Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ quá trình thực hiện các Chương trình MTQG ở Trà Cú (Trà Vinh)

Như Tâm - 19:09, 18/09/2023

Trà Cú là huyện khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (đồng bào Khmer chiếm trên 63% dân số toàn huyện). Từ một huyện nghèo, được đầu tư, hỗ trợ các chính sách dân tộc như, Chương trình 135, Chương trình 134 và các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), nhờ đó đến đầu năm 2023, huyện đã có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Hiện nay, huyện đang tập trung nâng chất và giữ vững các tiêu chí đã đạt, trong đó ưu tiên hỗ trợ lĩnh vực sinh kế nhằm đảm bảo tiêu chí việc làm, giảm nghèo bền vững cho đồng bào.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách huyện Trà Cú ( Trà Vinh) đến giải ngân tại xã cho những hộ được xét vay tiền tính dụng ưu đãi từ Nghị định 28.
Cán bộ Ngân hàng Chính sách huyện Trà Cú (Trà Vinh) đến giải ngân tại xã cho những hộ được xét vay tiền tính dụng ưu đãi từ Nghị định 28.

Động lực mới từ Chương trình MTQG 1719

Huyện Trà Cú có 15 xã và 2 thị trấn, với dân số 147.419 người, trong đó 93.152 người dân tộc Khmer, chiếm 63,19% dân số; là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer cao nhất của tỉnh. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, là một trong 7 huyện của cả nước được hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng.

Báo cáo của UBND huyện Trà Cú cho biết, trong năm 2022-2023, tổng nguồn vốn bố trí thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 285.447 tỷ đồng. Tỉnh phân bổ cho huyện Trà Cú là 215.647 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022 là 88.686 tỷ đồng; năm 2023 là 126.961 tỷ đồng. Trong đó vốn dành cho Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), là hơn 126.806 tỷ đồng.

Từ các nguồn lực, tỉnh đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng ở các xã ĐBKK; đối với Chương trình MTQG 1719, có nhiều nội dung thành phần, tiểu dự án, đã được triển khai,  bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao mức sống cho đồng bào.

Cụ thể như, thực hiện Nghị định 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719, đã  giúp hàng trăm hộ đồng bào Khmer ở Trà Cú xây dựng nhà để an cư, chuyển đổi nghề, có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, thêm cơ hội thoát nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hưng cho biết: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, trên địa bàn xã được phân bổ tổng số tiền là 1.374.000.000 đồng, tính đến cuối tháng 8/2023 đã giải ngân đạt gần 70%, tương ứng với 138 hộ được thụ hưởng; phấn đấu đến cuối năm giải ngân đạt 100% kế hoạch đề ra. "Bà con rất phấn khởi về sự quan tâm của Nhà nước liên tục và kịp thời, nên rất đồng thuận hưởng ứng tích cực các chủ trương, mục tiêu đặt ra", ông Hiền chia sẻ.

Ông Thạch Sa đang chăm sóc ruộng bắp chuẩn bị thu hoạch
Từ diện tích đất trồng lúa, đậu kém năng suất, ông Thạch Sa chuyển đổi sang trồng bắp Mỹ, trừ chi phí, thu nhập đạt 10 triệu/công

Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả cao

Trà Cú là vùng đất thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất theo truyề thống của địa phương.Từ việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG trên điạ bàn, đồng bào Khmer huyện Trà Cú đã từng bước tìm ra  các giải pháp phù hợp để khắc phục. 

Theo đó, người dân đã tranh thủ phát huy công năng sử dụng các công trình phúc lợi, các nguồn chính sách hỗ trợ sinh kế..., thay đổi hình thức sản xuất; đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi trồng, liên kết phát triển sản xuất, thích ứng với điều kiện về thời tiết, môi trường, nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.

Theo thông tin của lãnh đạo huyện, hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều mô hình sản xuất thành công, kéo theo nhiều ngành dịch vụ đi kèm cũng phát triển và cùng hưởng lợi. 

 Đơn cử như xã Long Hiệp, đã thành lập Hợp tác xã (HTX) trồng bắp ( ngô) Mỹ, với hơn 60 hộ thành viên, với tổng diện tích canh tác quản lý khoảng 100 ha. Sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm, được bảo đảm thông qua hợp đồng giá cố định với các công ty thu mua ký trước. Để có đầu ra với lượng sản phẩm như thế, thì đầu vào cho tư liệu sản xuất cũng không nhỏ, trong đó giải quyết được hàng trăm lao động tại địa phương

Ông Thạch Sa, hội viên của HTX trồng bắp Mỹ chia sẻ, gia đình ông chuyển đổi từ trồng lúa và đậu sang trồng bắp Mỹ cứ trên một công đất (1 công = 1.000m2), thu hoạch gần 1 tấn bắp, bán với giá 13.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông Sa vẫn còn lãi gần 10 triệu đồng/công, tăng gấp đôi so với thu nhập trước kia. Hay như hộ ông Dương Văn Tạo ở xã Phước Hưng, thu nhập 1,5 tỷ đồng/năm từ mô hình sản xuất lúa giống, trồng cây ăn trái và dịch vụ nông nghiệp; 

Một điển hình khác là chị Phan Thị Diễu, ở ấp Xoài Lơ, xã Lưu Nghiệp Anh. Chị Diễu là một trong những gương phụ nữ sản xuất giỏi của huyện. Khởi đầu, vợ chồng chị ra ở riêng với căn nhà lá khoảng 40m và 02 công đất trồng mía do vậy thu nhập kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi mô hình sinh kế, chị Phan Thị Diễn ở ấp Xoài Lơ đã có cuộc sống đầy đủ. Ảnh CTV
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi mô hình sinh kế, chị Phan Thị Diễn ở ấp Xoài Lơ đã có cuộc sống đầy đủ. Ảnh CTV

Để thay đổi cuộc sống, chị mạnh dạn chuyển đổi từ mảnh đất trồng mía kém hiệu quả sang đầu tư đào ao nuôi 02 đìa tôm thẻ chân trắng và cá lóc. Khi bắt đầu thực hiện mô hình nuôi tôm, chị tích cực học hỏi kinh nghiệm nuôi thủy sản hiệu quả kết hợp với tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện triển khai để áp dụng vào thực tế.

Chỉ qua 03 năm chuyển đổi mô hình, cộng với sử dụng đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, hiện nay gia đình chị đã có nguồn thu nhập ổn định, vừa qua chị đã tích lũy nguồn vốn xây dựng được căn nhà khang trang, với tổng kinh phí 900.000.000 đồng, nuôi con học Đại học. Hiện tại gia đình chị đang thuê ao mở rộng đầu tư thêm 02 đìa tôm thẻ với hy vọng mang lại nguồn thu nhập khá.

Chúng tôi mang câu chuyện chuyển đổi hiệu quả các mô hình cây trồng, vật nuôi tại huyện Trà Cú trao đổi với ông Nguyễn Trung Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông cho biết: Trà Cú là huyện còn nhiều khó khăn và đông đồng Khmer của tỉnh. Do vậy tỉnh rất quan tâm và tập trung chỉ đạo, yêu cầu các Sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ nắm bắt tình hình về đời sống, tập quán canh tác của bà con. Qua đó nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cũng như nhân rộng mô hình chuyển đổi cây trồng trên cánh đồng lúa, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Nhờ chủ trương đa dạng các mô hình sinh kế, cùng các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho đồng bào Khmer huyện Trà Cú tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào qui trình sản xuất tăng năng xuất, chất lượng cây trồng vật nuôi, bà con có thu nhập đáng kể, nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo năm 2022, giảm hơn 6,8%, vượt 3,32% so với chỉ tiêu. Tỷ lệ hộ nghèo dự kiến cuối năm 2023 còn 1.191 hộ nghèo (trong số này, có 736 hộ nghèo không có khả năng lao động, chiếm 61,8% so với tổng số hộ nghèo). "Thành quả lớn nhất, là bà con đã thay đổi tư duy kinh tế, thích ứng, linh hoạt với môi trường biến đổi khí hậu, không còn trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước"

Tuy nhiên, theo lãnh đạo huyện Trà Cú, trong quá trình thực hiện các chính sách, Chương trình MTQG, địa phương còn khó khăn, bỡ ngỡ. Thời gian tới huyện Trà Cú sẽ nỗ lực, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện tốt hơn nữa để người dân thụ hưởng đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước

Từ sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền cùng đồng bào trong việc thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG, hy vọng vùng đồng bào DTTS ở huyện Trà Cú tiếp tục có sự thay đổi, phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Tin nổi bật trang chủ
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 15 phút trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 18:41, 13/05/2024
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 18:38, 13/05/2024
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.