Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải quyết việc làm ở Khánh Sơn

PV - 10:38, 15/03/2018

Khánh Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 100 km. Nơi đây phần lớn là đồng bào dân tộc Raglai sinh sống.

Những năm qua, tỉnh Khánh Hòa rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để đào tạo nghề cho người dân trong huyện nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Đổi mới phương pháp đào tạo

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa thì dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động người DTTS ở Khánh Sơn là nhiệm vụ quan trọng, vừa để nâng cao kiến thức vừa cải thiện cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu này, Khánh Hòa đã thành lập Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Sơn.

Dạy nghề may cho đồng bào Raglai tại Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Sơn. Dạy nghề may cho đồng bào Raglai tại Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Sơn.

 

Sau khi thành lập, Trường liên tục mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với hàng ngàn học viên là đồng bào dân tộc Raglai theo học. Các nghề trọng điểm là may, xây dựng, thú y, lâm sinh, trồng trọt. Riêng trong năm 2016, Trường đã đào tạo hệ sơ cấp nghề cho 152 học viên; dạy nghề thường xuyên cho 370 học viên; đào tạo hệ trung cấp nghề cho 102 học viên.

Ông Đỗ Quang Thiện, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm 2017, Trường xác định rõ mục tiêu tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo toàn diện theo hướng chuyên nghiệp, đào tạo luôn gắn với giải quyết việc làm, chủ động hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo sản phẩm sau đào tạo đáp ứng với yêu cầu thị trường lao động và nhu cầu xã hội.

Để tạo điều kiện tối ưu cho người học, Trường cũng đã chủ động mở các lớp dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp ngay tại địa bàn các xã và xuống từng thôn bản, nhờ vậy bà con tham gia học nghề rất đông và có hiệu quả. Số học viên học nghề nông nghiệp như trồng cây lúa nước, trồng cây ăn quả, thú y, nuôi thủy sản nước ngọt…đã biết áp dụng kiến thức vào thực tế sản xuất.

Anh Pi Năng Tĩnh ở thị trấn Tô Hạp (huyện Khánh Sơn) cho biết: Xưa nay trồng sầu riêng xong mình cứ bỏ đó, chẳng biết chăm sóc. Có khi sầu riêng chết sạch. Ở đây chẳng ai nghĩ đi trồng cây mà phải đến trường học cả. Nhưng từ khi được vận động đi học, có chứng chỉ nghề nông nghiệp về áp dụng thì năng suất tăng cao, gia đình mình không còn sợ nghèo đói nữa. Nhiều hàng xóm của mình cũng háo hức đăng ký đi học nghề. Có nghề rồi, cây bệnh, cây còi cọc… đều biết cách chữa trị cả.

Bên cạnh số nông dân, lao động nông nghiệp tại chỗ, số học viên học nghề phi nông nghiệp như may, mộc dân dụng, xây dựng, cơ khí, sửa chữa xe máy, sửa chữa bảo trì máy tính…đã được Trường liên kết với doanh nghiệp sau khi đào tạo xong giới thiệu đến công ty làm việc với mức lương phù hợp, được hỗ trợ ăn, ở và thực hiện đầy đủ các chế độ BHYT, BHXH cho người lao động.

Những công nhân ưu tú

Ông Đỗ Quang Thiện cho biết, tính đến nay đã có trên 300 lao động người DTTS làm việc tại Công ty CP may Sài Gòn 2 tại TP.HCM, với mức lương trung bình 4 - 6 triệu đồng/tháng. Trừ tiền chi tiêu hằng tháng, người lao động tiết kiệm gửi về gia đình khoảng 2-3 triệu đồng/tháng. Công ty lo chỗ ở, tiền ăn chỉ đóng 300.000 đồng/tháng, có chế độ BHXH, BHYT đầy đủ cho người lao động. Có lao động phấn đấu chăm chỉ làm việc, tác phong đạo đức tốt đã được Công ty kết nạp vào Đảng. Điển hình như Bo Bo Lục (dân tộc Raglai) ở thôn Liên Hiệp, xã Sơn Hiệp hiện nay là đảng viên, từ công nhân đã được đề đạt làm quản lý lao động, với mức thu nhập ổn định từ 5-6 triệu đồng/tháng.

Bo Bo Lục bộc bạch, ngày trước quanh năm đi cuốc rẫy, thu nhập không được bao nhiêu. Không dám mơ có ngày được làm Tổ trưởng, được kết nạp Đảng. Vậy mà điều không dám mơ ấy giờ đã thành hiện thực.

Tương tự, em Hoàng Y Nga (dân tộc Tày) cũng ở thôn Liên Hiệp, xã Liên Hiệp cũng là người lao động phấn đấu tốt trong công việc, có thu nhập ổn định, được Công ty xem xét đưa vào đối tượng kết nạp Đảng.

Ông Đỗ Quang Thiện, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Sơn khẳng định rằng, chỉ cần các lao động người DTTS không e ngại, cam kết thực hiện tốt các nội quy học tập, vững nghề rồi sẽ không lo thiếu việc, không lo cuộc sống bấp bênh vì mất mùa hay dịch bệnh nữa bởi Trường luôn có các kênh liên kết giới thiệu việc làm hiệu quả.

ĐÔNG HƯNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 9 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 9 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 9 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 9 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 9 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 9 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.