Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kết nghĩa để giúp dân thoát nghèo

PV - 17:46, 29/01/2018

Nhìn những căn nhà kiên cố hiện hữu giữa bạt ngàn màu xanh no ấm, bà Đinh Thị Ngoại và nhiều người khác ở làng Lợt (xã Nghĩa An, Kbang, Gia Lai) tràn ngập niềm tin và sự xúc động, bộc bạch rằng: Thành quả ấy sinh ra từ sự gắn kết keo sơn, nghĩa tình giữa Đảng, Nhà nước và bà con đồng bào dân tộc thiểu số, từ những sự kết nghĩa thắm tình. Dẫu còn nhiều nhà chưa giàu lên nhưng người dân ở Nghĩa An, trước cũng vậy, bây giờ cũng vậy, chỉ nghe theo Ðảng, Nhà nước, không nghe kẻ xấu.

Động lực từ sự gắn kết

Đi qua hơn 40 mùa rẫy, bàn chân triền miên xước rách trên đồi cao lẫn ruộng cạn nhưng vẫn không thể vươn lên thoát nghèo và xây dựng được căn nhà kiên cố, đã bao lần ông Đinh Văn Tông (người Ba Na ở làng Lợt) trĩu nặng ưu tư, luẩn quẩn với câu hỏi nên bám đất quê hay đi lang bạt làm nghề tự do? Đúng lúc ấy, căn nhà ván của ông Tông vang lên tiếng gõ cửa, các cán bộ Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng cơ bản huyện Kbang tìm đến siết chặt tay ông bảo: Mình cùng kết nghĩa nhé. Chúng tôi sẽ lo vật liệu, lo khảo sát và xây nhà miễn phí cho nhưng cái bụng của Tông phải luôn cháy bỏng niềm tin và thúc giục ý chí vươn lên. Có nhà xong rồi sẽ có cán bộ khác đến bày cho cách làm ăn. Chỉ có thế mới hào sảng, mới thoát nghèo bền vững được.

Các đơn vị kết nghĩa xây nhà kiên cố cho người nghèo ở làng Lợt. Các đơn vị kết nghĩa xây nhà kiên cố cho người nghèo ở làng Lợt.

 

Nghe cán bộ Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng cơ bản huyện Kbang phổ biến xong, ông Tông mừng rỡ suốt mấy ngày và lấn bấn không biết thực hay mơ. Cho đến ngày, xe nọ nối xe kia đưa vật liệu đến làm nhà kiên cố thì ông vỡ òa sự sung sướng, giấc mơ cả đời đã thành sự thật, Xuân 2018 này niềm vui như được nhân lên nhiều lần.

Cũng giống như ông Tông, từ ngày được UBND xã Nghĩa An xây cho căn nhà kiên cố, bà Đinh Thị Ngoại (người Ba Na) cùng người thân của mình như được tiếp thêm động lực mới, khí thế mới, miệt mài lao động trên rẫy bắp. Bà Ngoại chia sẻ rằng: Nhà mình nghèo lắm. Xưa nay làm lụng mãi vẫn không dư được số tiền lớn để xây nhà, ở nhà tạm mỗi lần mưa gió cơ cực. Thế rồi, cán bộ xã đến bảo, xã kết nghĩa với làng, với gia đình để đỡ đần, giúp xây nhà mới. Có nhà rồi chỉ còn lo làm ăn thật tốt để sắm đồ đạc thôi…

Được biết trước đó, xã Nghĩa An có trên 100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ba Na) trong cảnh nghèo khó, phải ở nhà tạm. Trước tình trạng đó, Huyện ủy Kbang ban hành Quyết định số 20-QĐ/HU phân công các chi bộ, các tổ chức cơ sở đảng kết nghĩa với các làng, các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số còn nghèo khó để xây nhà kiên cố và giúp họ thoát nghèo.

Ông Võ Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa An khẳng định; Phong trào kết nghĩa là một chủ trương giàu tính nhân văn. Từ quyết định này, đến đầu năm 2018, xã Nghĩa An đã tổ chức, kết nối cho 28 chi bộ, tổ chức cơ sở đảng kết nghĩa giúp gần 90 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo. Để thoát nghèo bền vững thì các đơn vị được phân công kết nghĩa vẫn luôn sát cánh bên các hộ dân để giúp họ khi cần thiết.

Tiếp nhận kỹ thuật vươn lên làm giàu

Bấm ngón tay, ông Đinh Linh (người Ba Na ở làng Kuao) nhẩm tính; Mình có năm sào mía, ba sào bắp. Trước đây không biết chăm sóc, không biết ứng dụng khoa học-kỹ thuật, mía và bắp mất mùa liên tục, làm mãi mà vẫn có năm không đủ ăn. Giờ đây được các cán bộ lâm nghiệp đến tận ruộng chỉ cách trồng, kỹ thuật chăm sóc, cách bón phân nên cây lên xanh khỏe mà không sâu bệnh gì. Các loại phân cũng được bên công ty lâm nghiệp hỗ trợ vì họ kết nghĩa với mình. Làm theo kiểu mới này, vụ Hè Thu năm 2017 mình đã có lời hàng chục triệu đồng từ năng suất của cây trồng, không còn lo cái nghèo đeo bám nữa.

Cũng giống ông Linh, sau khi thấu hiểu, vỡ lẽ ra rằng chỉ cần mẫn làm nông nghiệp theo thói quen thôi là không đủ mà còn cần có khoa học-kỹ thuật. Từ đó, các cán bộ nông nghiệp, lâm nghiệp hướng dẫn gì là anh Đinh Văn Hậu (người Ba Na ở làng Lợt) ghi nhớ và học thuộc điều đó để áp dụng vào sản xuất.

Rạng rỡ niềm vui, anh Hậu chia sẻ: Mình là hộ nghèo, được các cán bộ lâm nghiệp nhận kết nghĩa để đỡ đần nên rất cảm kích. Gia đình ở đây mấy đời rồi. Cha tôi lúc còn sống có dặn rằng, nhà đông anh em thì bám lấy đất mà sống. Nhưng bao nhiêu năm trước canh tác theo thói quen, không có năng suất. Từ khi được tiếp cận khoa học-kỹ thuật áp dụng trồng bắp, trồng mía sản lượng thu được vượt trội, lại được mở mang đầu óc để hướng dẫn cho họ hàng, bà con trong làng nữa. Ở làng Lợt và nhiều làng khác trong xã giờ nhà nhà đều bàn chuyện làm nông nghiệp theo kỹ thuật mới rồi.

Là đơn vị kết nghĩa với nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ka Nak cho biết; Khi được xã phát động, công ty đã nhiệt tình hướng ứng ngay. Riêng trong năm 2017, công ty đã kết nghĩa với 4 hộ ở làng Kuao và giúp họ thoát nghèo, có nhà ở. Cùng với đó, công ty còn chuyển giao kỹ thuật, tặng cây trồng, phân bón… cho hàng chục hộ dân khác trong xã. Đồng bào dân tộc thiểu số ở đây khi được trợ giúp những điều thiết thực họ sẽ vững tin vươn lên làm ăn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhìn đàn bò khỏe mạnh của làng Lợt thảnh thơi trên đồng cỏ, già làng Đinh Liêm (người Ba Na) tin tưởng: Nuôi theo kỹ thuật mới rồi, không sợ bò bệnh, bò chết nữa. Đàn này rồi sẽ sản sinh ra đàn khác, chả mấy chốc cả làng mình và các làng khác nữa sẽ giàu lên thôi...

ĐÔNG HƯNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Tin nổi bật trang chủ
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 7 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 7 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 7 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 7 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 7 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 7 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 8 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.
Những điều cần biết về bệnh ho gà

Những điều cần biết về bệnh ho gà

Sức khỏe - Như Ý - 8 giờ trước
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính về đường hô hấp có khả năng lây lan nhanh, bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trường hợp hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn nên tìm hiểu để chủ động phát hiện kịp thời và điều trị bệnh sớm tránh xảy ra biến chứng cũng như có cách phòng tránh loại bệnh này hiệu quả nhất.