Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đưa vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới

Nguyệt Anh (T/h) - 15:27, 16/06/2022

Ngày 16/6, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang, Hải Dương tổ chức Diễn đàn “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới”. Tại sự kiện, triển lãm số, gian hàng số “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới” cũng được khai trương.

Diễn đàn "Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới" nhằm thảo luận các giải pháp đưa vải thiều Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng trên khắp thế giới. (Ảnh: Hải An)
Diễn đàn "Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới" nhằm thảo luận các giải pháp đưa vải thiều Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng trên khắp thế giới. (Ảnh: Hải An)

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ, Việt Nam là xứ sở nhiệt đới với nhiều loại nông sản phong phú, trong đó vải thiều từ lâu đã trở thành món ăn đặc sản được mọi người yêu thích.

Việt Nam cũng là quốc gia có điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều năm trước, việc trồng và giao thương còn nhiều khó khăn. Nhưng từ sau năm 1989, Việt Nam đã vươn lên thành nhà cung cấp nông sản lớn, với mức tăng trưởng 3,5% một năm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc. (Ảnh: Tùng Đinh)
Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nói: "Chúng tôi đã luôn đặt câu hỏi phải làm sao để đưa nông sản Việt Nam vươn ra thế giới, nông sản Việt Nam cần đạt chất lượng cao như thế nào, cần làm gì để vượt qua rào cản thương mại, để nhiều người dân trên thế giới được hưởng hương vị đặc sắc của nông sản Việt Nam".

Cũng theo Thứ trưởng, hiện Việt Nam ký kết 17 hiệp định thương mại, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, dần khẳng định vị trí trên thế giới. Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt 46,8 tỷ USD, tăng 12 lần so với năm 2000.

"Có được điều này là nhờ những người bạn nước ngoài tốt sinh sống ở Việt Nam - họ đã làm sứ giả góp phần đưa nông sản Việt Nam vươn ra thế giới. Chúng tôi trân trọng cảm ơn các bạn và cam kết sẽ mang đến cho người dân thế giới nông sản chất lượng, an toàn", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định.

Sản phẩm vải thiều Thanh Hà (Hải Dương)
Sản phẩm vải thiều Thanh Hà (Hải Dương)

Tại Diễn đàn, ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương chia sẻ câu chuyện về con đường phát triển bền vững của vải thiều Hải Dương.

Theo ông Quân, vải thiều là cây trồng có giá trị xuất khẩu mũi nhọn của tỉnh Hải Dương, đã góp phần khẳng định vị thế, thương hiệu và niềm tin đối với khách hàng trong nước và quốc tế; sản phẩm đã được xuất khẩu hơn 20 nước, trong đó có một số thị trường cao cấp như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu… Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ vải thiều Hải Dương còn gặp nhiều thách thức.

Cũng tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn khẳng định, Bắc Giang được biết đến là “Thủ phủ vải thiều” của Việt Nam với vùng trồng chuyên canh lớn nhất cả nước, diện tích khoảng 28.000 nghìn ha.

Vải thiều Bắc Giang đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia (Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào và Campuchia); là sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Sản phẩm vải thiều Bắc Giang
Sản phẩm vải thiều Bắc Giang

Hiện nay, tỉnh Bắc Giang duy trì xuất khẩu sản phẩm quả vải tươi và vải thiều chế biến. Đến nay, vải thiều Bắc Giang đã được xuất khẩu tới trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tại Diễn đàn, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đều nhấn mạnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức… đối với công tác kết nối tiêu thụ, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu vải thiều.

Tại tọa đàm với chủ đề "Lời giải cho bài toán xuất khẩu vải thiều Việt Nam", đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, các hợp tác xã trồng vải và các doanh nghiệp xuất khẩu cùng thảo luận về quy trình trồng trọt và chăm sóc vài thiếu ngon và sạch, phát triển thị trường tiêu thụ vải thiều.

Tại đây, các diễn giả tập trung vào các vấn đề chính là việc đáp ứng tiêu chuẩn vải thiều vào các thị trường và các giải pháp mở rộng thị trưởng và tăng sản lượng xuất khẩu vải thiều.

Năm 2022, vải thiều Việt Nam được dự báo được mùa, với sản lượng khoảng 320.000 tấn. Năm nay, Bắc Giang - vùng sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước với diện tích trên 28.300 ha, sản lượng vải thiều dự kiến khoảng 180.000 tấn.

Tỉnh Hải Dương có khoảng 9.000 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 60.000 tấn, trong đó 100% diện tích trồng vải được định hướng theo quy trình sản xuất sạch, an toàn.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Triển lãm số “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới” đã được khai mạc tại địa chỉ website: vaithieuexpo.vnexpress.net nhằm giới thiệu sản phẩm vải thiều nói riêng và sản phẩm nông sản nói chung.

Khách mời tham quan quầy trưng bày giới thiệu vải thiều tại sự kiện.
Khách mời tham quan quầy trưng bày giới thiệu vải thiều tại sự kiện.
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Văn Hoa - Hương Diệp - 6 giờ trước
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị xin ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Pháp luật - Lê Hường - 6 giờ trước
Ngày 15/5, Công an Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phát hiện xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán súng và các vũ khí, công cụ hỗ trợ trái phép qua mạng xã hội.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Chính sách dân tộc - Minh Anh - 6 giờ trước
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-BCH, ngày 19/02/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, khóa XI về "Tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”; Triển khai nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, kết quả đóng góp trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; thực hiện Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Tin tức - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Ban Tổ chức xây dựng mô hình Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian thuộc Chương trình MTQG 1719 năm 2024 tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức chương trình báo cáo kết quả xây dựng mô hình và Lễ ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn thuộc xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Media - BDT - 20:00, 15/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Media - BDT - 16:00, 15/05/2024
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của khớp theo độ tuổi, tình trạng sụn khớp - bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc. Vì thoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nên khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa đó.
Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Sắc màu 54 - Hoàng Thùy - 11:56, 15/05/2024
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 về việc giao thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường.
Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Pháp luật - Minh Nhật - 11:53, 15/05/2024
Ngoài việc đình chỉ bếp ăn gây ngộ độc cho hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đề nghị tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.