Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả phát triển 1.500 CLB văn nghệ quần chúng ở Điện Biên

PV - 16:56, 09/06/2021

Thời gian qua, phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Với nhiều hình thức hoạt động phong phú, các câu lạc bộ văn nghệ, đội văn nghệ quần chúng đã thu hút đông đảo người dân tham gia...

Phong trào văn nghệ quần chúng ở Điện Biên góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
Phong trào văn nghệ quần chúng ở Điện Biên góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Xuất phát từ chính nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân, phong trào văn nghệ quần chúng ở Điện Biên đã luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm duy trì, nhân rộng. Các mô hình đội văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ... được hình thành và phát triển với nhiều quy mô khác nhau. Hàng năm, ngoài các chương trình liên hoan, hội thi, hội diễn do tỉnh, huyện tổ chức, trong những dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm, tại hầu hết các địa phương đều tổ chức hoạt động văn nghệ thể thao, thu hút người dân tham gia. Trong những hoạt động này, hầu hết các tiết mục tham gia đều hướng vào tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, quê hương, đất nước, được đầu tư dàn dựng công phu, chất lượng nghệ thuật tốt và có tính lan tỏa cao, phù hợp với thị hiếu của người dân địa phương. Đặc biệt, nhiều đội văn nghệ đã khai thác, phát huy hiệu quả thế mạnh văn hóa truyền thống của dân tộc mình như: Hòa tấu nhạc cụ dân tộc, múa khèn của dân tộc Mông, múa xèo của dân tộc Thái...

Chị Lò Thị Thơm, thành viên đội văn nghệ bản Phiêng Lơi, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ cho biết: “Tuy mỗi người một công việc khác nhau, nhưng chúng tôi đều có chung sở thích, đam mê với văn nghệ, nhất là văn nghệ truyền thống của dân tộc. Các tiết mục dân ca, dân vũ của dân tộc được bà con nhiệt tình đón nhận. Để làm phong phú, đa dạng thêm nhiều bài hát, điệu múa, chúng tôi còn nhờ những người cao niên trong bản hướng dẫn thêm các bài hát, điệu múa cổ truyền mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Do đặc thù công việc nhà nông, nên chị em trong đội luôn tranh thủ thời gian rảnh cùng nhau tập luyện để có những tiết mục văn nghệ hay biểu diễn phục vụ người dân địa phương và khách du lịch”.

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Điện Biên có khoảng gần 1.500 câu lạc bộ văn nghệ quần chúng, đội văn nghệ quần chúng. Để nâng cao chất lượng nghệ thuật trong các chương trình văn nghệ quần chúng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã thường xuyên chỉ đạo phòng văn hóa và thông tin các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn mở lớp tập huấn cho các hạt nhân văn nghệ tiêu biểu của các bản; phân công cán bộ chuyên môn xuống cơ sở, hướng dẫn cách dàn dựng chương trình, nâng cao kỹ năng biểu diễn. Nhờ vậy, trong các hội thi gần đây, chất lượng nghệ thuật của các đội văn nghệ được nâng lên rõ rệt, nhiều tiết mục đã khai thác được vốn văn nghệ truyền thống của các dân tộc trên địa bàn. Nhiều đội văn nghệ chủ động mua thêm trang phục, đạo cụ, nhạc cụ phục vụ việc tập luyện, biểu diễn từ các nguồn xã hội hóa.

Hoạt động của các đội văn nghệ ở cơ sở không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở địa phương, mà còn là nơi truyền thụ những nét văn hóa truyền thống, giáo dục chính trị, tư tưởng cho thế hệ trẻ thêm hiểu và yêu văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tạo sân chơi giải trí lành mạnh cho người dân, nhiều địa phương, các hội, đoàn thể thành lập các câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân gian. Bên cạnh việc tập luyện biểu diễn những tiết mục văn nghệ hiện đại, các đội văn nghệ còn đặc biệt chú trọng đến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thông qua các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc. Qua đó, nhiều loại hình văn nghệ dân gian, nghệ thuật truyền thống được bảo tồn, lưu giữ và phát triển.

 Hoạt động văn nghệ quần chúng luôn thu hút sự tham gia của mọi người.
Hoạt động văn nghệ quần chúng luôn thu hút sự tham gia của mọi người.

Đặc biệt, hoạt động của các đội văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn góp phần không nhỏ vào phát triển du lịch cộng đồng, gắn phong trào văn hóa - văn nghệ với phát kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Du khách đến Ðiện Biên không chỉ tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, mà còn có thể tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc bản địa thông qua các chương trình giao lưu văn nghệ tại các điểm du lịch, các bản văn hóa, cơ sở lưu trú...

Chị Lò Thị Hương, thành viên đội văn nghệ bản Noong Bua, phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ chia sẻ: Chúng tôi đều là những người say mê ca hát, mong muốn giữ gìn và bảo tồn văn hóa của dân tộc. Tham gia vào đội văn nghệ, ngoài việc biểu diễn vào các dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm hay các buổi họp, sinh hoạt của địa phương, chúng tôi còn biểu diễn phục vụ du khách khi đến thăm quan du lịch. Bằng những bài hát, điệu múa truyền thống, chúng tôi mong muốn giới thiệu, quảng bá cho du khách về nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình; đồng thời, cũng giúp các thành viên có thêm thu nhập, có điều kiện mua thêm trang phục, dụng cụ luyện tập văn nghệ.

Theo ông Phạm Việt Dũng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng đã và đang khẳng định chỗ đứng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh. Mỗi năm có hàng nghìn buổi biểu diễn và các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ được tổ chức đều đặn từ tỉnh xuống cơ sở, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân. Sức hấp dẫn của phong trào văn nghệ quần chúng ngày càng được khẳng định; nhân dân ngày càng ý thức hơn về vai trò của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc.

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, để tiếp tục nhân rộng phong trào văn nghệ quần chúng, Điện Biên sẽ tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với công tác văn hóa, văn nghệ ở mỗi địa phương; thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác văn hóa, văn nghệ. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và nghiên cứu cơ chế khuyến khích để các câu lạc bộ văn nghệ, đội văn nghệ hoạt động ngày càng hiệu quả. Đặc biệt, có cơ chế khuyến khích các nghệ nhân dân gian để họ tham gia truyền dạy và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, vừa giúp phong trào văn nghệ quần chúng không ngừng lan tỏa trong cộng đồng dân cư, vừa góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của người dân./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 9 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 9 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 9 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 10 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.