Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Không hẹn ở Xín Mần...

Thanh Hải - 20:52, 12/09/2023

Một chợ phiên đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, một cao nguyên Suối Thầu hoang sơ và hấp dẫn, những ngôi nhà tường trình chất chứa bao giọt mồ hôi mặn chát ngày vợ cùng chồng cõng đá, nhào đất… Chúng tôi đã không hẹn mà gặp ở Xín Mần (Hà Giang) những hình ảnh như thế và còn hơn thế.

Những khúc cua trên hành trình vào Xín Mần
Những khúc cua trên hành trình vào Xín Mần

Có gì ở Xín Mần

Xín Mần với những dãy núi như trải dài, bất tận. Mở mắt ra đã thấy núi, điệp trùng đến không ngừng. Người Mông, Tày, Nùng, Dao… ở Xín Mần làm nhà trên núi, sản xuất trên núi, sinh sống trên núi. Con người nương tựa vào núi để sinh tồn như thế suốt bao năm qua. Thượng tá, Trưởng công an huyện Xín Mần Bùi Đình Tiến ví von: Nếu đứng trên đỉnh núi ở Cốc Pài, ném quả bóng thì chẳng biết sẽ lăn đến đâu. 

Xín Mần độ này, lúa đang thì con gái, mơn mởn giữa đại ngàn. Chúng tôi đã đi qua biết bao rẫy lúa, ruộng lúa bậc thang nhấp nhô, trải dài theo triền núi. Còn ngô, hễ có vùng đất thuận lợi, hạt cũng được người dân trỉa xuống; qua nắng gió, sương sa mà nảy mầm, vươn mình.

Đến vùng đất biên viễn đúng ngày Chủ nhật, du khách sẽ được hoà mình vào không khí nhộn nhịp của chợ phiên ở thị trấn Cốc Pài. Này nhé, khi sương núi còn giăng giăng, trên khắp các ngả đường đổ về Cốc Pài đã rộn rã những bước chân. Những bà mẹ địu rau, ngô, bí, dưa… từ rẫy xuống. Những ông bố chở theo mấy trẻ nhỏ, không quên kèm chặt phía trước con lợn mươi cân. Đấy còn là ớt, rau rừng, gừng, nghệ, mèn mén, thảo quả, mác khẻn… bày bán khắp các dãy phố.

Sắc màu chợ phiên Cốc Pài
Sắc màu chợ phiên Cốc Pài

Những sản vật ấy, không chỉ là những tảo tần, khó nhọc của vùng đất biên thùy; mà hơn hết là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Ngày phiên xuống chợ, là đủ trang phục sặc sỡ của đồng bào Mông, Tày, Nùng, Dao… Ấy là sắc áo xanh của người Nùng từ Thèn Phàng, Chí Cà, Tả Nhìu, Cốc Rế; sắc áo đen của người Dao ở Xín Mần; còn người Mông xuống chợ với sắc màu lộng lẫy nhất, ngập tràn màu đỏ, màu hồng. Ði trong chợ phiên, cứ ngỡ như đang đi trong cảnh sinh hoạt của ngày hội văn hóa đa sắc tộc. Vừa cá tính và độc đáo; vừa sum vầy và ấm áp; vừa cuốn hút và mời gọi…

Mấy chị bạn ở Thanh tra Bộ Công an cùng trong chuyến công tác lên Xín Mần xuýt xoa: đẹp quá, thích quá. Và rồi, đáp lại những biểu cảm ấy, họ đã khuân về thành thị nào măng, ớt, dưa, chanh, mác khẻn, thảo quả… khiến cho chuyến xe ngày hôm sau trở ra không còn là cảm nhận mà hơn thế là đủ đầy những sản vật núi rừng.

Chúng tôi cũng đã có những khoảnh khắc khó quên ở cao nguyên Suối Thầu nằm cách thị trấn Cốc Pài 5km. Mùa thu, sắc vàng của nắng ấm cùng những làn gió mát dịu trườn qua bao thung lũng đổ về, khiến du khách mê đắm. Trong gió, tôi nghe như có tiếng khèn Mông dìu dặt và tiếng sáo La Chí réo rắt gọi bạn tình.

Sức hút hấp dẫn của cao nguyên Suối Thầu
Sức hút hấp dẫn của cao nguyên Suối Thầu

Còn mây, cứ từng đợt, từng đợt sà xuống, rồi lướt qua. Có lúc, cả Suối Thầu chìm trong mây, nhưng rồi lại nắng ửng liền ngay đó thôi. Từ trên cao nguyên Suối Thầu nhìn xuống, dòng sông Chảy nhỏ như sợi chỉ chảy ngoằn ngoèo giữa những dãy núi cao vời vợi.

Trước khi đến Suối Thầu, chúng tôi đã rất thích thú khi ngắm nhìn những ngôi nhà tường trình ở xã Nàn La. Những ngôi nhà được đắp bằng đất với bức tường dày chừng 30-40cm trông rất vững chãi. Màu thời gian hiện rõ không chỉ qua từng tấm Fibro xi măng hay cọng lá lợp mái mà còn hiện hình ngay trên mỗi bức tường đất bạc thếch. Giàng Seo Sử, chủ nhân một ngôi nhà tường trình nằm sát bên con đường bê tông dẫn đến Suối Thầu kể: vợ chồng ta làm cả thôi. Đất được lấy từ núi mà, rồi nhào nặn nhiều ngày để xây đó. Nhà tường trình là nét văn hóa của dân tộc ta đó.

Trên con đường đổ vào Cốc Pài, tôi mường tượng đến lời anh bạn thời đại học, nay là phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hà Giang, đã từng nói trong đêm rượu mèn mén hôm trước: Sẽ đi qua bãi đá cổ, thác tiên đèo gió đấy. Đẹp lắm, tranh thủ mà ghé nhé. Ông ở Xín Mần lâu chút, còn có cơ hội đi di tích lịch sử Nàn Ma, suối khoáng Nậm Choong, cửa khẩu Xín Mần…

Bãi đá Nấm Dẫn với vô số những tảng đá kì thú, hằn sâu dấu vết thời gian
Bãi đá Nấm Dẫn với vô số những tảng đá kì thú, hằn sâu dấu vết thời gian

Quần thể văn hóa đá cổ Nấm Dẫn gắn liền với đời sống văn hóa của người Nùng. Đó là tám phiến đá lớn có nhiều hình khắc cổ, nằm rải rác trên diện tích 8ha. Ngay như ở phiến đá lớn hình mai rùa, các nhà khoa học đã phát hiện 79 hình vẽ, trong đó có 40 hình tròn, hai hình chữ nhật, một hình vuông, sáu hình hồi văn, năm hình biểu tượng sinh thực khí phụ nữ, hai hình bàn chân người... Nét khắc chìm thô sơ trực tiếp vào bề mặt đá có niên đại hơn một nghìn năm.

Những điểm trừ

Ở một huyện vùng cao biên giới như thế, Xín Mần rõ ràng là rất giàu tiềm năng và lợi thế để “hái tiền” từ du lịch trải nghiệm. Nhưng, đường đến Xín Mần còn là cả vấn đề lớn khiến không ít du khách “một lần đi không trở lại”. “Xín Mần” theo tiếng Hán có nghĩa là “Cửa mở”. Nhưng, đường giao thông thì “chưa mở” tí nào. Chỉ mỗi 90km từ Quang Bình vào Cốc Pài đã ê ẩm cả người sau non một buổi ngồi xe thì mấy ai còn hứng thú cho những cảnh đẹp mời gọi phía trước. Trên Tỉnh lộ 178, hàng chục km đường đầy ổ voi và lởm chởm đất đá khiến cho hành trình vào Xín Mần thêm dài hơn.

Vào Xín Mần còn có con đường từ Hoàng Su Phì, nhưng nghe nói con đường ấy cũng đã rất khó đi. Còn nếu đi từ Bắc Hà (Lào Cai) sang Xín Mần, và muốn đi tiếp các địa danh ở Hà Giang như Đồng Văn, Quản Bạ, Vị Xuyên… thì chắc chắn phải đi trên con đường “khổ ải” mà chúng tôi đã từng đi.

Những thửa ruộng bậc thang ở Xín Mần
Những thửa ruộng bậc thang ở Xín Mần

Lại nói về Suối Thầu. Đã có một con đường bê tông đủ một làn xe, vừa được đầu tư. Ngoại trừ điều ấy thì ở Suối Thầu gần như “chưa có gì”. Ở đây, phải hiểu là thiếu nhà chờ, vị trí tạm trú mưa, nắng, hay các khu dịch vụ hỗ trợ khác. Cả một cao nguyên Suối Thầu mênh mông nắng, gió, núi, mây… nhưng chỉ vài cái kiốt, quán lèo tèo cho du khách thuê đồ chụp ảnh. Thành ra, chúng tôi vẫn cảm giác như đang thiêu thiếu một điều gì.

Nhiều người cũng đã nức nở khi đề cập đến đèo gió. Nhưng, chính con đường khó nhọc trên hành trình đã khiến đèo mây lãng mạn “mất điểm”. Nói thế là bởi, khách trên xe cứ mãi lắc lư qua từng ổ voi với nền đường lởm chởm, thành ra quên mất cái lãng mạn, hấp dẫn của đèo mây lúc nào. Ngay bản thân chúng tôi, cũng đi ngang đèo mây đầy vô tình đó thôi.

Trong xu thế phát triển hiện nay, những ngôi nhà tường trình đang dần biến mất theo thời gian. Một giải pháp tổng thể để bảo vệ nhà tường trình gắn với du lịch mang tính dài hơi cũng cần phải được làm quyết liệt. Muốn vậy, phải có kinh phí để hỗ trợ người dân tu sửa, làm mới, hay bảo vệ và phục dựng… Còn chợ phiên, hãy nâng tầm lên để chợ Cốc Pài có một nét riêng của vùng đất ấy, không thể trộn lẫn. Nên chăng, chính quyền Xín Mần cần tư duy để có một biển chỉ dẫn “chợ phiên Cốc Pài”; trong đó có đủ thông tin về ngày họp, đặc sắc văn hóa và sản vật… của phiên chợ.

Tác giả bên ngôi nhà tường trình ở Nàn La, gần cao nguyên Suối Thầu
Tác giả bên ngôi nhà tường trình ở Nàn La, gần cao nguyên Suối Thầu

Điều đặc biệt là những địa điểm du lịch ở Xín Mần vẫn còn hoang sơ, bình dị và khung cảnh thiên nhiên yên bình, hùng vĩ. Cũng bởi hoang sơ nên dường như chưa có sự đầu tư nào đáng kể. Hãy hướng dẫn người dân để họ cùng làm du lịch thông qua hướng dẫn viên, mở các homestay, mở nhà hàng phục vụ ăn uống và bán hàng lưu niệm, đặc sản tại khu du lịch… quy củ hơn.

Xín Mần nằm trong cung đường phát triển du lịch phía Tây của tỉnh Hà Giang, nối với huyện Hoàng Su Phì và Quang Bình. Huyện có vị trí đắc địa, tiếp giáp với tỉnh Lào Cai, dễ dàng trong việc kết nối tuor, tuyến và phát triển du lịch với điểm du lịch Sa Pa. Riêng cao nguyên Suối Thầu đã là địa điểm “check in” cực kỳ lý tưởng đối với tất cả những du khách thích trải nghiệm. Vậy thì, nên chăng, Xín Mần hãy làm du lịch bằng tiềm năng ở cao nguyên Suối Thầu và xem đó là điểm nhấn quan trọng nhất. Mà muốn vậy, ngay từ bây giờ, hãy khắc phục ngay các “điểm trừ” về giao thông, các dịch vụ hỗ trợ, hay đơn giản hơn là chỗ đỗ xe, quay đầu xe trên cao nguyên Suối Thầu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 19:08, 03/05/2024
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 14:18, 03/05/2024
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 13:25, 03/05/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 10:31, 03/05/2024
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 10:22, 03/05/2024
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 10:02, 03/05/2024
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 09:40, 03/05/2024
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:36, 03/05/2024
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.