Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Không khí chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây rộn ràng nơi phum, sóc

Phương Nghi - 07:59, 29/03/2024

Về với đồng bào Khmer ở các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… mới cảm nhận được không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer đang tới gần. Đi qua từng phum sóc, chúng tôi cảm nhận được không khí rộn ràng, náo nức chuẩn bị đón tết cổ truyền của đồng bào qua từng việc làm, hoạt động cụ thể.

Để chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây, đội chơi nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer hăng say luyện tập để phục vụ bà con trong dịp Tết
Để chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây, đội chơi nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer hăng say luyện tập để phục vụ bà con trong dịp Tết

Không khí chuẩn bị đón Tết rộn ràng

Càng gần những ngày Tết, không khí đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại các phum, sóc của đồng bào Khmer càng hân hoan, tưng bừng. Ngoài giờ lao động, sản xuất, các gia đình đồng bào Khmer đều tranh thủ sửa soạn, dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa khang trang sạch đẹp. Các nghệ nhân thì tập trung chỉnh sửa dụng cụ nhạc ngũ âm. Nam thanh, nữ tú mải mê ôn luyện những điệu múa truyền thống để chuẩn bị khoe tài, khoe sắc trong những ngày Tết sắp đến…

Chùa Buôl Pres Phek (chùa Bốn Mặt) ấp Phước Thuận, xã Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) là một trong những ngôi chùa lớn của Phật giáo Nam tông Khmer, thu hút đông đảo Phật tử và du khách đến chiêm bái, tham quan vào mỗi dịp lễ, tết. Để chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm nay, Ban Quản trị chùa còn phối hợp xã tổ chức một số môn thể thao như: Bóng chuyền, kéo co, nhảy bao, đập bóng nước... Mấy ngày qua, nhiều thành viên Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ chùa còn đến chùa tập nhảy lâm thôn và một số bài hát để biểu diễn trong đêm 14 và 15/4.

Đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, lãnh đạo các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều đoàn đến các chùa chúc Tết. (Ảnh tư liệu)
Đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, lãnh đạo các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều đoàn đến các chùa chúc Tết. (Ảnh tư liệu)

Thượng tọa Thạch Bonl, Trụ trì Buôl Pres Phek, bày tỏ: “Để chuẩn bị Tết Chôl Chnăm Thmây, chùa đã trang hoàng lại các công trình, hạng mục, treo cờ xí, tạo mỹ quan cho khuôn viên chùa. Đây là tết lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc Khmer nên chúng tôi phải chuẩn bị trang hoàng nhất, với hy vọng năm mới bà con Phật tử hưởng mọi điều tốt lành, hạnh phúc. Tuy là ngày tết lớn nhất trong năm, nhưng chùa chỉ tổ chức với hình thức gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo đầy đủ các lễ nghi, phong tục truyền thống”.

Sự đổi thay, sung túc ở phum sóc thể hiện rõ qua việc tổ chức đón Tết của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Hòa Thượng Tăng Nô, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, ông rất vui mỗi khi Tết đến là thêm một lần chứng kiến sự đổi thay trong cuộc sống của đồng bào Khmer. Sức sống mới hiện diện trên gương mặt phấn khởi của từng người; trên từng nếp nhà vừa được xây dựng, sửa sang khang trang; trên từng mâm cơm cúng tổ tiên, dâng các nhà sư với tất cả sự thành kính… Đó là nhờ việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án đặc thù của Chính phủ, các bộ, ngành dành cho đồng bào Khmer.

Về ấp Cái Giá (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) trong những ngày này sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh nhà nhà chuẩn bị đón Tết. Với ý nghĩa bắt đầu một năm mới, ai cũng phấn khởi sửa sang, trang hoàng lại nhà cửa của mình. Tuy cuộc sống ngày càng hiện đại, nhưng nhiều gia đình vẫn còn lưu giữ được những phong tục truyền thống như làm bánh gừng, nấu bún nước lèo… trong dịp Tết. Hơn 30 năm nay, gia đình bà Thạch Thị Sô Phi vẫn duy trì thói quen gói bánh tét, làm bánh gừng mỗi khi đến Tết Chôl Chnăm Thmây. Đối với gia đình bà Sô Phi, gia đình người Khmer nói chung, những thứ bánh này không chỉ thể hiện nét đẹp “công - dung - ngôn - hạnh” của người phụ nữ, mà còn là vật cúng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Trước thời khắc bước sang năm mới, các thành viên trong gia đình bà Thạch Thị Sô Phi lại rộn rã tiếng cười bên mâm cơm gia đình ấm áp tình thân.

Lễ cầu siêu trong ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm.... tại chùa Mahatup (TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).
Lễ cầu siêu trong ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại chùa Mahatup (TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).

Bà Thạch Thị Sô Phi bày tỏ: “Năm nay, mùa màng của phum sóc có nhiều khởi sắc, đời sống cũng từng bước được nâng lên, vì vậy ai cũng phấn khởi chuẩn bị hưởng một cái tết thật đầm ấm, sung túc. Dù có làm ăn ở xa thì các con tôi vẫn quay về nhà để sum họp đón giao thừa, cùng nhau trải qua những ngày tết hạnh phúc”.

Nhằm tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Khmer đón tết vui tươi, ấm áp, Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố phối hợp với ngành chức năng, địa phương tổ chức một số hoạt động như Họp mặt các vị sư sãi, cán bộ hưu trí, gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công cách mạng và Người có uy tín trong đồng bào DTTS là người dân tộc Khmer; tổ chức đoàn đi thăm, chúc Tết, tặng quà Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh.

Đời sống đồng bào Khmer chuyển biến tích cực

Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã làm thay đổi diện mạo vùng quê, nhà cửa tươm tất nên năm nay bà con đón Tết năm mới Chôl Chnăm Thmây cũng vui hơn.

Diện mạo phum sóc Kos'la xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh khởi sắc
Diện mạo phum sóc Kos'la xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh khởi sắc

Đôn Chụm, xã Tân Sơn (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) là ấp có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Với sự đầu tư của Chính phủ cho vùng đồng bào dân tộc Khmer, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao… Ông Thạch Nao, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Đôn Chụm cho biết: “Ấp Đôn Chụm có hơn 90% số hộ là đồng bào dân tộc Khmer, hộ nghèo còn trên 4%. Những hộ này đều có hoàn cảnh rất khó khăn, do vậy nguồn vốn vay này đã giúp các hộ có điều kiện cải tạo nhà ở, có việc làm ổn định để nâng cao thu nhập, mở ra cơ hội thoát nghèo”.

Điển hình là hộ chị Danh Thị Mỹ Thy ở ấp Đôn Chụm, xã Tân Sơn có hoàn cảnh rất khó khăn, không có vốn để sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình. Năm 2021, nhờ được tiếp cận nguồn vốn cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Trà Cú với số tiền 50 triệu đồng, chị Mỹ Thy đã đầu tư thực hiện mô hình mua bò sinh sản và trồng cây màu chuyên canh. 

Trong quá trình chăn nuôi, sản xuất giá cả thường xuyên lên xuống làm cho kinh tế của gia đình cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự cần cù lao động, thường xuyên tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, cũng như sự quan tâm của Hội Phụ nữ xã, mô hình thuận lợi hơn, đàn bò ngày một sinh trưởng, nguồn thu nhập ổn định cây màu hằng ngày từ 200 – 300 ngàn đồng. Hằng tháng, chị dành khoảng từ 0,8 - 1 triệu đồng để đóng lãi và gửi tiết kiệm. Bên cạnh việc chăn nuôi và trồng màu, đầu năm 2023, chị Mỹ Thy còn được vay vốn xây dựng nhà ở theo Nghị định số 28/2022/NĐ – CP, với số tiền là 40 triệu đồng. Từ ngôi nhà tranh, vách lá đơn sơ, với số tiền được vay, chị xây dựng căn nhà ở ổn định, giúp gia đình yên tâm tập trung phát triển kinh tế, từng bước nâng cao mức sống.

Chị Danh Thị Mỹ Thy (bìa phải) ở ấp Đôn Chụm, xã Tân Sơn (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) chăm sóc vườn trồng cây màu chuyên, từ nguồn vốn cho vay hộ nghèo, giúp chị có thu nhập ổn định.
Chị Danh Thị Mỹ Thy (bìa phải) ở ấp Đôn Chụm, xã Tân Sơn (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) chăm sóc vườn trồng cây màu chuyên, từ nguồn vốn cho vay hộ nghèo, giúp chị có thu nhập ổn định.

"Nếu không nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, không biết bây giờ hoàn cảnh gia đình tôi như thế nào? Tôi nhận thấy chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo của NHCSXH đã thực sự phát huy vai trò, tác động tích cực về mặt đời sống xã hội, có tác động quan trọng đối với việc đảm bảo an sinh - xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân chúng tôi", Danh Thị Mỹ Thy bộc bạch.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn, thông qua các chính sách đầu tư đã có tác động lớn, làm thay đổi cơ bản diện mạo các phum sóc. Đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện. Đến nay, Sóc Trăng có 3/10 huyện, thị xã đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 67/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 83,75%), trong đó có 25% xã nông thôn mới nâng cao; hộ nghèo đa chiều trong đồng bào DTTS giảm còn 3,58% vào cuối năm 2023; các xã có đông đồng bào DTTS đều có trường THCS, trạm y tế; 100% đường ô tô đến trung tâm xã và được phủ sóng phát thanh - truyền hình, bảo đảm nhu cầu về tinh thần của người dân; 99,65% người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh...

Tuyến đường nông thôn ấp Ông Rùm 1, xã NTM Hùng Hòa (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) được nâng cấp từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Tuyến đường nông thôn ấp Ông Rùm 1, xã NTM Hùng Hòa (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) được nâng cấp từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Dịp này, vài cơn mưa trái mùa đã xoa dịu cái nắng oi bức, tạo không khí mát mẻ cho bà con đón Tết Chôl Chnăm Thmây thêm vui vẻ, đầm ấm. 

Hộ nghèo, hộ cận nghèo người DTTS đều được tiếp cận các dịch vụ xã hội; chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo được nâng lên; công tác chăm sóc sức khỏe đồng bào tiếp tục được chú trọng thực hiện; bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS được giữ gìn, phát huy. Với những kết quả đạt được đã góp phần rất lớn vào vấn đề cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống.

Ông Lâm Văn MẫnBí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Tin nổi bật trang chủ
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.