Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ công tác tuyên truyền vân động của Người có uy tín

Đỗ Long-Thái Sơn Ngọc - 03:53, 15/11/2023

Nhiều năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đã phát huy tốt vai trò Người có uy tín, tích cực tham gia vận động Nhân dân đoàn kết huy động các nguồn lực chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM). Người có uy tín nêu gương sáng đi đầu trong phát triển nâng cao đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, giữ vững tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện.

Ông Châu Văn Bính, Người có uy tín thôn Thành Tín (xã Phước Hải) vận động bà con thôn xóm trồng măng tây xanh cho thu nhập cao.
Ông Châu Văn Bính, Người có uy tín thôn Thành Tín (xã Phước Hải) vận động bà con thôn xóm trồng măng tây xanh cho thu nhập cao.

Trao đổi với ông Ngô Khánh, Phó Chủ tịch phụ trách UBND huyện Ninh Phước, chúng tôi được biết, toàn huyện có 11.157 hộ đồng bào Chăm với 51.000 nhân khẩu sinh sống tập trung tại 20 thôn, khu phố thuộc địa bàn 8 xã, thị trấn. Đồng bào dân tộc Raglay có 745 hộ với 3.034 nhân khẩu sinh sống tập trung ở thôn Tà Dương, xã Phước Thái và thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh. Toàn huyện có 22 Người có uy tín ở các khu dân cư vùng đồng bào DTTS được Nhân dân tín nhiệm, trong đó có 9 đảng viên, 15 người tốt nghiệp THPT có trình độ chuyên môn trung cấp, cao đẳng như Dương Tấn Ngọc, Quảng Đại Thính, Kiều Thị Khuê, Đàng Chí Quyết, Daghe Hoàng Thọ. Số đông đều là cán bộ quản lý, giáo viên hưu trí, đảm nhận chức danh Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng ban Công tác Mặt trận…

Người có uy tín rên địa bàn huyện Ninh Phước là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực góp phần phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh tại khu dân cư. Người có uy tín cũng tích cực tham gia tuyên truyền, vận động thôn xóm, bà con tộc họ đoàn kết chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới; tham gia vận động thực hiện tốt các mô hình nông nghiệp công nghệ cao; bảo vệ môi trường nông thôn; phát triển làng nghề truyền thống; tộc họ khuyến học, khuyến tài; phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống...

Ông Ja Ghe Hoàng Thọ (bên phải) Người có uy tín thôn Tà Dương (xã Phước Thái) vận động nông dân áp dụng hiệu quả mô hình “1 phải, 5 giảm” nâng cao năng suất, tăng thu nhập từ cây lúa.
Ông Ja Ghe Hoàng Thọ (bên phải) Người có uy tín thôn Tà Dương (xã Phước Thái) vận động nông dân áp dụng hiệu quả mô hình “1 phải, 5 giảm” nâng cao năng suất, tăng thu nhập từ cây lúa.

Đến với xã An Hải vào những ngày giữa tháng 10/2023, chúng tôi ghi nhận cuộc sống, sản xuất của người dân địa phương diễn ra nhộn nhịp. An Hải vừa tổ chức đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tạo tâm lý phấn khởi trong đội ngũ cán bộ, Người có uy tín và Nhân dân địa phương. Ông Trần Khánh Thành, Phó Chủ tịch UBND xã An Hải cho biết, Tuấn Tú là khu dân cư vùng đồng bào Chăm áp dụng hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cây măng tây xanh với diện tích 65 ha cho thu nhập cao. Với vai trò Người có uy tín trong cộng đồng, chị Kiều Thị Khuê vận động đồng bào Chăm đóng góp sức người, sức của chung tay cùng chính quyền địa phương, xây dựng bộ mặt nông thôn mới khu dân cư Tuấn Tú ngày càng khởi sắc.

Thôn Tuấn Tú huy động các nguồn vốn trên 18 tỷ đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới, bao gồm vốn do cấp trên hỗ trợ 11,3 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 3,2 tỷ đồng; vốn vay tín dụng 2,6 tỷ đồng; vốn do Nhân dân và doanh nghiệp đóng góp 1,3 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng giao thông, thủy lợi, phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đồng bào Chăm thôn Tuấn Tú bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm; toàn thôn còn 6 hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội.

Đến thăm gia đình Người có uy tín Kiều Thị Khuê ở giữa làng Chăm Tuấn Tú, gia đình chị sinh sống trong ngôi nhà hai tầng lầu khang trang. Gia đình chị nêu gương làm kinh tế giỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác 1,5 sào măng tây xanh và 4 sào lúa đạt năng suất cao, nuôi dạy con cái học hành thành đạt. Gia đình được Chủ tịch UBND xã An Hải tặng Giấy khen gia đình tiêu biểu trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Chị Kiều Thị Khuê, Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Chăm xã An Hải, huyện Ninh Phước.
Chị Kiều Thị Khuê, Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Chăm xã An Hải, huyện Ninh Phước.

Kiều Thị Khuê cho biết, chị vừa có chuyến đi cùng Đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận ra tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Tây Bắc và Thủ đô Hà Nội. Đoàn vinh dự được đồng chí Nông Quốc Tuấn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tiếp đón, thăm hỏi, động viên. Bản thân chị là giáo viên nghỉ hưu, đảm nhận vai trò Bí thư Chi bộ và Người có uy tín thôn Tuấn Tú. Phát huy trách nhiệm được cấp trên và bà con tin tưởng, chị tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân đoàn kết huy động các nguồn lực chung tay xây dựng Tuấn Tú phấn đấu đạt các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu.

Chia tay làng Chăm Tuấn Tú, chúng tôi về xã Phước Hải tìm gặp ông Châu Văn Bính là Người có uy tín thôn Thành Tín. Ông Bính cho biết, toàn thôn có 1.085 hộ với trên 5.405 nhân khẩu đồng bào Chăm. Với trách nhiệm của Người có uy tín am hiểu phong tục, tập quán làng xóm, ông tích cực vận động bà con mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ bắp đậu sang cây măng tây xanh với diện tích khoảng 20 ha trên cánh đồng Pu Rế. Bà con khai thác mạch nước ngầm bơm tưới phun tiết kiệm nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 7 - 8 lần so với trồng lúa. Nhiều bà con trồng măng tây xanh theo tiêu chuẩn VietGAP tiêu thụ ổn định với giá 45.000 - 50.000 đồng/kg, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm.

Hiện nay, thôn Thành Tín còn 51 hộ nghèo, chiếm 5,6%. Ông tham gia vận động chị em phụ nữ thực hiện mô hình “xách giỏ đi chợ”, hạn chế việc sử dụng bao ny lon, góp phần bảo vệ môi trường khu dân cư xanh - sạch- đẹp. Ông Châu Văn Bính tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con thôn xóm giúp nhau làm ăn, thực hiện tốt phong trào thi đua cả nước chung tay vì người nghèo- không ai bỏ lại phía sau.

Hoặc như ông Lưu Văn Thính là Người có uy tín tiêu biểu ở thôn Hoài Ni thuộc xã Phước Thái tích cực tuyên truyền vận động bà con thôn xóm hiến đất mở đường và đóng góp kinh phí bê tông giao thông đường làng ngõ xóm khang trang đạt các tiêu chí khu dân cư nông thôn mới sáng- xanh - sạch - đẹp - an toàn. Đồng thời vận động bà con tộc họ Kút Mú Tom xây dựng nguồn quỹ tộc họ hiện có 620 triệu đồng, sử dụng khen thưởng học sinh, sinh viên đạt thành tích tốt trong học tập. Đồng thời sử dụng nguồn quỹ tộc họ thăm hỏi các hộ thành viên già yếu, ốm đau, hoạn nạn, khó khăn. Tộc họ Kút Mú Tom có nhiều người tốt nghiệp đại học, công tác trong các cơ quan ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Ông Lưu Văn Thính được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận tặng Bằng khen “Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương năm 2022”…

Được Người có uy tín Châu Văn Bính tuyên truyền, vận động, chị em phụ nữ thôn Thành Tín xách giỏ đi chợ, hạn chế sử dụng bao nylon ô nhiễm môi trường.
Được Người có uy tín Châu Văn Bính tuyên truyền, vận động, chị em phụ nữ thôn Thành Tín xách giỏ đi chợ, hạn chế sử dụng bao nylon ô nhiễm môi trường.

Những Người có uy tín trên địa bàn huyện Ninh Phước cho rằng, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển đưa đời sống kinh tế, văn hóa vùng đồng bào DTTS huyện Ninh Phước ngày càng phát triển. Tính đến nay, người dân có thu nhập bình quân đầu người đạt 64,45 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,48%. Số hộ nghèo ở các xã vùng đồng bào Chăm giảm thấp hơn 1- 2% so với tỉ lệ hộ nghèo của toàn huyện Ninh Phước. Ninh Phước có 8/8 xã đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới, trong đó có 2 xã có đồng bào Chăm sinh sống đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao là Phước Thuận và An Hải.

Đồng chí Ngô Khánh, Phó Chủ tịch phụ trách UBND huyện Ninh Phước cho biết thêm, nhờ phát huy tốt vai trò Người có uy tín tích cực tham gia thực hiện hiệu quả các chương trình đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bà con nông dân có thu nhập bình quân đạt 196,5 triệu đồng/ha. Mục tiêu của huyện Ninh Phước phấn đấu đến cuối năm 2023 sẽ nâng thu nhập bình quân đầu người lên 71,43 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,48%. Mô hình sáng - xanh - đẹp - an toàn thực hiện đồng bộ ở các khu dân cư được nhân dân đồng thuận thực hiện, tạo nên diện mạo nông thôn mới ngày càng phát triển bền vững. 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 3 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 3 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 3 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 4 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 4 giờ trước
Trong không khí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), những ngày này, hoa phượng trên đỉnh đồi A1 bung nở đỏ rực như lửa, để chào đón những người chiến sĩ năm xưa và du khách đến thăm quan, chụp ảnh.
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 4 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.
Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Photo - Tào Đạt - 4 giờ trước
Trong những ngày tháng 5 lịch sử của dân tộc, những chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đều đã ngoài 90, một số người đã hơn trăm tuổi. Tuy sức khỏe có kém, nhưng ký ức về 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” vẫn còn vẹn nguyên. Và nay, những người chiến sĩ ấy đã tìm về chiến trường xưa để thắp những nén hương, tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh.