Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hành trình trên 30.000km tìm đồng đội

PV - 09:51, 24/04/2019

Trở về từ cuộc chiến, bản thân là thương binh 3/4 nhưng Cựu chiến binh Dương Mạnh Việt, dân tộc Thái ở xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vẫn đau đáu một nỗi niềm, bởi đồng đội vẫn còn nằm lại nơi chiến trường xưa. Vậy là, ông lại “khoác ba lô” đi tìm và đưa họ về với đất mẹ, nơi quê hương bản quán. Ông Dương Mạnh Việt đã cung cấp bản đồ để cơ quan chức năng quy tập hơn 2.000 liệt sĩ. Bản thân ông đã tự túc kinh phí trải qua mọi khó khăn nguy hiểm vượt trên 30.000 km để quy tập được hài cốt gần 170 liệt sĩ hy sinh trên nước bạn Lào, Tây Nguyên về quê hương.

Ông Việt với những tư liệu về chiến trường xưa. Ông Việt với những tư liệu về chiến trường xưa.

Đau đáu một nỗi niềm

Năm 1968, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng thanh niên dân tộc Tày Dương Mạnh Việt đã lên đường nhập ngũ. Tại đây, ông được giao nhiệm vụ tham gia quân tình nguyện đồng thời làm chuyên gia giúp nước bạn Lào xây dựng quân đội cách mạng chính quy và giải phóng vùng địch chiếm đóng. Sau năm 1975, hoàn thành nghĩa vụ, ông trở về đời thường lập gia đình sống bình dị với bà con làng xóm.

Thế nhưng, trong những ngày bình yên, ông vẫn thường ngồi một mình suy tư rồi bật khóc nghĩ về những giấc mơ. Trong giấc mơ ấy, ông lại thấy hiện lên những gương mặt non tơ, trẻ măng của những người đồng đội đã ngã xuống khi chưa kịp nắm tay bạn gái bao giờ.

Ông mang tâm sự ấy nói với vợ con và dự định trở lại chiến trường xưa tìm đồng đội. Thấu hiểu và đồng cảm với chồng, vợ ông cùng các con đã không từ chối mà còn hết lời động viên ông lên đường. Với những hành trang đó, ông Việt mặc lại chiếc áo bộ đội năm xưa với balo con cóc, mũ tai bèo và tấm bản đồ ghi tên nơi chôn cất đồng đội.

Tấm bản đồ “quý giá” này, ông đã cung cấp cho các đội tìm kiếm và quy tập hài cốt các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Đồng thời, bản thân ông cũng tình nguyện cùng những đồng đội tìm kiếm riêng.

Ông Việt nhớ lại mỗi lần đi tìm đồng đội là mỗi lần lòng ông lại trào dâng sự xúc động. Bởi vậy, đường đi dù xa xôi, hiểm trở, nhiều rắn độc, thú dữ, bom mìn còn sót lại... nhưng ông chưa bao giờ sờn lòng. Bởi những gian nan đó vẫn chưa là gì so với sự hy sinh xương máu của các anh hùng, liệt sĩ để bao thế hệ được sống trong hoà bình.

“Mừng đến rơi nước mắt mỗi khi chúng tôi tìm được một bộ hài cốt của đồng đội. Biết bao giọt nước mắt của chúng tôi đã nhỏ xuống khi chứng kiến những di vật được chôn theo hài cốt liệt sĩ. Vừa làm chúng tôi vừa khóc, đồng đội có người vừa cưới vợ hôm trước, hôm sau đã lên đường ra trận rồi vĩnh viễn không trở về. Có người còn chưa một lần biết yêu, được yêu. Bao năm vùi xác thân lạnh lẽo nơi rừng rú, không một ai biết để viếng thăm...”.- ông Việt xúc động chia sẻ.

Lần hồi trong ký ức của mình ông Việt kể, cho đến tận bây giờ ông không thể nào quên năm 2012. Khi ấy, ông cùng một vài đồng đội trong Ban Liên lạc Quân tình nguyện ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An tổ chức thăm lại chiến trường Hủa Phăn (Lào) kết hợp xác định địa điểm phần mộ liệt sĩ là đồng đội của ông đã hy sinh năm 1973. Đến bản Mường Hiềm, vị Trưởng bản ùa ra ghì chặt lấy ông và khóc nấc lên gọi tên từng người trong đoàn. Ông ấy chính là chiến sĩ trẻ tên Khăm, theo bộ đội Pa Thét Lào cùng quân tình nguyện chiến đấu và bị địch bắn tỉa khi đang làm giao liên. Viên đạn xuyên từ cằm lên đỉnh đầu, nhưng các chiến sĩ quân tình nguyện đã mổ và cứu sống ông. Hơn 40 năm trôi qua, mỗi con người đều có những đổi thay nhất định, nhưng tình cảm đồng chí sát cánh bên nhau đối mặt với cái chết vẫn còn vẹn nguyên như tình ruột thịt.

Mọi người cùng nhau tìm đến trận địa Na Khằng thắp hương và làm các nghi lễ tưởng nhớ đồng đội. Sau nhiều ngày phát cỏ, địa hình đã thay đổi nhiều, đồi đất rộng và cây cỏ rậm rạp nên khó xác định. Thế nhưng với sự kiên trì cần mẫn, đội đã tìm được hố chôn tập thể 37 chiến sĩ năm xưa. Tất cả đều được gọi tên và làm đúng nghi lễ trang trọng để đưa về đất mẹ trong niềm xúc động khôn xiết của cả những Cựu chiến binh Việt Nam, Lào và dân bản.

Người con của gần 170 gia đình liệt sĩ

Ông Dương Mạnh Việt tâm sự, tìm được hài cốt đồng đội ông xúc động bao nhiêu thì khi đưa họ về với gia đình ông lại càng xúc động hơn bội phần. Nhìn những mẹ già đã ở bên kia sườn dốc của cuộc đời với mái tóc bạc phơ, lưng còng, chân yếu, ôm ghì lấy phần tiểu đựng hài cốt con trai chẳng ai có thể kìm lòng. Nước mắt cứ rơi và lăn dài trên gò má đã nhăn nheo của mẹ, nước mắt ấy là sự xúc động nhưng cũng chan chứa sự tự hào và hạnh phúc bởi tâm nguyện của các mẹ đã được hoàn thành.

Cũng vì lẽ đó, mà trong hành trình của mình, Dương Mạnh Việt đã trở thành con của biết bao gia đình liệt sĩ. Ông như thay đồng đội hàn gắn những vết thương sau cuộc chiến.

Tháng 10/2016, sau một hành trình dài tìm người đồng đội Trịnh Hồng Thái, ông đã đưa liệt sĩ về mới đất mẹ ở xã Phú Xuyên, Đại Từ, Thái Nguyên. Khi nhìn thấy hài cốt của con trai, mẹ Trịnh Thị Ngọ đã ôm ghì lấy mà khóc. Hết ôm con mẹ lại quay sang ôm người đồng đội Dương Mạnh Việt. Mẹ bảo, mẹ đã sống phần đời còn lại chỉ đợi ngày này-ngày con trai trở về. Sau chuyến đó, ông đã nhận mẹ Ngọ là mẹ của mình thường xuyên tới thăm hỏi động viên như người con trong nhà.

Trong hành trình của mình, ông Dương Mạnh Việt từng đưa hài cốt của liệt sĩ Nguyễn Văn Kỳ về cho mẹ VNAH Nguyễn Thị Tý ở xã Phúc Xuân, TP. Thái Nguyên. Mẹ Tý sinh được 9 người con, 5 trai, 4 gái, trong đó có 3 con trai đi bộ đội. Năm 1971, mẹ Tý nhận được giấy bảo tử của đơn vị gửi về, con trai Nguyễn Văn Kỳ, hy sinh tại chiến trường Lào khi vừa tròn 20 tuổi. Đến năm 1975, mẹ lại gạt nước mắt lần thứ hai khi nhận được giấy bảo tử con trai Nguyễn Tiến Du, hy sinh tại mặt trận phía Nam Tổ quốc khi mới 21 tuổi. Hạnh phúc và đau khổ khi mẹ được “ôm” hài cốt của con trai Nguyễn Văn Kỳ do Đội quy tập mộ liệt sĩ Việt Nam tại Lào bàn giao cho gia đình.

Mẹ Tý xúc động nói: “Nếu không có các anh trong Đội quy tập thì không biết bao giờ anh Kỳ mới được về với người thân, với quê hương. Gia đình mẹ biết ơn vô cùng. Mẹ mất đi 2 người con, nhưng mẹ đã nhận được nhiều người con khác. Mẹ luôn coi các anh trong Đội quy tập như anh Việt là con của mẹ”.

TRẦN TRUNG - HIẾU ANH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Tin nổi bật trang chủ
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 5 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 18:26, 18/05/2025
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.