Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gác việc nương rẫy tiếp sức kỳ thi cho con

Quỳnh Trâm - 11:50, 29/06/2023

Khuôn viên Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa những ngày này náo nhiệt hơn. Ngoài sĩ tử ở lại khu nội trú để tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, còn có nhiều phụ huynh ở các huyện miền núi vùng DTTS, đồng hành tiếp sức kỳ thi cho con...

(tin)Phụ huynh vùng cao vượt hàng 100km xuống tiếp sức cho con
Anh Vi Văn Tượng, dân tộc Thái, vượt quãng đường hơn 300 km từ xã Tam Chung, huyện biên giới Mường Lát xuống động viên, chăm sóc con trai trong những ngày thi

Dù nhà ở tận các huyện biên giới xa xôi... Song nhiều phụ huynh đã tạm gác lại mùa vụ, nương rẫy để cùng đồng hành xuống trường thi cổ vũ tinh thần cho con em mình.

Anh Vi Văn Tượng, dân tộc Thái ở xã Tam Chung, huyện biên giới Mường Lát, có con theo học tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa năm nay dự thi tốt nghiệp, chia sẻ: “Ở nhà cũng nóng ruột nên tôi bắt xe đi gần 300 km xuống dưới này động viên con trai. Đây cũng là lần đầu tiên tôi có con dự thi tốt nghiệp. Hôm đi, tôi cũng mang theo măng rừng, thịt gà đen để bồi dưỡng thêm sức khỏe cho con”.

(tin)Phụ huynh vùng cao vượt hàng 100km xuống tiếp sức cho con 1
Anh Lương Tiến Đậu, dân tộc Thái ở huyện vùng cao Quan Hóa xuống chăm sóc con trong những ngày thi cử

Tương tự, anh Lương Tiến Đậu ở tận thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa cũng vội vã thu xếp công việc gia đình, bắt xe kịp xuống điểm thi Trường THPT chuyên Lam Sơn để khích lệ con trai. Hành trang mang theo của ông bố người dân tộc Thái này gồm, xôi, thịt lợn mán, trái cây để bồi bổ cho con trong những ngày làm bài thi vất vả. 

“Tôi xuống thành phố từ hôm qua, tâm trạng cũng hồi hộp, lo lắng, nhưng vẫn tin tưởng con sẽ vượt qua kỳ thi với kết quả tốt”, anh Đậu bộc bạch.

Chị Bùi Thị Hương, huyện Cẩm Thủy cũng quyết định tạm gác lại công việc, bắt xe từ huyện miền núi Ngọc Lặc xuống Tp. Thanh Hóa từ hôm 24/6 để động viên, đồng hành cùng con. Chị Hương kể, con chị học tập xa nhà suốt 3 năm, cháu cũng khá chững trạc, cũng tự lo được rồi, nhưng chị vẫn xuống điểm thi để động viên con trong những ngày quan trọng như thế này.

Chị Bùi Thị Hương cùng con trai dự thi tại Trường THPT chuyên Lam Sơn
Chị Bùi Thị Hương cùng con trai dự thi tại Trường THPT chuyên Lam Sơn

Theo chị Đỗ Thị Hậu- quản lý bếp ăn tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa, những ngày gần đây, trung bình mỗi buổi nhà ăn cung cấp trên 180 suất ăn cho phụ huynh và sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.

“Hầu hết phụ huynh và sĩ tử đều ở khu vực vùng núi xuống đây động viên con em thi tốt nghiệp THPT. Với những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chúng tôi sẽ phát cơm miễn phí”, chị Hậu thông tin.

Cũng như những năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay nhà trường cũng tạo mọi điều kiện hỗ trợ thí sinh và phụ huynh ở tại khu kí túc xá của nhà trường.

Hơn 36.000 thí sinh của tỉnh Thanh Hóa bước vào ngày thi thứ 2, cũng là ngày thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Đây là ngày thi khá căng thẳng vì sẽ có nhiều môn thi trong một buổi thi.

Sự có mặt của các phụ huynh, nhất là phụ huynh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tại các điểm thi, không chỉ để động viên khích lệ tinh thần của các con, mà còn chứng minh sự quan tâm chăm lo cho con cái học hành của các bậc phụ huynh vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thay đổi tích cực.
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - PV - 1 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 20:11, 01/05/2024
Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 16:37, 01/05/2024
Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Thời sự - PV - 14:42, 01/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.