Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Thuận: Khi vai trò của Người có uy tín, già làng, trưởng bản được phát huy

Bảo Ngọc - 06:19, 14/11/2023

Bằng kinh nghiệm, uy tín và vị thế của mình, thời gian qua các già làng, trưởng bản, Người có uy tín… trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã và đang phát huy vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS của tỉnh. Đội ngũ Người có uy tín đã trở thành cầu nối chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào DTTS.

Già làng, Người có uy tín ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận tham gia phát triển kinh tế
Già làng, Người có uy tín ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận tham gia phát triển kinh tế

Những đóng góp thiết thực

Bà con người Chăm ở xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình không ai không biết đến Sư cả Xích Dự, Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà Ni tỉnh Bình Thuận, bởi những đóng góp thiết thực mà ông đã làm cho địa phương. Để góp phần cùng địa phương duy trì và nâng cao mức chuẩn xã nông thôn mới, Sư cả Xích Dự đã xây dựng nhiều mô hình hoạt động như: Mô hình “Tủ sách pháp luật” để giúp người dân nắm bắt nhiều thông tin về pháp luật; mô hình “Chức sắc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu” cùng bà con giữ gìn vệ sinh môi trường ở cũng như đường làng, ngõ xóm.

Bên cạnh đó, Sư cả cũng đã vận động mạnh thường quân đổ đất, cát san lấp 4 con đường bị lún, đọng nước ở khu dân cư, vận động bà con đóng góp kinh phí để tu sửa khu mai táng và bê tông 3 con đường trong thôn, phấn đấu thực hiện tốt các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, năm 2017, Sư cả Xích Dự đã cùng với các vị chức sắc khác xây dựng mô hình “Chức sắc tôn giáo tham gia giữ gìn an ninh trật tự”. Đây là một trong những mô hình mang lại hiệu quả cao, góp phần giúp cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được cải thiện rõ rệt.

Sư cả Xích Dự cho biết: “Để bà con tin và làm theo, thì điều cốt lõi chính là bàn thân mình phải làm gương trong công việc, mà phải là từ việc nhỏ đến việc lớn như Bác Hồ đã dạy. Đồng thời, thường xuyên tranh thủ đến các hộ dân để lắng nghe tâm tư, tình cảm của họ. Từ đó, giải thích, hướng dẫn để bà con hiểu đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”

Toàn tỉnh Bình Thuận có 87 Người có uy tín trong đồng bào DTTS được hưởng chế độ chính sách theo Quyết định 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; (gồm: 84 nam, 3 nữ), cụ thể: Huyện Tuy Phong có người; Huyện Bắc Bình có 40 người; Huyện Hàm Thuận Bắc có 13 người; Huyện Hàm Thuận Nam có 7 người; Huyện Hàm Tân có 4 người; Huyện Tánh Linh có 15 người và Huyện Đức Linh có 3 người.

Theo ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, thời gian qua các vị chức sắc trong các Hội đồng và Người có uy tín, già làng, trưởng bản trong đồng bào DTTS là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Những người có uy tín đã có nhiều đóng góp thiết thực trong các phong trào thi đua yêu nước và vận động quần chúng, đồng bào các dân tộc chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là chủ trương, chính sách về công tác dân tộc.

Đội ngũ những Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận đã cùng già làng, trưởng bản, nghệ nhân, nhân sĩ trí thức thể hiện bằng hành động, việc làm cụ thể để nêu gương và tích cực vận động, giáo dục con cháu, cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc; vận động đồng bào xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa; giữ gìn, phát huy phong tục tập quán tốt đẹp và xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, đặc biệt trong thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội truyền thống của các dân tộc.

Các đại biểu Người có uy tín tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023.
Các đại biểu Người có uy tín tham gia lớp tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023.

“Với sự tham gia, hỗ trợ tích cực của Người có uy tín, già làng, trưởng bản, đã góp phần tích cực để các cấp, các ngành chủ động triển khai lực lượng, biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, lĩnh vực trọng điểm. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm được triển khai sâu rộng đến cấp cơ sở. Đã có nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, như: “Ánh sáng an ninh”, “Camera an ninh”, “Dòng tộc văn hóa, tự quản về an ninh trật tự”, “Đội xung kích bảo vệ an ninh trật tự đường phố”, “Khu dân cư phòng, chống ma túy”,...”, ông Tân chia sẻ.

Tiếp tục phát huy 

Nắm bắt được vai trò quan trọng của những Người có uy tín, hàng năm, các cơ quan, ban ngành của tỉnh Bình Thuận đều tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho Người có uy tín với nội dung cụ thể, thiết thực như: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về kinh tế - xã hội, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác dân tộc, tôn giáo; vận động Người có uy tín tích cực tham gia các phong trào đang triển khai tại địa phương; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, mang lại hiệu quả thiết thực.

Ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cho biết, trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm phát huy vai trò các vị chức sắc trong các Hội đồng, Người có uy tín. Trong đó tập trung thực hiện tốt các nội dung như: Quan tâm, thăm hỏi, động viên, triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách cho các vị chức sắc trong các Hội đồng, Người có uy tín để họ phát huy vai trò tốt hơn nữa trong công tác tuyên truyền, vận động; Tiếp tục phối hợp làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình, phát hiện và tham mưu cấp ủy, chính quyền xử lý có hiệu quả, kịp thời các biểu hiện gây ảnh hưởng đến công tác quốc phòng - an ninh, không để xảy ra “điểm nóng” ở địa phương; không để các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm xuất hiện trên địa bàn...

(CĐ Bình Thuận) Bình Thuận: Khi vai trò của Người có uy tín, già làng, trưởng bản được phát huy 2
Nghệ nhân Người có uy tín truyền dạy nghệ thuật dân gian của người Cơ Ho ở xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận)

“Muốn thực hiện được những việc này, chúng ta phải chú ý đa dạng hóa các hình thức hoạt động hướng về cơ sở, gần dân, sát dân, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, vùng đồng bào có đạo, vùng thường xuyên phát sinh những vấn đề mới (như ô nhiễm môi trường, khiếu nại, khiếu kiện...); đổi mới công tác xây dựng, bồi dưỡng và phát huy tốt hơn, thực chất hơn vai trò của lực lượng cốt cán chính trị nói chung và vai trò của các Hội đồng chức sắc, Người có uy tín, già làng, trưởng bản”, ông Tân cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 0 giây trước
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 4 phút trước
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 7 phút trước
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 9 phút trước
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 15 phút trước
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 20 phút trước
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.
Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 22 phút trước
Dù được đầu tư với kinh khoản kinh phí lớn, nhưng Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng lặng. Nhiều hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, cửa đóng, then cài.
Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Mừng chiến thắng là lễ hội rất đặc trưng của người Ba Na nói riêng và trong văn hóa Tây Nguyên nói chung. Đây là dịp để cộng đồng người Ba Na thực hiện lời hứa trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch họa, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên, có những mùa vụ tươi tốt, đủ đầy.
Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ

Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ "gen Z" dũng cảm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tạo động lực, truyền cảm hứng để thế hệ trẻ "gen Z" sống một cuộc sống tràn đầy đam mê, hoài bão, khát vọng vươn lên, ý chí lập thân, lập nghiệp bằng tình cảm của trái tim, sáng tạo của khối óc, tình cảm yêu nước nồng nàn; "nuôi dưỡng ý tưởng; thổi bùng đam mê; quyết tâm, kiên trì; đương đầu thách thức, chấp nhận rủi ro, lập nghiệp thành công".
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 11 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.