Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kịch bản nào sau những cuộc giải cứu nông sản “từ thiện”?

Hồng Phúc - 11:47, 08/03/2021

Những ngày qua, người dân trên mọi miền đất nước đều hướng về Hải Dương – nơi tâm dịch của đợt dịch Covid-19 lần thứ 3 với nhiều hành động thiết thực giải cứu nông sản cho nông dân. Nhưng đã hơn một năm sống chung với dịch, Hải Dương cũng không phải địa phương duy nhất bị phong toả, mà nông sản Việt vẫn “long đong”, không biết đi về đâu?

Một cuộc giải cứu nông sản mùa Covid-19
Một cuộc giải cứu nông sản mùa Covid-19

Giải cứu hoặc vứt bỏ 

Là vùng cung cấp nguồn rau, củ, quả trọng điểm của Hà Nội, nhiều ruộng cà chua, củ cải ở thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) đang bị vứt đỏ đầy đồng vì giá quá rẻ. Đại diện Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đông Cao (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt) cho biết, tổng diện tích dư thừa vào khoảng 30 - 50ha, sản lượng khoảng 100 tấn cà chua, 200 tấn củ cải.

1000 đồng 3 kg cà chua, người dân ở thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) không buồn hái, vứt đỏ ruộng. Trên cánh đồng rau củ quả tại nhiều địa phương, nông dân ngấn lệ, ngán ngẩm đào bỏ rau, củ, quả ế ẩm mang về làm thức ăn cho gia súc hoặc phơi khô đốt cháy chuyển đổi sang cây trồng khác.

Trong khi đó, nhiều địa phương lại phong toả, ngăn cấm khiến tiêu thụ, nhất là hàng xuất khẩu càng khó, như câu chuyện Hải Phòng với Hải Dương hồi cuối tháng 2, “chính ta tự hại ta”, bởi nông sản có tính thời vụ rất cao, toàn hàng ngắn ngày nhưng khi ùn ứ thì nhiều bộ ngành, địa phương cứ “công văn lên xuống, qua lại”.

Vậy nên, những cuộc giải cứu vừa qua dù phần nào hiệu quả, nhưng cũng chỉ là biện pháp tình thế. Khi nông sản đồng loạt “khóc ròng”, dù có muốn nhưng chúng ta cũng không thể đủ sức giải cứu được mãi. Dịch Covid -19 đã xuất hiện hơn một năm, nhưng nông sản vẫn chưa hề có kịch bản dài hơi.

Theo quy luật cung cầu, khủng hoảng thừa trong sản xuất, kinh doanh là chuyện bình thường. Tuy nhiên, không chỉ tại dịch Covid-19, một số sản phẩm năm nào đến mùa thu hoạch cũng lâm vào khủng hoảng thừa như dưa hấu, thanh long, cà phê…rồi lại phải hô hào cộng đồng “giải cứu”, còn nông dân thì lặp đi lặp lại chu trình “chặt - trồng”, “trồng - chặt” như ở nước ta, thì lại là điều bất thường. Dịch Covid-19 chỉ như cú đấm bồi cho hiện trạng nông sản vốn đang có những bất cập.

TS. Võ Mai, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam cho biết, việc dịch Covid-19 dẫn tới nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ, phải kêu gọi "giải cứu" lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc tổ chức lại sản xuất và phân phối, mở rộng thị trường.

Khi nào mới bền vững?

Theo thống kê, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 41,3 tỷ USD, thị trường Trung Quốc chiếm 27,8%. Do diễn biến khó lường của dịch Covid-19, hàng loạt cửa khẩu phải đóng cửa, khiến thị trường tiêu thụ nông sản của người Việt chao đảo. Thế nên, việc đa dạng hóa thị trường là bước đi sống còn cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong và sau đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, cũng cần phải tập trung đẩy mạnh tiêu thụ trong nước. Đặc biệt, lúc này chính là thời điểm phải liên kết chặt chẽ những doanh nghiệp chế biến, với những vùng nguyên liệu để trên cơ sở đó, chúng ta đưa vào công tác chế biến nhằm giảm bớt xuất khẩu tươi, xuất khẩu thô, giảm bớt khối lượng...

Không thể tiêu thụ do dịch Covid-19, nông sản ở Hải Dương bị vứt bỏ đầy ruộng hồi tháng 2. Ảnh Thủy Nguyên
Không thể tiêu thụ do dịch Covid-19, nông sản ở Hải Dương bị vứt bỏ đầy ruộng hồi tháng 2. Ảnh Thủy Nguyên

Thẳng thắn nhìn nhận, để xảy ra tình trạng "giải cứu" nông sản, trách nhiệm cũng một phần thuộc về chính người nông dân, khi hầu hết mọi người vẫn giữ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, chậm ứng dụng khoa học - kỹ thuật, ít quan tâm đến thông tin thị trường nên nhiều người sản xuất, nuôi trồng ồ ạt. 

Việc chạy đua sản xuất một số loại rau quả, dẫn đến phá vỡ quy hoạch là cực kỳ rủi ro nếu xảy ra sự cố. Do đó, việc tổ chức lại sản xuất và liên kết giữa đơn vị sản xuất với tiêu thụ là việc cần phải làm quyết liệt, chứ không thể nói mãi. Để làm được, phải cần sự vào cuộc trách nhiệm hơn nữa của cơ quan chuyên ngành; đặc biệt là sự thay đổi thực sự từ chính người nông dân.

Chuyên gia kinh tế Trần Hữu Hiệp cho rằng, giải pháp căn cơ là phải xây dựng được hệ sinh thái nông nghiệp; và chuỗi giá trị phải đặt trong hệ sinh thái đó để nuôi dưỡng doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã và nông hộ. Quy hoạch vùng nguyên liệu là quy hoạch tích hợp, dựa trên lợi thế sinh thái tự nhiên, kèm theo đầu tư hạ tầng nông nghiệp bảo đảm kết nối vận chuyển, dịch vụ hậu cần (logistics), thì mới hạ giá thành nông sản, tăng tính cạnh tranh.

 “Vấn đề xây dựng chuỗi đã nói nhiều, nhưng chúng ta vẫn đang thiếu nhiều thứ. Nên nhớ, chuỗi giá trị nông sản không chỉ riêng nông nghiệp mà phải có cả hệ thống dịch vụ hậu cần, hệ sinh thái”, ông Hiệp nói.

Khi có quy trình, cấp độ, các phương án khác nhau và mang tính dài hơi để phòng, chống dịch Covid-19 cũng như các loại thiên tai khác sẽ giải quyết được triệt để các vấn đề vướng mắc cho nông sản Việt.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 5 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.