Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hồi sinh chữ nôm Dao ở xứ Thanh: Giữ gìn vốn quý của người xưa (Bài 1)

Quỳnh Trâm - 09:03, 14/10/2022

Dân tộc Dao ở Thanh Hóa có khoảng 6.000 người, sinh sống chủ yếu ở Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy. Người Dao trước kia dùng chữ nôm trong học tập, ghi chép các bài hát dân ca, gia phả, bài cúng, bài thuốc, câu đối, dạy con trẻ về lễ nghĩa, học nghề, di chúc... Chữ nôm Dao còn được dùng phổ biến trong lễ cấp sắc, Tết nhảy, cầu mùa, làm nhà. Do vậy, việc duy trì, phát huy chữ nôm Dao trong đời sống của đồng bào, chính là giữ gìn bản sắc văn hóa của cha ông...

Các cá nhân, tập thể có thành tích trong việc sưu tầm, biên soạn chữ Nôm Dao xứ Thanh
Các cá nhân, tập thể có thành tích trong việc sưu tầm, biên soạn chữ Nôm Dao xứ Thanh

Trong quá trình hội nhập, nhiều bản sắc văn hóa đứng trước nguy cơ thất truyền, hoặc mai một, trong đó, tiếng nói, chữ viết của đồng bào Dao không nằm ngoại lệ. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đặc biệt quan tâm từ chủ trương đến hành động, nhằm hỗ trợ đồng bào Dao bảo tồn và phát huy chữ nôm Dao trong đời sống cộng đồng.

Nỗ bảo tồn và phát huy 

Dân tộc Dao ở Thanh Hóa có tiếng nói, chữ viết; có trang phục và tập quán, tín ngưỡng riêng. Hiện nay, người Dao vẫn giữ được tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình, ít pha tạp tiếng dân tộc khác. Đặc biệt, khi người Dao khi sinh sống cũng địa bàn với các dân tộc khác, họ còn có thể thông thạo tiếng của các dân tộc này. Ví dụ như, ngoài tiếng Việt phổ thông, người Dao ở huyện Mường Lát còn thông thạo tiếng Thái; người Dao huyện Cẩm Thủy và Ngọc Lặc còn thông thạo tiếng Mường để giao tiếp trong vùng.

Trong lịch sử phát triển của mình, người Dao đã sáng tạo ra một loại chữ gọi là chữ nôm Dao để ghi chép, như: Gia phả, các bài cúng, truyển cổ, ca dao, dân ca... được ông cha lưu giữ bằng nhiều quyển sách cổ dùng để dạy chữ, dạy nghĩa, dạy kinh nghiệm làm ăn, sinh sống, đối nhân sử thế, dạy đoán thời tiết để làm mùa vụ, chăm sóc sức khỏe và thực hiện các tập quán, tín ngưỡng… đây là tài sản vô giá của dân tộc Dao và của văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Lớp trẻ tham gia học chữ Nôm Dao
Lớp trẻ tham gia học chữ Nôm Dao

Trước đây, do nhiều yếu tố như: Sống du canh, du cư, phân tán trong rừng núi, đời sống gặp nhiều khó khăn, nên người Dao không có điều kiện để tổ chức dạy và học chữ nôm Dao mà chỉ học thông qua bạn bè, với ông cha và những người cao tuổi biết chữ nôm Dao. Do vậy, số lượng người biết chữ nôm Dao đang ngày càng ít, hơn nữa nhiều cụ biết tiếng Dao nay đã già yếu 70 – 80 tuổi, nên việc bảo tồn và gìn giữ chữ nôm Dao gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ mai một.

Trước tình trạng đó, năm 2014, Hội Dân tộc học và Nhân học tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các nghệ nhân dân tộc Dao biết chữ nôm Dao, sưu tầm, biên soạn Bộ chữ nôm Dao Thanh Hóa. Bộ chữ đã được Hội đồng Khoa học cấp tỉnh thẩm định và được Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Dân tộc trình UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt và UBND tỉnh đã có Quyết định số 877/QĐ – UBND ngày 17/3/2015 phê chuẩn Bộ chữ nôm Dao Thanh Hóa (đây cũng là Bộ chữ nôm Dao đầu tiên của cả nước được phê chuẩn). Bộ chữ không chỉ dùng cho người Dao Thanh Hóa, mà còn được người Dao các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái…dùng để dạy cho con em mình.

Ông Trần Văn Thịnh, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học tỉnh Thanh Hóa cho biết: Người Dao dùng chữ Hán để ghi chép những vấn đề liên quan đến cuộc sống nhưng chữ Hán được đồng bào đọc theo âm ngữ riêng và dần đã trở thành chữ viết của dân tộc Dao. Nhờ có chữ viết nên đến nay, người Dao còn lưu giữ được nhiều thông tin về nguồn gốc tổ tiên, dòng họ, gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán tộc người, lễ tết...

Trên cơ sở Bộ chữ nôm Dao được phê chuẩn, Hội Dân tộc học và Nhân học, Ban Dân tộc đã trình Chủ tịch UBND tỉnh, hỗ trợ kinh phí dạy chữ nôm Dao cho đồng bào dân tộc Dao Thanh Hóa.

Đồng bào Dao xứ Thanh
Đồng bào Dao xứ Thanh

Năm 2016, Hội đã chủ trì phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức 01 lớp bồi dưỡng chữ nôm Dao nâng cao cho 44 học viên là người Dao các huyện: Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Mường Lát. Để từ đây, các học viên này sẽ trở thành những giáo viên dạy chữ nôm Dao ở cơ sở. Kết quả có 40 học viên đã được Trường Đại học Hồng Đức cấp chứng chỉ đạt yêu cầu.

Theo đó, từ năm 2017 đến nay, Hội đã phối hợp với các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Mường Lát, mở 18 lớp học chữ nôm Dao với 650 học viên. Từ những lớp học này, chữ nôm Dao ở Thanh Hóa, đang từng ngày được hồi sinh trong cộng đồng người Dao. Qua đó, những tri thức, bản sắc giá trị văn hóa của cha ông được bảo tồn và ngày càng phát huy.

Chia sẻ về ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo tồn và phát huy chữ nôm Dao, ông Phùng Thanh Khương, Trưởng thôn Phú Sơn, xã Cẩm Châu (Cẩm Thủy) kể, cả cuộc đời gắn bó với mảnh đất Phú Sơn, ông am hiểu sâu rộng các tri thức về phong tục, tập quán, các tri thức về canh tác nông nghiệp (mở mương dẫn nước, đào ruộng), là nhờ từ bé, ông đã được bố mẹ động viên, tạo điều kiện cho học chữ nôm Dao và các phong tục tập quán của người Dao. 

Ông bảo, với những gì ông hiểu được, nắm bắt được về bản sắc văn hóa dân tộc Dao, ông sẽ quyết tâm trước là phục vụ cho gia đình, làng xóm; sau là truyền dạy cho con cháu. Do vậy, với sự nỗ lực hết mình, ông đã đưa ra nhiều hình thức giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Dao, đặc biệt là việc truyền dạy chữ nôm Dao.

Cần có kế hoạch dài hạn

Lớp học chữ Nôm Dao xứ Thanh. Ảnh: TTXVN
Lớp học chữ Nôm Dao xứ Thanh. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, từ thực tế, kết quả việc dạy chữ nôm Dao ở Thanh Hóa, chưa thể đáp ứng yêu cầu bản tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Dao, như: Việc dạy và học chữ nôm Dao mới thực hiện trong cộng đồng người Dao, số lượng được tham gia còn ít so với nhu cầu người Dao. Chưa triển khai dạy và học trong các trường học phổ thông.

Đặc biệt, tiếng nói, chữ viết dân tộc Dao sử dụng trong các hoạt động văn hóa, sưu tầm các tác phẩm văn hóa dân gian, trong sáng tác văn học nghệ thuật, chưa được triển khai thực hiện.

Theo ông Thịnh, để bảo tồn tiếng Dao, chữ nôm Dao cần có chương trình, kế hoạch dài hạn dạy và học tiếng nói, chữ viết các DTTS, trong đó có dân tộc Dao Thanh Hóa để đáp ứng nhu cầu học chữ nôm Dao và bảo tồn tiếng Dao. Trọng tâm hiện nay là đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; biên soạn tài liệu thích hợp cho các đối tượng học; làm rõ cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện; hỗ trợ chế độ chính sách đối với giáo viên, học viên các lớp học cộng đồng…

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các trí thức người Dao biên soạn và xuất bản các sách cộng cụ hỗ trợ dạy và học chữ nôm Dao, tiếng Dao như: Từ điển tiếng Dao – Việt, sổ tay tiếng Dao – Việt, ngữ pháp tiếng Dao...; Chú trọng sử dụng đồng thời tiếng Dao, chữ nôm Dao và tiếng, chữ viết phổ thông trong thông tin, giáo dục, truyền thông, triển lãm… Quan tâm công tác sưu tầm, biên dịch các sách cổ chữ nôm Dao; in ấn và phát hành các loại văn hóa phẩm bằng tiếng Dao, chữ nôm Dao.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành của tỉnh, nhất là các huyện có nhiều người Dao tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về học chữ Nôm Dao để bảo tồn tiếng nói, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.

Người Dao ở xứ Thanh được gọi bằng nhiều tên khác nhau, như: Mán, Động, Trại,…Người Dao tự nhận là Kiền Miền hay Kiền Mùn, đều có nghĩa là người ở núi rừng. Ngoài ra, người Dao còn có tên là Dìu Miền, phát âm theo Hán – Việt là Dao nhân, tức là người Dao. Từ năm 1979 đến nay, nước ta chính thức gọi là dân tộc Dao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Sức khỏe - Hoàng Minh - 11:51, 15/05/2024
Mỗi dịp hè về, thời tiết nóng nực khiến chúng ta dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong đông y, một số loại nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp chúng ta giải quyết được tình trạng này.
Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Xã hội - Minh Thu - 10:38, 15/05/2024
Sau gần 6 năm chiến đấu ở chiến trường K (Campuchia), ông Huỳnh Tấn Hùng (SN 1962) trở về quê hương ở thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam lập nghiệp. Trong hành trang trở về, ông Hùng luôn tâm niệm rằng, là bộ đội Cụ Hồ thì phải biết vượt qua khó khăn, giúp đời, giúp người.
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Xã hội - Hoàng Thùy - 10:20, 15/05/2024
Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 10:16, 15/05/2024
Chạm trán nhau trong trận đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, cả Man City và Tottenham đều có những mục tiêu quan trọng cần hướng đến. Thế nhưng, chỉ có Man City hoàn thành mục tiêu của mình với 3 điểm giành được và tiến sát tới chức vô địch mùa giải năm nay.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 22:47, 14/05/2024
Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 21:25, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:23, 14/05/2024
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.