Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2022 - 2027

Như Tâm - 15:16, 28/12/2022

Ngày 28/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Sóc Trăng, Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 chính thức được khai mạc, với sự tham dự của 276 đại biểu.

Các đại biểu tham dự Đại hội thực hiện nghi lễ chào cờ
Các đại biểu tham dự Đại hội thực hiện nghi lễ chào cờ

Chứng minh và tham dự có: Hòa thượng Đào Như - Phó Chủ tịch Hội Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG) Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam TP. Cần Thơ, Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer; ông Sơn Phước Hoan - Nguyên thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương (Ủy ban Dân tộc); đại diện Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau và Trà Vinh; cùng đại diện Ban Quản trị của 92 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh Sóc Trăng tham dự.

Đại hội được tiếp đón nhiều thành phần tôn giáo trong tỉnh tham dự
Đại hội được tiếp đón nhiều thành phần tôn giáo trong tỉnh tham dự

Về phía lãnh đạo tỉnh có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc tỉnh Sóc Trăng; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Văn Lâu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng; cùng đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh Sóc Trăng.

Theo văn kiện Đại hội, toàn tỉnh hiện có 92 chùa với 1.701 vị sư sãi đang tu học; trong đó có 13 vị Hòa thượng, 18 vị Thượng tọa, 68 vị Đại đức, 1.602 Tỳ khưu và Sadi, có trên 1.326 thành viên Ban Quản trị. Trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, Ban Chấp hành Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh có 58 vị, trong đó có 15 vị là nhân sĩ trí thức).

 Phật tử các chùa đến tặng hoa chúc mừng Đại hội
Phật tử các chùa đến tặng hoa chúc mừng Đại hội

Trong giai đoạn 2017 - 2022, các chùa Khmer trong tỉnh đã phát huy tốt công tác từ thiện xã hội như: Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, nuôi dưỡng người già neo đơn, ủng hộ đội ma chay, giúp gia đình đang gặp khó khăn hoạn nạn, ủng hộ lớp học tình thương, Quỹ Khuyến học, khuyến tài, phát quà cho người nghèo, xây dựng cây cầu, đường nông thôn, ủng hộ quỹ vì người nghèo với tổng số tiền là 44,715 tỷ đồng, trên 500 tấn gạo và trên 400 chiếc xe đạp cho con em đồng bào nghèo hiếu học.

Đặc biệt, năm 2021 và đầu năm 2022 do dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã vận động Người có uy tín, các nhà hảo tâm, đồng bào phật tử hỗ trợ quỹ Covid-19, người dân gặp khó khăn, các chốt kiểm soát dịch Covid-19 với tổng số tiền trên 30 tỷ đồng, nhằm góp phần chia sẻ, động viên bà con yên tâm vượt qua khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh. Vận động phật tử và nhà chùa hiến hàng ngàn mét vuông đất trị giá hàng tỷ đồng để xây dựng trường học làm đường giao thông nông thôn góp phần cho hàng ngàn học sinh vùng DTTS có điều kiện đến trường...

Bà Hồ Thị Cẩm Đào và ông Trần Văn Lâu tặng bức trướng chúc mừng Đại hội đến Hòa thượng Tăng Nô
Bà Hồ Thị Cẩm Đào và ông Trần Văn Lâu tặng bức trướng chúc mừng Đại hội đến Hòa thượng Tăng Nô

Trong nhiệm kỳ, Hội đã hướng dẫn, vận động các chùa mở lớp dạy và học tiếng Pali được 217 lớp với 2.958 tăng sinh theo học. Thường trực Hội phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố tổ chức kỳ thi tốt nghiệp sơ cấp Pali Rong và kiểm tra, xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học vị tăng sinh. Từ năm 2017 - 2022 có 556 lớp với 18.546 sư sãi và con em hoàn thành tốt nghiệp. Về tham gia dạy tiếng Khmer dịp Hè tại 49 chùa/9 huyện, thị xã, thành phố tổ chức dạy tiếng và chữ Khmer, có 158 nhà sư và Achart ham gia dạy với tổng thời gian là 1.692 ngày với 21.872 tiết.

Ông Dương Sà Kha và bà Hồ Thị Cẩm Đào trao Bằng khen đến các cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác Phật sự, an sinh xã hội và phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2017 - 2022
Ông Dương Sà Kha và bà Hồ Thị Cẩm Đào trao Bằng khen đến các cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác Phật sự, an sinh xã hội và phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2017 - 2022

Về Phương hướng nhiệm vụ của nhiệm kỳ tới, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện tốt theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết hòa hợp trong nội bộ, đoàn kết tôn giáo, để hoàn thành các hoạt động Phật sự ngày càng phát triển và ổn định. Đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh. Xây dựng tổ chức Hội ngày càng đi vào nề nếp, ổn định và vững mạnh, hoạt động theo phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện tốt giáo lý, giáo luật và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Ban Chấp hành Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước nhiệm kỳ mới chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu
Ban Chấp hành Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước nhiệm kỳ mới chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu

Phát biểu chúc mừng thành công Đại hội, ông Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: Trong 5 năm qua, Hội đã phát huy tốt vai trò trong việc tổ chức vận động, động viên tinh thần sư sãi, đồng bào phật tử, hăng hái thi đua, lao động sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia vào các hoạt động của chính quyền, đoàn thể ở địa phương trong cũng cố an ninh quốc phòng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

“Trong thời gian tới, với uy tín, năng lực, tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm đoàn kết một lòng, tôi rất mong Hội sẽ triển khai hiệu quả Nghị quyết của Đại hội, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS; cũng cố khối Đại đoàn kết toàn dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng quê hương Sóc Trăng giàu đẹp, văn minh.

Tiết mục văn nghệ kết hợp giới thiệu các chùa Khmer trên địa bàn
Tiết mục văn nghệ kết hợp giới thiệu các chùa Khmer trên địa bàn

Đại hội đã thống nhất suy cử 59 thành viên có đạo hành, năng lực lãnh đạo, nhiệt tâm, nhiệt tình trong hoạt động Hội vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022 - 2027. Tại phiên họp đầu tiên của Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới, Hòa thượng Tăng Nô được suy cử làm Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Tại Đại hội, UBND tỉnh Sóc Trăng đã trao Bằng khen cho 10 tập thể và 14 cá nhân trong Ban Chấp hành Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh nhiệm kỳ 2017 - 2022, đã có thành tích xuất sắc trong công tác phật sự, an sinh xã hội và phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2017 - 2022.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao Bằng khen cho 20 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác hoạt động Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2017 - 2022.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 6 phút trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 23 phút trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 1 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Kinh tế - Phương Linh - 1 giờ trước
Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk đã triển khai Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Nghị định 28). Hiệu quả tín dụng chính sách cho thấy, người DTTS trong tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề và sản xuất, hướng đến vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Thanh niên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò xung kích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, với tư duy đổi mới, nghị lực, ý chí khát vọng vươn lên của tuổi trẻ, nhiều thanh niên là người DTTS đã vượt lên định kiến, quyết tâm bứt phá trên mọi lĩnh vực, như: Khởi nghiệp, văn hóa, nghệ thuật… và đạt được những thành công nhất định. Từ đó thể hiện ước mơ, hoài bão cống hiến trên chính mảnh đất quê hương, tiếp tục khẳng định sức trẻ, niềm đam mê, lan tỏa tinh thần nhiệt huyết đến thanh niên các vùng đồng bào DTTS. Chương trình vấn đề sự kiện tuần này sẽ bàn về chủ đề: Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 3 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 4 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 5 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.