”

Trước và trong thời gian diễn ra Đại hội XIII của Đảng, không ít phương tiện truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại và trang cá nhân của nhiều đối tượng cực đoan trên mạng xã hội (MXH) rộ lên những thông tin nhiễu loạn, xuyên tạc về nhân sự, các nội dung văn kiện, Điều lệ Đảng và công tác tổ chức đại hội... nhằm mưu đồ phá hoại. Đến nay, cơn “bão” thông tin xấu độc nhằm vào Đại hội XIII của Đảng gần như tắt ngấm. Sự thành công rất tốt đẹp Đại hội XIII của Đảng chính là bằng chứng thuyết phục nhất đẩy lùi, chặn đứng những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội, phản động. Qua đó giúp chúng ta thêm một lần nữa thấy rõ hơn âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Với chiêu bài bám vào dòng thời sự chủ lưu, diễn biến tình hình đời sống KT-XH trong nước và những biến động trong môi trường quốc tế, các thế lực thù địch tạo cớ theo kiểu “mượn gió để gây bão”. Khi “gió” đã thành “bão” thì nhân cơ hội “bẻ măng”. Chiêu bài không mới nhưng luôn tỏ ra đắc dụng trong không ít trường hợp, vì vậy nó luôn được áp dụng ở những mức độ, phạm vi, quy mô khác nhau, tùy theo diễn biến của tình hình.

Đại hội XIII của Đảng thành công rất tốt đẹp tạo nên bầu không khí phấn khởi, lạc quan, tin tưởng bao trùm lên đời sống xã hội của toàn dân và kiều bào yêu nước khắp nơi trên thế giới. Khí thế thi đua mừng xuân, mừng Đảng, mừng Đại hội XIII thành công diễn ra sôi nổi, rộng khắp, tạo nên xung lực mới cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Hiện thực sống động ấy khiến những phần tử cơ hội, chống đối không khỏi cay cú, nên lập tức chuyển hướng tuyên truyền, kích động chống phá. Dịch Covid-19 tái bùng phát ở một số địa phương thời điểm giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đến nay chính là cái cớ để các thế lực thù địch bám vào. Bắt đầu là việc tung tin thất thiệt về dịch bệnh nhằm gây tâm lý hoang mang, lo ngại trong cộng đồng; tiếp đó, thông qua các hình thức như “đối thoại”, “phỏng vấn”, “bàn tròn”, “trực tuyến”, “luận bàn”... nhiều đối tượng và nhóm đối tượng ra sức thực hiện các sản phẩm truyền thông xuyên tạc. Những clip được thực hiện với cái gọi là “sự thật”, “khách quan”... thực chất chỉ là trò đánh tráo khái niệm, bóng gió, ám chỉ, lấy các sự việc, sự kiện liên quan đến dịch bệnh và những khó khăn của một số lĩnh vực trong nền kinh tế để công kích, xuyên tạc nghị quyết của Chính phủ, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta...

Tẩy chay luận điệu của các “nhà” tự xưng

Để tăng độ "nóng" cho các luận điệu xuyên tạc, một bộ phận truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại tiếp tục lôi kéo, sử dụng các đối tượng bất mãn, có tư tưởng chống đối trong nước và tâng bốc họ bằng các loại danh xưng tự phong, như: “Nhà nghiên cứu”, “nhà dân chủ”, “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền”, “nhà hoạt động môi trường”, “chuyên gia của dân oan”... Thông qua miệng lưỡi của các loại “nhà” này, họ cố tạo ra uy tín giả để xuyên tạc luận điểm, ngụy tạo luận chứng, bịa đặt luận cứ... vẽ ra bức tranh đen tối, tiêu cực về đời sống KT-XH để lèo lái dư luận. Tuy nhiên, khi vào trang cá nhân trên MXH của một số loại “nhà” này thì thấy, không ít đối tượng đã lợi dụng chiêu trò để đánh bóng tên tuổi, bán hàng online, kinh doanh kiếm tiền. Mục tiêu của nhiều đối tượng dạng này là trở thành những “Kols” (Kols là từ viết tắt của Key Opinions Leaders, nghĩa là những người có tầm ảnh hưởng lớn trên cộng đồng mạng, thường được mời tham gia các chiến dịch truyền thông để tạo sức lan tỏa). Lợi dụng quyền dân chủ và tự do ngôn luận, họ không ngừng đánh bóng tên tuổi để trở thành “Kols”, xâm hại lợi ích quốc gia, ám chỉ, bịa đặt, gây tổn hại uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân... Đây là chiêu trò rất nguy hiểm. Một số đối tượng hoạt động vi phạm pháp luật, bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra theo Điều 331 Bộ luật Hình sự thời gian gần đây, như: Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Thị Bích Thủy (Bích Thủy TV), Phan Bùi Bảo Thi... chính là những “Kols” dạng này. Sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng và tính nghiêm minh của pháp luật đã có tác dụng răn đe, thức tỉnh nhiều người. Tuy nhiên, vẫn còn không ít đối tượng, vì nhiều lý do, vẫn tiếp tục bị lôi kéo, dụ dỗ, thực hiện các hoạt động trên không gian mạng theo kiểu lấp lửng, giả giả thật thật, u u minh minh, nhằm ám chỉ, bịa đặt, xâm hại quyền lợi, danh dự tổ chức, cá nhân và lợi ích quốc gia, dân tộc. Đáng tiếc, từ những thông tin kiểu dẫn dụ ấy, một số cá nhân, trong đó có cả một số người trong giới trí thức, văn nghệ sĩ, hưu trí... lại cả tin hùa theo, phát ngôn thiếu suy nghĩ kiểu ngẫu hứng cá nhân, bỡn cợt, đả kích, gây hoang mang dư luận.

Không khó nhận ra chân tướng của những chiêu trò này để phân biệt đâu là vàng, đâu là thau, đâu là hàng xi mạ bóng bẩy. Trong đối tượng có đối tác và trong đối tác có đối tượng. Hãy nhìn cách họ thể hiện thái độ, bày tỏ quan điểm cá nhân trên không gian mạng để chúng ta có cách ứng xử phù hợp. Cách tốt nhất là cùng nhau tẩy chay, đấu tranh thẳng thắn với những đối tượng có hành vi lệch lạc về tư tưởng, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng thời góp ý chân thành, thẳng thắn với những cá nhân có biểu hiện dao động, bị lôi kéo, dụ dỗ. Bảo vệ môi trường văn hóa tư tưởng lành mạnh, nhất là trên không gian mạng, phải bắt đầu từ những việc làm mang tinh thần xây dựng, theo phương châm lấy xây để chống...

Vững tin hành động

Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ vừa ban hành đầu năm 2021 thể hiện quyết tâm cao, hành động quyết liệt, nhất quán thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, vừa PCD bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển KT-XH. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác để kích thích tổng cầu phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, kịp thời dự báo và chuẩn bị phương án, kịch bản, biện pháp, đối sách ứng phó hiệu quả với những biến động, vấn đề mới phát sinh. Tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu năm 2021 là: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người khoảng 3.700USD; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội khoảng 4,8%...

Từ kinh nghiệm và kết quả ứng phó, khống chế dịch Covid-19 trong năm 2020, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn có niềm tin vững chắc vào sự thành công trong nhiệm vụ PCD Covid-19 từ đợt tái bùng phát này. Hiện chỉ còn tỉnh Hải Dương tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, còn ở những địa phương khác, hầu hết các ổ dịch đã được khống chế hiệu quả. Thực hiện mục tiêu kép, các hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn được duy trì, phát triển trong trạng thái bình thường mới. Ở những địa phương và những lĩnh vực kinh tế (nhất là khu vực nông nghiệp-nông thôn) ít chịu tác động của dịch bệnh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh không những được giữ vững mà còn tăng tốc phát triển mạnh mẽ. Hiệu quả vượt bậc của chiến lược tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm, gồm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương là một điển hình. Chiến lược tái cơ cấu này đã và đang tạo nên những bước đột phá vượt bậc, đưa hàng loạt sản phẩm và vùng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, nâng cao năng suất, hiệu quả và đặc biệt là giá trị sản phẩm cao gấp hàng chục lần so với sản xuất truyền thống trước đây.

Có thể thấy, bên cạnh những lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19 như: Kinh doanh du lịch, dịch vụ giải trí... nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế đã biến khó khăn thành cơ hội để bứt phá vượt lên. Hoàn toàn không có chuyện đời sống xã hội sẽ “toang”, nền kinh tế sẽ “sập” như những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các phần tử cực đoan, thế lực thù địch đã và đang rêu rao. Chúng ta tin tưởng dịch Covid-19 ở Hải Dương và một số địa phương sẽ sớm được khống chế. Những mục tiêu về KT-XH Chính phủ đề ra trong năm 2021 sẽ trở thành hiện thực bằng sự kiên định, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất thực hiện mục tiêu kép trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và kiều bào yêu nước trên toàn cầu./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 6 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 6 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 6 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 6 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 7 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 7 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).