Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hỗ trợ phát triển KT-XH các DTTS rất ít người ở Lào Cai: Cơ hội để đồng bào vươn lên (Bài 1)

Trọng Bảo - 06:55, 04/11/2020

Thực hiện Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 (Đề án) theo Quyết định số 2086 của Thủ tướng Chính phủ, tại Lào Cai có hai dân tộc là Phù Lá và Bố Y được thụ hưởng chính sách này. Theo đó, từ cuối năm 2018 việc triển khai Đề án, đã góp phần giải quyết được cơ bản những vấn đề khó khăn trong đồng bào; nhất là việc tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, bảo tồn văn hóa của hai dân tộc, giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn.

Lớp trao truyền phương thức chế biến ẩm thực truyền thống của đồng bào Phù Lá tại xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà (Lào Cai)
Lớp trao truyền phương thức chế biến ẩm thực truyền thống của đồng bào Phù Lá tại xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà (Lào Cai)

Theo thống kê, tỉnh Lào Cai hiện có 2.240 hộ dân tộc Phù Lá, với 10.276 khẩu; 593 hộ dân tộc Bố Y, với 2.537 khẩu. Đồng bào Phù Lá và Bố Y cư trú tại 37 thôn, thuộc 22 xã, tại các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng và thị xã Sa Pa. Với nguồn lực hỗ trợ, đầu tư từ Quyết định 2086 của Thủ tướng Chính phủ, đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của hai dân tộc đã có những thay đổi tích cực.

Tạo sinh kế, nâng cao thu nhập

Ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết: 5 năm qua (2016 - 2020), Lào Cai được bố trí nhiều nguồn lực để thực hiện các chương trình, chính sách của Trung ương đầu tư vào vùng DTTS và miền núi của tỉnh. Trong đó, tại 37 thôn có đồng bào dân tộc Bố Y, Phù Lá, tỉnh đã được ngân sách Trung ương bố trí trên 29,65 tỷ đồng (năm 2018 trên 12,7 tỷ đồng, năm 2019 trên 16,95 tỷ đồng) để thực hiện đào tạo cán bộ; hỗ trợ phát triển sản xuất; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc là 12 tỷ đồng. Năm 2020, nguồn ngân sách tiếp tục bố trí thực hiện Đề án là gần 53 tỷ đồng (trong đó, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng hơn 34 tỷ đồng...).

Đặc biệt, sau hơn 2 năm triển khai, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã tạo ra nhiều cơ hội giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; giúp chuyển biến đáng kể về mặt nhận thức, không còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ.

Cách đây vài năm, gia đình anh Sần Xuấn Phà, dân tộc Phù Lá ở thôn Lùng Phình, xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà thuộc diện hộ nghèo trong xã. Thực hiện Đề án, gia đình anh được Nhà nước hỗ trợ 14,5 triệu đồng để mua ngựa sinh sản. Có ngựa vừa có thêm sức thồ, sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa nuôi sinh sản nên gia đình rất yên tâm, tập trung làm ăn phát triển kinh tế gia đình, hiện nay gia đình anh đã thoát nghèo.

“Với các hộ dân ở vùng cao chúng tôi, thì con trâu, con ngựa hay bò là tài sản có giá trị rất lớn. Bà con chúng tôi rất vui mừng, cảm ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm, ưu tiên dân tộc ít người như chúng tôi”, anh Phà chia sẻ.

Thay đổi tư duy, phát triển sản xuất

Bấm lỗ tai đánh dấu ngựa hỗ trợ đồng bào dân tộc Phù Lá, xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà.
Bấm lỗ tai đánh dấu ngựa hỗ trợ đồng bào dân tộc Phù Lá, xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà.

Căn cứ vào việc khảo sát tâm tư, nguyện vọng và điều kiện thực tế của bà con Phù Lá ở thôn Chỉu Cái, xã Na Hối, trong năm 2019, Đề án đã hỗ trợ 28 con trâu cho các hộ, nhờ đó mà bà con có thêm sinh kế để xóa đói giảm nghèo. Anh Giàng Seo Sài, Trưởng thôn Chỉu Cái, xã Na Hối chia sẻ: Nhờ có chính sách này mà năm 2017, toàn thôn chỉ có hơn 40 con trâu, cuối năm 2019 toàn thôn đã có gần 68 con trâu.

Ông Chấu Seo Sẻng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bắc Hà cho biết: Đến cuối năm 2019, toàn huyện đã thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc Phù Lá tại 5 xã thực hiện dự án theo Quyết định 2086/QĐ-TTg với tổng số vốn hơn 4.034,56 triệu đồng. Năm 2020, từ nguyện vọng của người dân huyện Bắc Hà tập trung hỗ trợ dự án chăn nuôi lợn đen, trồng cây ăn quả, hỗ trợ máy móc cho đồng bào.

Theo báo cáo của huyện Mường Khương, trong năm 2019, địa phương đã thực hiện hỗ trợ khoảng 40 con trâu, bò cho các hộ và nhóm hộ dân tộc Bố Y ở thôn Lao Hầu, xã Thanh Bình. Anh Lồ Củi Thàng, Trưởng thôn Lao Hầu chia sẻ: “Chúng tôi rất vui, trước kia vì nghèo quá nên bán hết trâu, bò đi, nhờ có chính sách này mà chúng tôi lại tái đàn trở lại. Năm trước cả thôn chỉ có hơn 20 con trâu thôi, năm nay thôn tôi đã có gần 50 con rồi”.

Tại xã Tung Chung Phố, năm 2019, để tạo sinh kế cho 20 hộ dân là người dân tộc Bố Y ở thôn Páo Tủng, Đề án đã được hỗ trợ trên 6.500 cây mận tam hoa; cùng với phân bón và tập huấn cho bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.

Ông Nguyễn Xuân Dậu, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mường Khương cho biết: Việc hỗ trợ này căn cứ trên việc khảo sát tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu và điều kiện thực tế của bà con Nhân dân; công khai nguồn hỗ trợ để bà con biết và tự lựa chọn giống cây, con để phát triển sản xuất. Chính vì vậy, bà con rất phấn khởi trước sự quan tâm của Nhà nước đối với các dân tộc ít người, yên tâm tập trung vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Có thể nói, với chính sách hỗ trợ, đầu tư toàn diện, đồng bộ theo Quyết định 2086, thời gian qua, đời sống của đồng bào dân tộc Phù Lá, Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có những chuyển biến nhất định. Đặc biệt, đã có rất nhiều hộ nghèo đang dần thay đổi tư duy về phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi theo hướng hàng hóa...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Kon Tum: Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước nước cho trẻ em

Kon Tum: Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước nước cho trẻ em

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Sáng 21/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ Khai mạc Hè, Ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước tỉnh Kon Tum năm 2024. Chương trình nhằm giúp trẻ em trên địa bàn tỉnh rèn luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe và phòng, chống tai nạn đuối nước, nhất là vào dịp Hè.
Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Tôm hùm xanh, các loại cá nuôi ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên tiếp tục chết hàng loạt bất thường, trong khi chưa xác định nguyên nhân.
Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 6 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Xã hội - Tiếng Dân - 6 giờ trước
Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 8 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 8 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 8 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.