Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khó vay ngân hàng, dân nghèo Tây Nguyên phải vay ngoài lãi 60%/năm

PV - 10:42, 02/03/2018

Hàng vạn hộ gia đình không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, phải vay nợ tư nhân với lãi suất rất cao, khiến cuộc sống mãi ngập trong nợ nần.

Năm 2017 là năm rất thành công của ngành Ngân hàng cả nước nói chung, Tây Nguyên nói riêng, khi tất cả đều báo lãi lớn. Tuy vậy, phía ngoài vòng sáng thành công của các ngân hàng, vẫn tồn tại nhiều khoảng tối về tín dụng. Ở vùng tối ấy, hàng vạn hộ gia đình không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, phải vay nợ tư nhân với lãi suất rất cao, khiến cuộc sống mãi ngập trong nợ nần, con đường thoát nghèo bị chặn đứng, gây ra nhiều hệ lụy xã hội.

Loạt bài "Cho vay lãi cao ở Tây Nguyên- sóng ngầm trong vùng tối tín dụng" nhằm làm rõ bức tranh ngột ngạt về kinh tế do phải vay nặng lãi của các gia đình đang sống trong vùng tối của tín dụng; những thủ đoạn và biến tướng của hoạt động cho vay lãi cao hiện nay; những chông gai, cản trở khiến nông dân và ngân hàng khó tìm đến được với nhau.

Tín dụng đen “tràn” miền đất đỏ

Sau gần 1 năm chăm sóc và chờ đợi, rẫy sắn hơn 1 ha của gia đình ông Siu Chbai, ở làng Toan, xã Chư Kdăm, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai được thu hoạch. Chiếc xe công nông nổ máy xình xình lăn bánh theo từng bước chân người, từng củ sắn to như bắp tay được ném vào thùng xe. Trong cảnh rộn ràng mùa vụ nhưng Siu Chbai vẫn thở dài sườn sượt, bởi gia đình ông vẫn không thoát cảnh "một nghèo hai trắng". Xe công nông là của bà con trong buôn đem đến, giúp cho công việc thu hoạch. Gần 70 tấn sắn vừa thu được, gia đình cũng chẳng cầm được ấm tay. 20 triệu đồng vay tư nhân đã đẻ thêm 130 triệu đồng là tiền lãi khiến gia đình 6 miệng ăn chới với.

Gia đình Siu Chbai đã cố hết sức để làm ăn, nhưng mức lãi 5% mỗi tháng tức 60%/năm, một con số không tưởng mà có thật, thậm chí phổ biến ở nông thôn Tây Nguyên dẫn đến khoản nợ tăng lên vùn vụt.

“Tiền mặt ban đầu họ đưa là có 20 chục triệu thôi. Tới bữa nay, nó cộng dồn lại là tới một trăm mấy chục triệu rồi, nhưng năm nào mình cũng trả, trả liên tục đấy nhưng cũng không hết tiền lãi. Tiền lãi càng lúc càng nặng, là mình không chịu nổi nữa. Tới bây giờ, mình không biết làm sao để có tiền trả nữa” – ông Siu Chbai nói.

Sau mỗi vụ thu hoạch, nông dân vẫn nghèo vì các khoản lãi vay. Sau mỗi vụ thu hoạch, nông dân vẫn nghèo vì các khoản lãi vay.

So gia đình ông Siu Chbai, gia đình ông Kpă Trơng, ở buôn Mlah, xã Phú Cần, huyện Krông Pa càng kiệt quệ. Trong căn nhà mái lủng lỗ chỗ, ánh nắng xuyên vào từng vạt, chỉ có 1 thứ được gọi là tài sản, đó là chiếc radio nhỏ dùng để nghe tin tức. Kpă Trơng buồn rười rượi cho biết, mấy năm gần đây, sắn, ngô, lúa cũng được mùa, được giá nhưng gia đình ông không cách nào trả được món nợ 30 triệu đồng đã vay cùng mức lãi 60%/năm. Lãi mẹ đẻ lãi con, khoản nợ gốc cứ tăng theo từng năm, đói nghèo cứ mãi đeo đẳng.

“Gia đình tôi có 6 người, cố gắng lắm nhưng cũng  không đủ ăn. Làm sắn thì mỗi năm trả nợ người ta một lần, trả dần dần. Vay của tư thương là 30 triệu. Mỗi năm là trả họ được 9-10 triệu. Tôi không dám vay tiền nhà nước thì phải trả lãi hàng quý, không có tiền để trả” - ông Kpă Trơng tâm sự.

Không riêng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, ngay cả những hộ khá ở gần trung tâm các xã, cũng có thể vướng sợi dây “thắt cổ” của các khoản lãi vay ngoài ngân hàng. Trong số này có chị Lê Thị Vân, ở thôn 14, xã Ea Pal, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Chị Vân vốn là người có kinh tế khá, đã xây được nhà cao cửa rộng nhờ nghề chăn nuôi và mua bán bò.

Cách đây mấy năm, chồng chị Vân lâm trọng bệnh, phải thế chấp nhà đất, vay ngân hàng 200 triệu đồng để chạy chữa. Thế nhưng chẳng những không cứu được chồng, trên vai người góa phụ còn chất thêm gánh nợ lớn đến kỳ phải trả. Xin gia hạn không được, xin khoanh nợ càng không, chị Vân phải vay lãi ngày của tư nhân để đáo hạn. Đáo hạn xong, chị bị các ngân hàng đưa vào “sổ đen” khó đòi, từ chối cho vay. Lãi ngày 0,2% biến thành lãi tháng 6%, rồi thành lãi năm 70%... chưa đầy một năm, 200 triệu tiền gốc đã đẻ thêm hơn trăm triệu tiền lãi.

“Người ta vẫn cho vay với lãi 3.000 đồng/1 triệu/ngày. Nhưng với em người ta chỉ tính 2.000 đồng/1 triệu/ngày thôi. Nhưng mà sau đó em không vay được ngân hàng nên không trả được. Có mấy tháng thôi mà hơn trăm triệu tiền lãi. Bây giờ thì em hết sức rồi, em đang tính ra năm thì bán nhà để trả nợ” – chị Vân nói.

Ngân hàng cho vay bằng giống, phương tiện sản xuất

Mấy năm nay, các ngân hàng, chi nhánh được mở rộng nhanh chóng ở khu vực Tây Nguyên, nhưng tình trạng nông dân phải vay vốn ngoài với lãi suất cao vẫn phổ biến. Thấp nhất, bà con cũng phải chịu mức lãi 36%/năm, còn cao, có thể hơn 70%/năm, cao hơn cả lợi nhuận mà nương rẫy, ruộng vườn đem lại.

Theo UBND huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, huyện duy nhất ở Tây Nguyên có thống kê về tình trạng người dân phải vay nặng lãi, người dân địa phương đang mang nợ tư nhân ít nhất 76 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc chỉ 18 tỷ đồng, và nợ lãi tới 58 tỷ đồng. Chủ yếu đối tượng mắc nợ là hộ nghèo và cận nghèo

Hiện trường một vụ xiết nợ. Hiện trường một vụ xiết nợ.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Chủ tịch UBND huyện Ia Pa cho biết, nhiều hộ không còn khả năng trả nợ, hệ lụy xã hội của tình trạng này là không dễ để khắc phục: “Bà con vay lãi suất cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất và phát triển kinh tế. UBND huyện, Ngân hàng CSXH đang phối hợp rà soát lại những người trước kia đã vay. Nếu đã vay rồi thì bây giờ tập trung vào tiếp tục cho vay sản xuất trực tiếp, nhưng không đưa tiền nữa mà hỗ trợ giống, phương tiện sản xuất. Sau đó thu hoạch thì ngân hàng thu hồi vốn” – ông Hùng nói.

Tây Nguyên, vùng đất màu mỡ bậc nhất cả nước, năm nào cũng mang tới cho nông dân những mùa vàng, nhưng không mùa vàng nào theo kịp những khoản vay tư nhân lãi mẹ đẻ lãi con. Những khoản lãi sinh sôi không ngừng theo ngày tháng, giống như dòng sông chảy siết, khiến nông dân ngập trong nợ nần, ngăn chặn họ cập bến thoát nghèo.

Hệ lụy ấy là gánh nặng nợ nần mãi không thể trút bỏ, là những nỗ lực thoát nghèo bị bóp nghẹt bởi tình trạng lãi mẹ đẻ lãi con./.

THEO VOV

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì, thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 7 phút trước
Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 5 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 5 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì, thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:47, 25/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Liverpool đã phải nhận thất bại 0-2 khi hành quân đến sân của Everton. Sau trận đấu này, Liverpool tạm đứng thứ 2 (74 điểm/34 trận), kém đội đầu bảng Arsenal 3 điểm, hơn đội xếp sau Man City 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 2 trận.
Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:46, 25/04/2024
Mặc dù gặp đội cuối bảng xếp hạng Sheffield United, nhưng Man United đã phải rất vất vả mới có thể giành được chiến thắng trong trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.
Futsal châu Á 2024: Thất bại đáng tiếc trước Uzbekistan, Futsal Việt Nam phải chờ tranh vé vớt dự World Cup

Futsal châu Á 2024: Thất bại đáng tiếc trước Uzbekistan, Futsal Việt Nam phải chờ tranh vé vớt dự World Cup

Thể thao - Hoàng Minh - 21:45, 25/04/2024
Đội tuyển Fusal Việt Nam vừa để thua ngược đội tuyển Futsal Uzbekistan trong trận Tứ kết giải Futsal châu Á 2024. Thất bại này khiến đội tuyển Futsal bị loại khỏi giải và phải chờ tranh vé vớt dự World Cup.