Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Già làng C'Lâu Nhím: "Người có uy tín trước hết phải uy tín với chính mình"

Mạnh Cường- Tiêu Dao - 22:05, 06/11/2023

Nhiều năm qua, già làng C’Lâu Nhím (dân tộc Cơ Tu), Người có uy tín ở thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, luôn được bà con kính trọng, nể phục. Trong các lễ hội truyền thống hay ngày hội văn hóa các dân tộc ở vùng Trường Sơn- Tây Nguyên, già làng C’Lâu Nhím thường đứng ở vị trí trung tâm, giữ vai trò chủ lễ khiến mọi người đều ngưỡng mộ.

Già làng C’Lâu Nhím thổi khèn Bơrét của người Cơ Tu
Già làng C’Lâu Nhím thổi khèn Bơrét của người Cơ Tu

Tích cực bảo tồn văn hóa

Chiếc tù và bằng sừng trâu rúc lên những hồi nhẹ, già làng C’Lâu Nhím, Người có uy tín ở thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam bước ra từ căn nhà nhỏ với chiếc quạt lông chim, chiếc mũ lông vũ và trang phục truyền thống của đồng bào Cơ Tu khiến đám trẻ ngơ ngẩn. Những đứa trẻ 5 - 7 tuổi nhìn già như “ông Tiên” bước ra từ câu chuyện cổ của người làng.

Ở cái tuổi 78, già làng C’Lâu Nhím với chòm râu dài, ánh mắt tinh anh và dáng người quắc thước vẫn là một trong những tấm gương sáng để bà con noi theo. Già làng C’Lâu Nhím bảo, huyện Đông Giang có địa hình hiểm trở, đời sống kinh tế của bà con đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cũng như nhiều địa phương miền núi khác, ở đây nhiều hủ tục lạc hậu vẫn còn diễn ra, để lại nhiều hệ lụy trong các bản làng. Nhiều già làng, trưởng bản và Người có uy tín như già vẫn hằng ngày gương mẫu, chung tay cùng chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, chung sức chung lòng xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp, xóa bỏ hủ tục lạc hậu.

Nhiều năm rồi, ở thị trấn P’rao này hay các sự kiện lễ hội lớn nhỏ diễn ra tại huyện Đông Giang, già làng C’Lâu Nhím luôn là người được giao nhiệm vụ “gọi thần” với vai già làng vùng cao đầy uy lực. Với vai trò “Tuổi cao - Gương sáng”, già làng C’Lâu Nhím tích cực vận động bà con thực hiện tốt đường lối, chính sách, của Đảng, pháp luật của Nhà nước; làm tốt bổn phận, nghĩa vụ công dân, giữ gìn an ninh biên giới, phát huy và truyền dạy những giá trị văn hóa truyền thống như biểu diễn trống chiêng, các điệu dân ca, dân vũ, các nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống cùng các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình. Ông cùng các nghệ nhân, già làng và người dân phục dựng thành công nhà sàn truyền thống, nhà dài và nhà Gươl cộng đồng, phục dựng cây nêu Cơ Tu nguyên bản tại “Làng văn hóa truyền thống Cơ Tu” của huyện.

 Già làng C’Lâu Nhím giải thích cho thế hệ các cháu hiểu về nhạc cụ dân tộc
Già làng C’Lâu Nhím luôn dành sự quan tâm đến thế hệ trẻ

Tiên phong phát triển kinh tế

Không chỉ là tấm gương trong lao động sản xuất, là nghệ nhân điêu khắc tài hoa, già làng C’Lâu Nhím còn là “quan tòa” của làng. Tiếng nói của già ngày càng có trọng lượng trong đời sống của đồng bào, trong mọi công việc chung của dân làng. Vì thế, nhiều năm trở lại đây, già làng C’Lâu Nhím luôn là một trong những “hòa giải viên” tích cực, giúp địa phương trong việc giải quyết mâu thuẫn nội bộ, giáo dục con cháu. “Muốn tiếng nói của mình luôn được đồng bào nghe, trước hết phải nghe tiếng nói của đồng bào. Chỉ khi mình thấu hiểu được nỗi niềm của họ thì việc giải quyết sẽ suôn sẻ. Người vùng cao rất ít mâu thuẫn, va chạm, vì thế nếu không hiểu được tâm tư, tính cách của họ thì rất khó giải quyết vấn đề. Mình nói, mình làm, mình lắng nghe dân làng. Việc đầu tiên của Người có uy tín chính là phải uy tín với bản thân mình trước!”, già làng C’Lâu Nhím bộc bạch.

Trong những tháng năm làm cán bộ, cũng như lúc đã nghỉ hưu, già làng C’Lâu Nhím đều tận tụy, trách nhiệm không quản ngại khó khăn gian khổ, đường sá xa xôi cách trở, ngày nắng cũng như đêm mưa để đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà và gặp từng người để vận động bà con bảo tồn văn hóa người Cơ Tu, cũng như phát triển kinh tế, tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Không chỉ tích cực trong công tác vận động người dân, già làng C’Lâu Nhím còn là tấm gương trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, làm hình mẫu cho bà con thôn bản noi theo. Cũng từ việc làm này, nhiều người dân đã hăng hái tham gia các cuộc vận động hiến đất, mở đường và xây dựng nông thôn mới sau này.

Điều đáng ghi nhận hơn nữa, già làng C’Lâu Nhím luôn giành nhiều thời gian để tuyên truyền, vận động Nhân dân đưa con em của mình đến trường, đến lớp đầy đủ, ông tâm niệm, trẻ em phải đến lớp để học cái chữ, học những điều hay lẽ phải và biết được cái chữ thì mới thay đổi được nhận thức cũ, mới giúp ích được cho gia đình, xã hội, địa phương và trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Nhiều năm qua, già làng C’Lâu Nhím luôn quan tâm đến công tác bảo tồn văn hóa cho đồng bào DTTS ở Đông Giang.
Nhiều năm qua, già làng C’Lâu Nhím luôn quan tâm đến công tác bảo tồn văn hóa cho đồng bào DTTS ở Đông Giang.

Theo già làng C’Lâu Nhím, quá trình vận động, tuyên truyền tới người dân xóa bỏ hủ tục không phải trong một sớm một chiều, bởi những phong tục và thói quen đã ăn sâu vào nếp nghĩ của đồng bào. Những năm qua, già C’Lâu Nhím vẫn luôn cùng các cấp, các ngành tại huyện Đông Giang tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật về hôn nhân cho bà con, đồng thời chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm về sản xuất, chăn nuôi; hướng dẫn việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững cho bà con. Ngoài ra, già C’Lâu Nhím thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng vận động xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa; xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình.

Trong ánh mắt của già làng ở cái tuổi bát thập này, niềm vui như chứa đựng từ bao ngày khi đời sống văn hóa và kinh tế của người Cơ Tu ngày càng khởi sắc. Sự giản dị, lối sống mực thước, khiêm nhường và sự cần mẫn, chăm chỉ, gương mẫu trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động giúp người dân bảo tồn văn hóa, phát triển kinh tế, già C’Lâu Nhím đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen do các cấp chính quyền khen tặng.

Bà A Rất Thị Trinh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đông Giang cho biết: “Nhờ việc tuyền truyền, vận động của già làng C’Lâu Nhím, bà con dân bản đã noi theo để bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế. Vai trò và vị thế của già làng, trưởng bản được phát huy đã trở thành cầu nối giúp chuyển tải những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào DTTS ở vùng cao Đông Giang”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 15 giờ trước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 15 giờ trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 15 giờ trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).