Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Già làng, Người có uy tín với trách nhiệm bảo tồn văn hóa truyền thống

Tiêu Dao - 15:02, 13/03/2023

Để tiếng cồng, tiếng chiêng, sắc màu trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS không bị mai một, nhiều năm nay, các cấp chính quyền ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) luôn phát huy vai trò của các già làng, Người có uy tín trong công tác bảo tồn văn hóa dân tộc.

Đồng bào Ca Dong xã Trà Dơn, huyện Nam Trà Mi tập luyện cồng chiêng
Đồng bào Ca Dong xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My cùng nhau tập luyện cách đánh cồng chiêng

Thổn thức với xưa cũ

Già Nguyễn Thanh Phương - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Trà Mai, già làng người Ca Dong có uy tín và hiểu biết nhiều về tập tục của đồng bào mình. Trong ký ức của già Phương, xã Trà Don những năm 1997 trở về trước, khi chưa tách ra khỏi xã Trà Mai có các ngôi làng của đồng bào nằm biệt lập với nhau. Làng nhiều dân cư nhất có đến 30 hộ. Những người Ca Dong xưa sống chung trong một căn nhà dài tựa như đoàn tàu, dù không phải là dòng họ hay cùng huyết thống. Mỗi làng là một căn nhà như thế, không vách ngăn, chỉ có những bếp lửa đánh dấu không gian của từng gia đình.

Già Phương cho biết, già đã chứng kiến biết bao đổi thay, thăng trầm của người Ca Dong. Ngày xưa, người Ca Dong chỉ biết làm nương, làm rẫy, làm ra hạt lúa, củ sắn để chia nhau ăn, bà con chung tay xây nhà, dựng làng, cùng nhau trồng trọt, săn bắt, quây quần nhảy múa vào các dịp Tết Máng nước, đâm trâu huê. 

Già Phương còn say sưa kể lại những câu chuyện về văn hóa người Ca Dong, những ngôi nhà bề thế của người giàu có, những ché rượu cần cất trong gian buồng cúng, nghi thức chôn hạt gạo chọn đất dựng làng hay những hội trâu huê xuyên đêm… Trong lúc say mê kể chuyện, thi thoảng già Phương lại thức tỉnh chúng tôi với lời nhắc: “Cái đó là ngày xưa thôi!”.

Khi nghe địa phương đang tìm cách khôi phục lại trang phục truyền thống của người dân, già Phương không giấu được niềm vui mừng. Năm 2021, một hội thảo mang tên “Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc” đã được UBND huyện Nam Trà My tổ chức tại các xã, nhằm lấy ý kiến tham vấn của các vị già làng, Người có uy tín trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, UBND huyện thực hiện Đề án khôi phục lại trang phục, trang sức truyền thống của cộng đồng người Xơ Đăng, Ca Dong, Bhnong.

Già Nguyễn Thành Tiêu tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc” tổ chức tại xã Trà Leng.
Già làng Nguyễn Thành Tiêu tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc” tổ chức tại xã Trà Leng.

Tại cuộc hội thảo này, già làng Nguyễn Thành Tiêu ở xã Trà Leng đã có những đóng góp hết sức có giá trị. Theo già Tiêu, việc phục dựng lại trang phục của người Bhnong không thể không thêm họa tiết, hình ảnh lá quế vào trong trang phục. Già Tiêu giải thích: Đối với cộng đồng người Bhnong sống tại Trà Leng, cây quế gắn bó từ lâu đời. Nhờ có cây quế mà bà con có được cuộc sống ấm no, dựng được nhà, sắm trâu bò, mua được chiêng, la…. Muốn trang phục truyền thống được khôi phục bài bản và gắn liền với đời sống của người dân thì nghề dệt thổ cẩm truyền thống cũng cần được quan tâm.

Giữ gìn và phát triển

Cùng niềm trăn trở ấy, già làng Y Xia (thôn 1, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My) thì bảo, cồng chiêng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của người Ca Dong, vì nó thể hiện được bản sắc văn hóa, cũng như đời sống tâm linh của đồng bào. Mỗi năm cồng chiêng chỉ được đánh 2 lần vào dịp lúa mới và tỉa hạt, nhà có điều kiện hơn thì đánh tại rẫy quế để chào đón thần linh phù hộ mùa màng. Ở những làng xa, chiêng còn được mang ra để giao duyên, thể hiện tình cảm của các chàng trai đối với cô gái mà họ để ý. Còn lại nếu không có dịp gì đặc biệt thì cồng chiêng được treo, thờ ở trong nhà.

Bà con Ca Dong luyện tập cồng chiêng để lập lễ cúng Jàng.
Một buổi tập luyện cồng chiêng của đồng bào Ca Dong để chuẩn bị cho lập lễ cúng Jàng.

Theo ông Hồ Văn Lợi - Chủ tịch UBND xã Trà Dơn cho biết, hiện nay xã đã triển khai quyết liệt công tác bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Ca Dong ở xã Trà Dơn. Ở cấp huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Nam Trà Mi cũng thường xuyên quan tâm, nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện công tác bảo tồn văn hóa các DTTS nói chung, cồng chiêng nói riêng. Từ việc lấy ý kiến của già làng, Người có uy tín làm cơ sở, trang phục của mỗi cộng đồng sẽ được phục dựng trên tinh thần dân chủ, sát với lịch sử và đời sống của người dân.

Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng các dân tộc trên địa bàn huyện Nam Trà My, năm 2021, huyện đã nghiệm thu và bàn giao 2 bộ cồng chiêng cho các xã Trà Linh và Trà Leng, với kinh phí gần 189 triệu đồng. Mỗi bộ gồm 6 chiếc chiêng và 1 chiếc trống, tổng giá trị 2 bộ chiêng là 166 triệu đồng. Đây là năm thứ 2, huyện Nam Trà My triển khai việc bàn giao cồng chiêng cho các xã. Đặc biệt, việc bàn giao cồng chiêng kịp thời đã giúp các xã tổ chức tập luyện để tham gia các lễ hội.

Huyện Nam Trà Mỹ đã nghiệm thu và bàn giao 2 bộ cồng chiêng cho các xã Trà Linh và Trà Leng với kinh phí 166 triệu đồng.
Huyện Nam Trà My đã nghiệm thu và bàn giao 2 bộ cồng chiêng hỗ trợ cho các xã Trà Linh và Trà Leng, với kinh phí 166 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, việc tìm cách khôi phục lại cồng chiêng, cũng như trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện là việc làm cấp bách, nhằm bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể lâu đời của bà con.

Theo đó, UBND huyện cũng đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 22/10/2021 về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng các dân tộc trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, giao Phòng Văn hóa Thông tin huyện chủ trì phối hợp các xã tổ chức mở lớp dạy cồng chiêng cho nhân dân trên địa bàn, đến nay, đã hoàn thành việc giảng dạy tại 2 xã Trà Dơn, Trà Don.

Việc tổ chức các lớp dạy đánh cồng chiêng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn giá trị nghệ thuật của cồng chiêng, giúp đồng bào, đặc biệt là các bạn trẻ giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Từng bước khôi phục văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng các DTTS trên địa bàn huyện Nam Trà My. 

"Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục cân đối ngân sách, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của địa phương, nhất là nguồn từ Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 để phân bổ cho các xã. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú trọng đưa văn hóa cồng chiêng vào trường học để thể hệ trẻ tiếp cận sớm, không bỏ quên văn hóa truyền thống của đồng bào mình”, ông Nguyễn Thế Phước cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 3 giờ trước
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 6 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 11 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 11 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 12 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 12 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 13 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.