Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Huyện Quế Phong (Nghệ An): Chanh leo nhiễm bệnh tràn lan

PV - 15:14, 29/10/2018

Từng là cây trồng chủ lực giúp đồng bào các dân tộc ở huyện Quế Phong vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, do không chú trọng về kỹ thuật chăm sóc nên diện tích chanh leo bị nhiễm bệnh tràn lan khiến người dân phải chặt bỏ hàng loạt.

Ông Vi Văn Quang, Trưởng bản Yên Sơn, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong chia sẻ, cây chanh leo trước đây là cây giúp bà con nơi đây vươn lên thoát nghèo. Đã có nhiều hộ dân nhờ cây chanh leo mà kinh tế gia đình khá giả. Thế nhưng thời gian gần đây, chanh leo trên địa bàn đồng loạt nhiễm bệnh phải chặt bỏ.

Ông Vi Văn Quang cho rằng “thời điểm này giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật còn đắt hơn giá chanh leo”. Ông Vi Văn Quang cho rằng “thời điểm này giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật còn đắt hơn giá chanh leo”.

Gia đình ông Quang cũng phải chặt bỏ hơn 400 gốc. Xót của nhưng nếu để lại cũng không cho thu hoạch, chỉ hy vọng chồi mới sẽ không còn bị bệnh nữa. Theo ông Quang, trước đây có 70 hộ trong bản trồng chanh leo với hàng ngàn gốc, mỗi năm đem lại thu nhập hàng tỷ đồng cho người dân. Thế nhưng hiện nay, chỉ còn 20 hộ còn giữ lại cây chanh leo và số lượng diện tích không đáng kể.

Điều buồn cho người trồng chanh leo là, diện tích chanh leo nhiễm bệnh đã lan rộng trên địa bàn toàn xã, vì thế họ đã đồng loạt chặt bỏ. Trước đây, diện tích chanh leo của xã Tri Lễ là 212ha, thì hiện nay chỉ còn lại chưa đến 150ha.

Nguyên nhân người dân ở Quế Phong không mặn mà với cây chanh leo vì loài cây này rất dễ nhiễm mầm bệnh, mức độ lây lan nhanh, phun thuốc gần như không có tác dụng để triệt tiêu mầm bệnh dẫn tới người trồng buộc phải chặt bỏ.

Ông Phan Trọng Dũng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quế Phong cho biết: Theo quy hoạch vùng trồng được xác định lên tới 1.500ha. Tuy nhiên, sau 5 năm phê duyệt quy hoạch, diện tích chanh leo toàn huyện hiện nay mới chỉ trồng được 201ha.

Theo ông Dũng, lý do diện tích chanh leo không đạt được như quy hoạch là do chi phí đầu tư trồng cây chanh leo quá lớn, đầu ra lại phụ thuộc vào Công ty Nafoods đơn vị liên kết bao tiêu sản phẩm. Có thời điểm, giá chanh leo quá thấp nên người dân không mặn mà mở rộng diện tích trồng mới.

Qua tìm hiểu, hiện nay các mặt hàng phân bón vật tư và thuốc bảo vệ thực vật cho cây chanh leo còn cao; phải nhập khẩu hoặc mua bán từ địa phương khác, sau đó mới vận chuyển về vùng trồng khá xa nên ngoài chi phí thực tế của sản phẩm còn phát sinh thêm chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, việc phun thuốc và sử dụng các chế phẩm phòng trị bệnh cho cây chanh leo của bà con chưa thường xuyên, liên tục và đúng thời điểm.

Về giải pháp để khôi phục lại vùng chanh leo, ông Dũng cho hay, trước mắt huyện đã vận động bà con chặt bỏ hoàn toàn những diện tích cây bị nhiễm bệnh để triệt tiêu mầm dịch và cho đất nghỉ một thời gian để làm công tác cải tạo. Sau đó, trồng loại cây khác để thay thế trong vòng 2 đến 3 năm sau mới trồng lại chanh leo. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, nên trồng cây gì để thay thế, thì huyện vẫn chưa có chủ trương cụ thể, còn bà con thì vẫn lúng túng và bị động.

Tuy nhiên, để duy trì cây chanh leo-từng là một cây trồng chủ lực tăng thu nhập của bà con trong giải pháp căn cơ nhất vẫn là, giúp người dân có những phương án phòng trừ sâu bệnh, tìm đầu ra lâu dài cho sản phẩm, cũng như quy hoạch diện tích trồng chanh leo phù hợp với thổ nhưỡng để người dân yên tâm canh tác.

Trước mắt huyện đã vận động bà con chặt bỏ hoàn toàn những diện tích cây bị nhiễm bệnh để triệt tiêu mầm dịch và cho đất nghỉ một thời gian để làm công tác cải tạo. Sau đó, trồng loại cây khác để thay thế trong vòng 2 đến 3 năm sau mới trồng lại chanh leo”. (Ông Phan Trọng Dũng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quế Phong).

MINH THỨ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 2 phút trước
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 1 giờ trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 4 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 4 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 5 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 5 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 7 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 8 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.