Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia Lai: Chư Đang Ya đa dạng hóa phương thức tập hợp phụ nữ tôn giáo

PV - 16:22, 13/01/2022

Là địa phương có hội viên phụ nữ tôn giáo chiếm tỷ lệ cao, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh (Gia Lai) đã có sáng kiến triển khai các mô hình thiết thực, giúp phụ nữ sống tốt đời đẹp đạo, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, khát vọng vươn lên thực hiện thắng lợi các cuộc vận động và phong trào thi đua.

Hội LHPN xã Chư Đang Ya tổ chức truyền thông về bảo vệ môi trường cho hội viên phụ nữ
Hội LHPN xã Chư Đang Ya tổ chức truyền thông về bảo vệ môi trường cho hội viên phụ nữ

Chị Quách Thị Thùy Trang - Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết: Toàn xã có 802 hội viên phụ nữ sinh hoạt tại 7 chi hội, trong đó, 79% là hội viên theo tôn giáo. “Việc hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là hoạt động trọng tâm của Hội những năm qua, nhằm thu hút, tập hợp phụ nữ tôn giáo. Để giúp hội viên nghèo làm chủ hộ, các cấp Hội tiến hành rà soát, thống kê số lượng và có kế hoạch, biện pháp hỗ trợ phù hợp như: Thành lập tổ tiết kiệm tín dụng, tổ hùn vốn xoay vòng, xây nhà “Mái ấm tình thương” giúp phụ nữ khó khăn an cư lạc nghiệp”, chị Trang cho biết.

5 năm qua, Hội LHPN xã đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tạo điều kiện cho 212 lượt chị em vay trên 8 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ đó, 7 hội viên DTTS được giúp đỡ đã thoát nghèo bền vững. Các mô hình, câu lạc bộ phát huy hiệu quả thu hút đông đảo phụ nữ tham gia như: “Phụ nữ DTTS tiết kiệm 5 - 10 triệu đồng”, “Phụ nữ nói không với túi nylon và rác thải nhựa để bảo vệ môi trường”...

Ngoài ra, chị em còn quyên góp, vận động xây dựng 2 căn nhà “Mái ấm tình thương” cho hội viên khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí 96 triệu đồng.

Bà A Nhưng (làng Xóa) kể: Trước đây, làng có 190 hộ nhưng có tới 31 hộ nghèo, 77 hộ cận nghèo. Phần lớn các chị em còn nhiều khó khăn do thu nhập không ổn định. Khi Chi hội triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, bà A Nhưng tích cực tuyên truyền, vận động chị em thực hiện.

“Nghèo đói có một phần nguyên nhân là từ các hủ tục, lãng phí trong tổ chức việc cưới, lễ hội, tang ma. Nhất là chị em chưa có ý thức trong chi tiêu và lập kế hoạch tiết kiệm. Mình tuyên truyền làm sao để chị em thay đổi được suy nghĩ này, xóa bỏ các hủ tục. Bên cạnh đó, khuyến khích chị em học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế, học tập lẫn nhau để nâng cao trình độ, tiếp thu cái mới, cách làm mới trong lao động sản xuất... Đến nay, làng Xóa đã là làng văn hóa. Hộ khá, giàu ngày càng tăng, hộ nghèo giảm nhanh, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững”, bà A Nhưng phấn khởi cho biết.

Mới đây, Chi hội Phụ nữ làng Xóa ra mắt Câu lạc bộ “Sống tốt đời, đẹp đạo”, tập hợp những hội viên phụ nữ tôn giáo tự nguyện tham gia, góp sức cùng chính quyền địa phương xây dựng đời sống văn hóa. Theo bà A Nhưng, đây là nơi các thành viên gặp gỡ, trao đổi thông tin, tuyên truyền vận động chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất và sinh hoạt, bảo vệ môi trường, thực hiện nghĩa vụ công dân. Cùng với đó, Chi hội xây dựng lối sống đạo đức, đẹp trong tinh thần bác ái yêu thương và đẹp trong nếp sống đạo.

Chị Siu Khin - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Yar cho biết: Tùy điều kiện, đặc điểm mà mỗi làng có những mô hình, câu lạc bộ để tập hợp, thu hút đông đảo chị em tham gia, mọi người có điều kiện học hỏi lẫn nhau. “Nhờ được tạo điều kiện phát triển sản xuất, đời sống khá lên nên chị em dần gắn bó với tổ chức Hội. 75/96 hội viên phụ nữ trong làng được vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội gần 3 tỷ đồng để phát triển kinh tế. Chúng tôi còn vận động chị em tham gia các mô hình tiết kiệm, duy trì 3 tổ góp vốn xoay vòng với 20 thành viên”, Chị Khin nói.

Bên cạnh đó, Chi hội thường xuyên hướng dẫn chị em cách sắp xếp bố trí vật dụng trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Định kỳ, chi hội phát động dọn vệ sinh đường làng, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, vận động các gia đình thu gom rác thải, di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc ra xa nơi ở để thực hiện tiêu chí “5 không, 3 sạch” xây dựng nông thôn mới.

Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết thêm: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là “chìa khóa” để thu hút, tập hợp họ vào tổ chức Hội. Từ đó, các phong trào, hoạt động đều mang lại hiệu quả. Mô hình mang đậm dấu ấn của phụ nữ có thể kể đến như làng hoa dã quỳ dưới chân núi lửa Chư Đang Ya. Không chỉ góp sức trồng con đường hoa đón chào du khách, phụ nữ làng Ia Gri còn trồng hoa và cây xanh trong không gian sinh sống, quanh vườn nhà tạo nên một ngôi làng tươi đẹp dưới chân ngọn núi du lịch. Phụ nữ các làng còn lan tỏa tinh thần sống tốt đời, đẹp đạo bằng những mô hình liên kết phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở địa phương./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Ngày 14/5, tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp huyện và cấp xã năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 2 phút trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 4 phút trước
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.
Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 6 phút trước
Sáng 17/5, UBND xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum công nhận Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng. Đây là làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Minh Nhật - 9 phút trước
Với chủ đề “Theo dấu chân Người”, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, góp phần thực hiện đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại không gian của Làng trong tháng 5.
Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - Tuấn Trình - 13 phút trước
Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 16 phút trước
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc, phục vụ phát triển du lịch.
Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Tin tức - Hoàng Quý - 18 phút trước
Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của UBDT năm 2025. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà - Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Giáo dục - Hoàng Minh - 20 phút trước
Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 25 phút trước
Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Kinh tế - PV - 27 phút trước
Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.