Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hồn chữ trên kinh lá buông

PV - 17:08, 22/03/2021

Kinh lá buông mang đậm nét văn hóa gắn liền với tôn giáo của người Khmer ở An Giang, là “báu vật” người xưa để lại, thể hiện những giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật cao của nghệ nhân Khmer, từ việc chọn lá, cách phơi lá, cách chế biến và sử dụng bột đen làm nổi bật các con chữ. Đây là những giá trị văn hóa phi vật thể, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Khmer. Qua nhiều thăng trầm, biến cố, kinh lá buông dần mai một vì nhiều lý do. Tuy nhiên, thế hệ sau đang tìm cách gìn giữ nét văn hóa ấy bằng tất cả khả năng của mình.

Hòa thượng Chau Sơn Hy (thứ 6 từ trái sang) hướng dẫn các sư sãi viết kinh lá buông. Ảnh: Đăng An
Hòa thượng Chau Sơn Hy (thứ 6 từ trái sang) hướng dẫn các sư sãi viết kinh lá buông. Ảnh: Đăng An

Di sản kỳ diệu của tiền nhân

Đến nay, không ai biết kinh phật ghi chép trên lá buông có xuất xứ từ thời điểm nào, được phát triển ra sao. Nhưng theo người xưa truyền kể, khi chưa có tập vở, ông cha ta đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều cách để lưu trữ thông tin lại cho thế hệ sau.

Hòa thượng Chau Sơn Hy, trụ trì chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) cho biết: Lá buông là loại “giấy” thần kỳ, có thể viết chữ được, không bị mối mọt, không phai nét chữ, rất hữu ích trong việc bảo quản lâu dài. Thời điểm ấy, kinh lá buông phát triển mạnh mẽ, ngôi chùa nào cũng có hàng chục, hàng trăm quyển kinh như thế này. Tuy nhiên, do chiến tranh, cộng với sự thay đổi nhiều đời sư sãi, kinh lá buông bị thất lạc nhiều. Thậm chí, số lượng chùa còn giữ kinh lá buông chỉ còn đếm trên đầu ngón tay...

Hòa thượng Chau Ty, trụ trì chùa Soài So (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn), là nghệ nhân duy nhất còn thực hiện được nét bút tài hoa ấy. Vừa thực hiện các công đoạn “ghi chép” trên lá buông, Hòa thượng Chau Ty vừa giảng giải: “Khắc chữ trên lá buông là một việc làm rất khó khăn và cần nhất là ý chí kiên nhẫn”.

Theo hòa thượng Chau Ty, đầu tiên, người thực hiện phải dùng một vật dụng bằng gỗ căng nhiều dây (như dây đàn, gọi là “thước”), chà mực lên rồi áp xuống lá buông, khẽ búng nhẹ để mực dính vào lá. Đó là “đánh hàng”. Người thực hiện phải cẩn thận, khéo léo, không để mực văng ra xung quanh hoặc vón cục. Khi búng xong, trên lá buông xuất hiện những hàng kẻ thẳng tắp.

Công đoạn quan trọng tiếp theo chính là khắc chữ. Nghệ nhân phải tìm chỗ ngồi thoải mái, có thể dựa lưng vào gần cửa sổ để ánh sáng chiếu rõ, đặc biệt là phải yên tĩnh. Họ sử dụng một loại bút bằng gỗ nhọn (gọi là đek-cha), tỉ mẩn khắc từng nét chữ trên lá. Những nét chữ Pali hoặc chữ Khmer cổ được các sư cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chút sao cho thẳng hàng, ngay lối và đẹp mắt. Sau khi khắc xong một mặt, họ dùng than pha với dầu ăn quệt lên, rồi lau sạch. Than sẽ “ăn” vào lá, tạo thành một chữ đen, rất khó phai...

Trong lúc khắc chữ, nghệ nhân hoàn toàn thả hồn vào công việc, không màng chuyện xung quanh. Ông Chau Chênh (ngụ xã Cô Tô, huyện Tri Tôn), một người từng tham gia viết kinh lá buông cho biết thêm: “Một ngày, nếu nhanh lắm thì nghệ nhân chỉ viết được 2-5 tấm lá. Nếu bất cẩn không tập trung một phút giây thôi, nét chữ bị sai thì cả tấm lá đành phải vứt bỏ. Chính vì thế, để chép xong một bộ kinh có thể mất hàng tháng trời, vì mỗi bộ kinh có độ dài từ 20-60 lá. Người mới học khắc chữ như tôi lại càng mất thời gian nhiều hơn”.

Chung tay bảo tồn giá trị văn hóa

Theo Sở Nội vụ tỉnh An Giang, kinh lá buông là một loại tài liệu quý, đặc trưng của tỉnh An Giang. Các tài liệu này đang được bảo quản và sử dụng tại các chùa Khmer, tập trung ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (trên 100 bộ). Đây là một loại hình tài liệu rất độc đáo về vật liệu chế tác và chữ viết cổ.

Về nội dung, kinh lá buông thể hiện những lời dạy của đức Phật, những câu vè, câu chuyện dân gian, trò chơi dân gian gắn liền với văn hóa của đồng bào Khmer. Vì chủ yếu giảng giải giáo lý của đức Phật, khuyên bảo con người hướng thiện nên những bộ kinh lá buông mang giá trị văn hóa vô cùng độc đáo, chỉ được mở ra thuyết pháp vào những dịp quan trọng như: Lễ Phật đản, lễ dâng bông, lễ dâng y cà sa, lễ cúng trăng, lễ cúng ông bà... của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.

Ở kinh lá buông, người ta nhận ra những nét đẹp dung dị trong tâm hồn người Khmer qua nhiều thế hệ, nhất là những lời Phật dạy được thấm nhuần và đi vào đời sống hằng ngày của họ.

Với nét văn hóa độc đáo và là sản phẩm vô giá trong tôn giáo Nam tông Khmer, năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer” là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Năm 2006, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa Xvay Ton là ngôi chùa lưu giữ nhiều nhất về sách kinh viết trên lá buông có tại Việt Nam. Năm 2015, hòa thượng Chau Ty được công nhận là Nghệ nhân Ưu tú và tháng 3-2019 được Nhà nước công nhận là Nghệ nhân Nhân dân.

Điều lo lắng nhất hiện nay là việc không đủ nguyên liệu để khắc kinh. Lá buông không còn dễ tìm thấy như ngày trước, hoặc nếu có cũng không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Hòa thượng Chau Sơn Hy kiến nghị: “Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, bảo quản và nhân giống cây buông, làm dồi dào nguồn nguyên liệu cho việc tập huấn, đào tạo nghệ nhân khắc chữ, tiến tới phục hồi các bộ kinh trong hệ thống chùa Khmer. Theo tôi được biết, hiện tại có chùa đang trồng 4-5 gốc cây buông. Trong khi đó còn rất ít cây đủ khả năng sử dụng lá cho việc khắc chữ. Chúng tôi buộc phải tìm mua nguyên liệu từ các cánh rừng của Campuchia”.

Buông là một loại cây sống trên núi, hiện chỉ còn rải rác ở núi Tô, núi Dài, núi Cấm... tại tỉnh An Giang. Cây buông cao như cây thốt nốt, nhưng lá dài và dày hơn, có nhiều lớp như ván ép. Mỗi chiếc lá có thể cho thành 3 mảnh lá nhỏ để viết chữ, mỗi mảnh dài 5-6 tấc, chiều rộng 5 phân. Một điểm đặc biệt, cây buông sẽ chết nếu ra trái và 50 năm cây mới có hoa một lần.

Không chỉ bị mai một về các bản kinh lá buông, người chép kinh cũng dần thưa thớt. Giai đoạn trước đây, kỹ thuật viết kinh chỉ được chân truyền cho các đệ tử giỏi nhất nên không nhiều sư sãi biết được. Bây giờ, kinh lá buông cần được bảo tồn nên nhiều người có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật này.

Tháng 7-2014, lớp học dạy viết kinh trên lá buông đầu tiên được tổ chức tại chùa Soài So, do đích thân hòa thượng Chau Ty hướng dẫn, thu hút đông đảo sư sãi các chùa trong tỉnh về dự. Không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và khả năng để được truyền thụ đầy đủ tinh hoa của nghệ thuật này, nhưng họ đều cố gắng luyện tập, mong góp chút sức cùng giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, như cách ông Chau Chênh đang làm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 13 giờ trước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 13 giờ trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 13 giờ trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).