Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giới trẻ DTTS với tiếng mẹ đẻ - Câu chuyện của tình yêu và lòng tự tôn dân tộc

Văn Hoa - 16:43, 16/09/2021

Hiện nay, nhiều bạn trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) không còn biết nghe và nói tiếng mẹ đẻ của mình. Đây là thực tế buồn, cho thấy lòng tự tôn và tình yêu văn hóa dân tộc ở một bộ phận giới trẻ đang giảm sút. Những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, trong đó có bảo tồn tiếng nói, chữ viết. Việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ cho giới trẻ người DTTS, không chỉ phụ thuộc vào ý thức tự thân, tự lực của mỗi cá nhân, mà của cả cộng đồng dân tộc.

Các bạn nhỏ người Sán Dìu tập nói và hát dân ca truyền thống của dân tộc. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Người có uy tín, già làng, trưởng bản, Nghệ nhân là những người rất tích cực trong việc truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho thế hệ trẻ. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Nguy cơ đánh mất tiếng mẹ đẻ

Nguyễn T.T.N, dân tộc Sán Dìu, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) hiện là sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. N cho biết, em chỉ biết nghe và nói được mấy từ Sán Dìu đơn giản, nhưng người đối diện phải nói chậm em mới nghe được. Nguyên nhân theo T.T.N. cho biết, là em dành hầu hết thời gian cho việc học và do hằng ngày bố mẹ chủ yếu nói tiếng phổ thông , nên em cũng ít có điều kiện học tiếng Sán Dìu.

Tuy nhiên, cũng tại thôn Trung Mầu, xã Trung Mỹ, bé Lưu Thúy An, 5 tuổi, dân tộc Sán Dìu, chưa biết chữ, vậy mà bé nói và hát Soọng cô (một làn điệu dân ca của người Sán Dìu) vanh vách. Bé An kể: “Cháu đã biết nói tiếng Sán Dìu từ lúc 4 tuổi và học được nhiều bài hát Soọng cô. Vì thế, cháu thường xuyên được đi thi, biểu diễn cho mọi người xem”.

Qua tìm hiểu, thôn Trung Mầu nơi T.T.N. và Thúy An sinh sống có hơn 80% dân số là người dân tộc Sán Dìu. Nhiều năm nay, các nghệ nhân trong Câu lạc bộ (CLB) Soọng cô Trung Mầu tổ chức thường xuyên các buổi dạy tiếng và hát dân ca miễn phí và hầu hết người dân nói tiếng Sán Dìu trong sinh hoạt hàng ngày.

Còn với N.T.P, sinh viên Đại học Y Hà Nội, sinh năm 2002, dân tộc Nùng nhưng không biết nghe và nói tiếng Nùng. N.T.P chia sẻ, vì em sinh ra và lớn lên ở TP. Thái Nguyên, mà bố là người Sơn La, mẹ là người Nùng Lạng Sơn, hai người gặp nhau và lập nhiệp ở Thái Nguyên. Trong sinh hoạt hằng ngày, gia đình chủ yếu nói tiếng phổ thông, nên em không học được tiếng Nùng.

Có một thực tế là, hầu hết lớp trẻ người DTTS ở vùng ven đô, hoặc ra ngoài xã hội học tập, lao động đều ít học tiếng mẹ đẻ. Thậm chí, nhiều người coi nói tiếng mẹ đẻ là “quê”, “không sành điệu”, nên không học.

Việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ phụ thuộc hoàn toàn vào tình yêu, lòng tự tôn dân tộc, ý thức tự thân, tự lực của mỗi cá nhân, cộng đồng. (Trong ảnh: Hiện có rất nhiều sân chơi lành mạnh, nơi giới trẻ có thể giao lưu, trao đổi và học tập - Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ phụ thuộc chính vào tình yêu, lòng tự tôn dân tộc, ý thức tự thân, tự lực của mỗi cá nhân, cộng đồng. (Trong ảnh: Hiện có rất nhiều sân chơi lành mạnh, nơi giới trẻ có thể giao lưu, trao đổi và học tập - Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Cần đánh thức tình yêu văn hóa dân tộc trong mỗi con người

Chúng tôi có cuộc khảo sát và hỏi trực tiếp các em học sinh, sinh viên về nguyên nhân không nói được tiếng mẹ đẻ. Theo các em, có nhiều lý do, trong đó, phần lớn là vì áp lực học tập, nên các em không có thời gian học tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, còn vô vàn các lý do khác, như: Ở nhà bố mẹ thường nói tiếng phổ thông thay cho nói tiếng dân tộc; gia đình chuyển về các thị trấn, thành phố nên ít nói tiếng mẹ đẻ; chỉ có bố hoặc mẹ là người DTTS nên ít giao tiếp bằng tiếng dân tộc; không có môi trường nói tiếng mẹ đẻ; bố mẹ sợ con học tiếng mẹ đẻ sẽ không học được các ngôn ngữ khác…

Trong vô vàn lý do ấy, điều khiến chúng tôi buồn hơn cả, là có những em sinh ra và lớn lên tại vùng mà chủ yếu là người DTTS. Vậy điều gì khiến các em không thể nói và nghe được được tiếng mẹ đẻ. Phải chăng, do các em thiếu tình yêu văn hóa dân tộc của mình? Phải chăng các em tự ti, sợ bị kỳ thị, ngại với bạn bè, thầy cô khi biết mình là người DTTS? 

Mất đi tiếng nói, là mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Khi bản sắc văn hóa dân tộc không còn, thì dân tộc đó cũng không tồn tại. Trước nguy cơ đó, hiện nay, có nhiều bạn trẻ cùng chung ý tưởng thành lập các đội, nhóm, CLB nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

Đáng mừng khi những năm gần đây, Nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc”; Nhóm “Người Thái tại Hà Nội”, Ban liên lạc, Nhóm sinh viên Mông tại Hà Nội; “Hội tuổi trẻ Sán Dìu - kết nối từ bản sắc”… đã được thành lập và thu hút được đông đảo học sinh, sinh viên, các bạn trẻ tham gia trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách  nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, trong đó có bảo tồn tiếng nói, chữ viết. Tại các địa phương, các CLB bảo tồn văn hóa, các Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân ưu tú, Người có uy tín, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo được quan tâm tạo điều kiện và mở các lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết miễn phí.

Hơn nữa, hiện nay dân tộc nào cũng có những kênh YouTube, nhiều trang Fapage đăng tải những video dạy miễn phí tiếng mẹ đẻ trên không gian mạng. Các bạn trẻ có thể dễ dàng truy cập và học tập.

Phải khẳng định rằng, cơ hội học tập, nghiên cứu tìm hiểu bản sắc văn hóa, trong đó có tiếng mẹ đẻ được tạo điều kiện một cách tối đa. Và, việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ phụ thuộc chính vào tình yêu, lòng tự tôn dân tộc, ý thức tự thân, tự lực của mỗi cá nhân, cộng đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 6 phút trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.