Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ cho Xuân bình yên

Trọng Bảo - 15:24, 02/02/2021

Những ngày này, khi mùa Xuân đã gõ cửa từng nhà thì vẫn còn có rất nhiều người, vì nhiệm vụ chung, sẵn sàng hy sinh cả niềm vui cá nhân, quên đi những ngày nghỉ, quên đi không khí Tết rộn rã phố phường, với mục tiêu cùng với cả nước ngăn chặn thành công sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, biến thể khó lường đang tiếp tục tiềm ẩn nguy cơ bùng phát…

Bộ đội Biên phòng đang ngày đêm căng mình chống dịch.
Bộ đội Biên phòng đang ngày đêm căng mình chống dịch.

Đều đặn mỗi sáng sớm, 12 cán bộ, chiến sĩ trong Tổ hậu cần ở cơ sở cách ly thuộc Trung đoàn 254 (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) bắt đầu ngày làm mới bằng việc chuẩn bị hơn 200 suất ăn sáng cho những người đang thực hiện cách ly, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và các lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Giữa buổi sáng ngày Đông lạnh cắt da cắt thịt, tiếng cười nói của những cán bộ, chiến sĩ ở đây vẫn toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời, làm ấm lên không khí trong những ngày Đông giá.

Thượng úy Trần Quốc Huy, được điều động từ Kho K10 về làm nhiệm vụ tại khu cách ly từ đầu tháng 2 đến nay, với nhiệm vụ phụ trách Tổ hậu cần. Anh Huy tâm sự, giờ giấc ở cơ sở cách ly không theo quy định nào cả, bất kỳ giờ nào có công dân chuyển vào cách ly, đều phải bảo đảm đầy đủ điều kiện ăn, nghỉ.

“Thời kỳ cao điểm, mỗi ngày Tổ phải chuẩn bị hơn 1.000 suất ăn mà cũng chỉ có 18 người đảm nhiệm. Công việc vất vả nhưng ai nấy đều vui vẻ với tinh thần trách nhiệm cao của người lính”, Thượng úy Huy cho biết.

Từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 12/2020, cơ sở cách ly số 1 của tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận hơn 5.600 công dân thuộc 63 tỉnh, thành trong cả nước vào cách ly, trong số đó, đã có gần 5.500 công dân hoàn thành nhiệm vụ cách ly trở về địa phương. Trước đây, khi chưa thực hiện tiếp nhận người dân về cách ly, Trung tá Hoàng Văn Chu, Trợ lý Chính trị được bố trí ở dãy nhà G, tại dãy nhà này điều kiện sinh hoạt, ăn nghỉ rất thuận lợi và rộng rãi. Từ khi người dân về cách ly, Trung tá Chu phải di chuyển sang dãy nhà F của đơn vị. Đây vốn là phòng làm việc, nên chật chội hơn rất nhiều.

“Chúng tôi đã di chuyển toàn bộ cơ sở vật chất nơi ở và nơi làm việc về vị trí tập trung do đơn vị bố trí để cho người dân khi vào cách ly có nơi ăn, ở thuận tiện nhất. Bảo đảm trong những ngày lưu trú tại đây bà con được thoải mái nhất trong điều kiện có thể, bảo đảm sức khỏe, yên tâm thực hiện việc cách ly”, Trung tá Chu chia sẻ.

Là tỉnh có gần 200km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, để tăng cường kiểm soát người xuất, nhập cảnh trái phép, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lào Cai đã triển khai 52 tổ, chốt và 30 đội tuần tra cơ động, phối hợp với lực lượng Công an, dân quân các xã thường xuyên tuần tra khép kín biên giới. Bộ Chỉ huy BĐBP Lào Cai yêu cầu, 11 Đồn Biên phòng (ĐBP) duy trì 100% quân số ở các tổ, chốt và quân số làm nhiệm vụ khác trên tuyến biên giới.

Đã nhiều tháng nay, Thiếu tá Hoàng Việt Kha, Tổ trưởng Tổ công tác Na Lốc 2, ĐBP Bản Lầu, BĐBP tỉnh Lào Cai không về thăm nhà vì nhiệm vụ bảo vệ đường biên, mốc giới, ngăn chặn người dân xuất, nhập cảnh trái phép. Thiếu tá Kha cho biết: Người dân ở đây chủ yếu là đồng bào DTTS, ý thức của bà con trong việc tự bảo vệ sức khỏe nói chung, phòng, chống dịch nói riêng còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, bên cạnh việc tham gia tuần tra biên giới hạn chế việc xuất, nhập cảnh trái phép, thì chúng tôi phải tăng cường tuyên truyền cho bà con nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, hướng dẫn vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể.

“Những ngày này, chứng kiến cảnh bà con Nhân dân trong khu vực rộn ràng sắm Tết, quây quần gói bánh chưng, trang hoàng nhà cửa không chỉ riêng tôi mà anh em trong tổ công tác đều không khỏi nhớ nhà. Nhưng vì nhiệm vụ, tôi và anh em đều quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Thiếu tá Kha tâm sự.

Không khí Tết đã hiển hiện ở từng gia đình, thôn xóm… nhưng nỗi lo dịch bệnh bùng phát vẫn luôn hiện hữu nơi đường biên, lối mở. Bởi thế, những người làm công tác phòng, chống dịch nơi tuyến đầu đất nước càng phải quyết liệt hơn, căng mình hơn trong cuộc chiến không tiếng súng với kẻ thù vô hình. Những hy sinh thầm lặng ấy, đã tạo thành sức mạnh cộng đồng vững chắc, góp phần chung tay ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 để Nhân dân cả nước được yên vui, sum vầy bên gia đình khi Tết đến, Xuân về....

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 2 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 2 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 2 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 3 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.