Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hàng chục ha rừng bần ở Khánh Hòa bị xóa sổ: Ai chịu trách nhiệm? (Bài 1)

Phương Lê - 10:00, 20/03/2020

Hàng chục héc ta rừng ngập mặn - rừng bần ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã bị triệt hạ không thương tiếc. Hàng loạt ngôi nhà trái phép “mọc” lên trên diện tích rừng đã bị “khai tử”. Điều đáng nói, cơ quan chức năng sở tại rất thờ ơ, không hề biết về việc này.

Những cây bần cổ thụ đang bị bức tử
Những cây bần cổ thụ đang bị bức tử

Rừng “ngã” xuống, nhà trái phép “mọc” lên

Theo tìm hiểu của phóng viên, gần 20ha rừng bần tại thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ đã được UBND tỉnh Khánh Hòa giao UBND huyện Vạn Ninh quy hoạch, phân vùng. Gần 500 cây bần cổ thụ đã được đánh số, treo biển để theo dõi, quản lý; đồng thời được khoanh nuôi, trồng dặm bổ sung. Rừng được giao khoán cho các hộ dân trong thôn quản lý, mỗi hộ 0,5ha. Người dân nhận khoán được trả tiền giao khoán rừng.

UBND xã Vạn Thọ cũng đã thành lập 6 tổ bảo vệ rừng, với hơn 30 người; trong đó một Phó Chủ tịch UBND xã làm Tổ trưởng. Các tổ bảo vệ được UBND xã cấp kinh phí hằng năm (định mức 17 triệu đồng/năm) để hoạt động.

Được biết, đây là khu rừng bần cổ thụ duy nhất tại Việt Nam. Ngoài giá trị về đa dạng sinh học, khu rừng còn góp phần chống biến đổi khí hậu, ngăn mặn xâm thực, giữ nước ngọt, chắn sóng và gió bão…

Tuy nhiên, từ đầu năm 2018, trước tình trạng “sốt đất” ở Khánh Hòa, nhiều đối tượng nổi lòng tham đã lấn, phá rừng bần, đổ đất san nền làm nhà. Tình trạng này diễn ra rầm rộ và phổ biến, nên rừng bần cổ thụ đã nhanh chóng bị xóa sổ.

Ông Ngô Minh Thơ, một cựu chiến binh sinh sống tại thôn Tuần Lễ cho biết: “Khoảng tháng 6/2019, chúng tôi thấy mới chỉ có 27 ngôi nhà, đến nay đã có trên 150 căn nhà kiên cố xây trên đất rừng bần. Ngoài ra, còn có gần 100 nền đất đã được phân lô và sẽ tiến hành làm nhà. Tình trạng này diễn ra nhiều năm nay, tuy nhiên cơ quan chức năng, địa phương “làm ngơ” như không biết”.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Việc khu rừng bần bị phá nát trong một thời gian dài nhưng chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng vẫn im lặng, khiến dư luận đặt câu hỏi liệu có ai “chống lưng” hay không? “Tất nhiên là có cán bộ quản lý “bảo kê” rồi? Nếu không thì sao có thể chiếm và hủy hoại rừng, phân lô bán đất ồ ạt và dễ dàng như thế?”, cựu chiến binh Ngô Minh Thơ bức xúc.

Nói về trách nhiệm với khu rừng bần bị “bức tử”, ông Đỗ Anh Thy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa cho biết: Đối với quy định về bảo vệ rừng, ngành Nông nghiệp chỉ quản lý cây trên khu rừng đó. Việc san lấp nền đất và đất rừng lại là chức năng của ngành Tài nguyên Môi trường và chính quyền sở tại.

“Chúng tôi sẽ thành lập đoàn xuống hiện trường để kiểm tra mức độ rừng bần bị tàn phá và đề nghị xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân quản lý nếu có vi phạm”, ông Thy khẳng định.

Trong khi đó, ông Trần Kim Bảo, Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh lại cho rằng, vấn đề quản lý rừng bần rất phức tạp, nhiều người tham gia phá rừng nên cần thời gian để điều tra mới có phương án xử lý.

Có thể nói, việc khu rừng bần bị phá nát là vấn đề rất nghiêm trọng, nhưng các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương lại rất thờ ơ. Dư luận đang chờ ý kiến, chủ trương của tỉnh Khánh Hòa trong việc làm rõ trách nhiệm; đồng thời xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân sai phạm làm mất rừng và những đối tượng chiếm đất rừng xây nhà trái phép tại đây.

Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục theo dõi, thông tin về vấn đề này đến bạn đọc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Tin nổi bật trang chủ
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Môi trường sống - Trần Đình Quang - 1 giờ trước
Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi sẽ còn 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có một đơn vị mới là Đặc khu Lý Sơn. Với diện tích hơn 10 km², dân số trên 22.000 người, hòn đảo tiền tiêu này được kỳ vọng trở thành đặc khu phát triển xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, để Lý Sơn thực sự "cất cánh", bài toán trồng, bảo vệ và phục hồi rừng cây vốn từng bao phủ các ngọn núi và vùng ven biển đảo cần được đặt lên hàng đầu.
Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Gương sáng - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Bà Hồ Thị Minh - Đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Trị, vừa vinh dự được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam khen thưởng và biểu dương vì thành tích tiêu biểu trong quá trình triển khai, thực hiện Dự án 8.
Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình đã phát hiện, trục vớt một lượng lớn vật nổ sót lại sau chiến tranh tại khu vực lòng sông Đà, gần chân cầu Hòa Bình (thuộc địa bàn phường Tân Thịnh, Tp. Hòa Bình).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Sức khỏe - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 20/5, tại thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế tỉnh Gia Lai phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng - chống bệnh dại năm 2025.
Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Giáo dục - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 20/5, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi các sở, ngành về việc chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại học đường.
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.
Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 3 giờ trước
Từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bình Thuận đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích “kép”, vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS.