Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ công tác phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa - du lịch vùng biên

Đỗ Long - Văn Tùng - 17:59, 20/08/2023

Thực hiện Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn khu vực biên giới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2022” (Chương trình), trong 5 năm qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum và các tỉnh bên kia biên giới của nước bạn Lào, Campuchia triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả cho người dân vùng biên.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sa Loong, huyện Ngọc Hồi phối hợp tuần tra chung với lực lượng nước bạn Lào.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sa Loong, huyện Ngọc Hồi phối hợp tuần tra chung với lực lượng nước bạn Lào.

Trung tá Phạm Tiến Dũng, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP tỉnh Kon Tum cho biết: Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum hiện quản lý, bảo vệ đường biên giới dài 292,913 km, tiếp giáp với Lào và Campuchia. Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới nên các Đồn Biên phòng luôn gắn liền với thôn, làng ở biên giới. Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị tập trung xây dựng "Điểm sáng văn hóa" trên biên giới, qua đó góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các văn hóa phẩm độc hại, những hủ tục ở các buôn làng đồng bào DTTS vùng biên giới.

Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị cơ sở chủ động duy trì, phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin các huyện biên giới đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động quần chúng; tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên khu vực biên giới gắn với thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua của cả nước. Đồng thời tập trung xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, chăn nuôi, giúp đồng bào vùng biên vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Đơn cử như mô hình “Phân công đảng viên đội công tác địa bàn tham gia sinh hoạt tại chi bộ thôn (làng) và kết nghĩa giúp các hộ gia đình khó khăn trên khu vực biên giới thoát nghèo”. Hiện nay, có 80 đảng viên đội công tác địa bàn các đồn biên phòng tham gia sinh hoạt tại 71 chi bộ thôn (làng) và kết nghĩa với 59 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khu vực biên giới, 288 đảng viên Đồn Biên phòng phụ trách 968 hộ gia đình trên khu vực biên giới.

Bộ đội Biên phòng sâu sát, gần dân, tuyên truyền người dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bộ đội Biên phòng sâu sát, gần dân, tuyên truyền người dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đó, mô hình “Con nuôi đồn biên phòng” đã có 14 đồn nhận nuôi 15 cháu; mô hình “Hỗ trợ bò giống sinh sản cho người nghèo tại các xã biên giới” với 138 con/83 hộ gia đình được giúp đỡ; Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” hỗ trợ trên 5 tỷ đồng…

Đại tá Lê Minh Chính, Chính ủy BĐBP tỉnh cho biết: Việc hỗ trợ sinh kế, giúp đồng bào DTTS các xã biên giới phát triển kinh tế luôn gắn liền với việc truyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực đất đai, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia. Điều này luôn đem lại lợi ích kép: vừa giúp dân vươn lên thoát nghèo; vừa giúp BĐBP xây dựng thế trận biên phòng toàn dân.

Các Đồn Biên phòng đã phối hợp có hiệu quả, đóng góp hơn 9.300 ngày công tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; kết hợp tuyên truyền, vận động gắn với tham gia lao động giúp dân sản xuất, chăm sóc, thu hoạch hoa màu, vệ sinh thôn (làng), xây dựng, sửa chữa nhà văn hóa, các phòng học, nạo vét, sửa chữa kênh mương thủy lợi, đường giao thông nông thôn... Đến nay, đã có 6/13 xã biên giới được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đảng ủy, Bộ Chỉ huy, các đơn vị cơ sở BĐBP tỉnh đã tham mưu, phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng các hương ước, quy ước của thôn (làng), phát huy vai trò của các già làng, Người có uy tín. Đồng thời duy trì, phát triển các ngành nghề truyền thống, tập quán tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc trên khu vực biên giới; xây dựng, phát triển các điểm sáng, thôn (làng) văn hóa. Đến nay, có 95/99 thôn (làng) và 9.469 hộ gia đình văn hóa được các cấp công nhận là điểm sáng văn hóa vùng biên.

Nói về việc phát huy vai trò của Người có uy tín trong xây dựng điểm sáng biên cương, không thể không nhắc đến già làng A Lào (thôn Đăk Răng, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi). Pờ Y là xã biên giới, giáp với 2 nước bạn Lào và Campuchia nên già A Lào luôn tích cực phối hợp với các cấp chính quyền, Bộ đội Biên phòng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân, đặc biệt là các văn bản luật, quy chế biên giới… để giúp người dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ vững hòa bình, an ninh trật tự khu vực biên giới.

Thực hiện mô hình “Con nuôi đồn biên phòng” đã có 14 đồn nhận nuôi 15 cháu
Thực hiện mô hình “Con nuôi đồn biên phòng” đã có 14 đồn nhận nuôi 15 cháu (Trong ảnh: Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum tặng quà cho các cháu học sinh DTTS tại xã Mô Rai, huyện Sa Thầy)

“Việc tuyên truyền giữ gìn trật tự vùng biên là một công tác vô cùng quan trọng đối với những xã vùng biên. Phải tuyên truyền hằng ngày để người dân nâng cao nhận thức, không nghe lời kẻ xấu xúi giục dẫn dắt người vượt biên trái phép và không cho người nhập cư trái phép để giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới”, già A Lào bộc bạch.

Bên cạnh đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum còn phối hợp với các cơ quan, ban, ngành của tỉnh vận động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm xây dựng nhà “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”, nhà “Đại đoàn kết”; “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đồng đội”, “Mái ấm tình thương”; xây dựng các công trình nước sinh hoạt, nhà vệ sinh giá rẻ; tặng máy vi tính, xe đạp cho học sinh; tặng quà cho các già làng, trưởng thôn, Người có uy tín, gia đình chính sách, người có công… với tổng trị giá hơn 13,6 tỷ đồng.

Đặc biệt, những năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Kon Tum phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Kon Tum chỉ đạo tổ chức kết nối, tour tuyến du lịch giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia; tổ chức triển khai Đề án khai thác du lịch khu vực Cột mốc quốc giới chung 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam; khảo sát du lịch bằng hình thức Caravan qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum với 5 đoàn/178 người tham gia; kết nối hệ thống Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh của Việt Nam với Vườn Quốc gia Virachey của Vương quốc Campuchia và Khu bảo tồn Dong Ampham của Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào thành một hành lang du lịch sinh thái và hành lang đa dạng sinh học lớn của khu vực...

Ngoài ra, BĐBP tỉnh chỉ đạo Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y còn làm tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu về lịch sử hình thành, xây dựng biên giới quốc gia Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia; về cột mốc Ngã ba biên giới cũng như các hoạt động của BĐBP; quần chúng nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ biên giới; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhân các sự kiện quan trọng của tỉnh nhằm góp phần tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, thắt chặt tình hữu nghị của tỉnh Kon Tum với các tỉnh của Nam Lào và Đông Bắc Campuchia... 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 3 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 3 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 4 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.