Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dự Lễ mừng lúa mới với đồng bào Gia Rai ở làng Ó

Minh Ngọc - Hoàng Ngọc - 19:44, 02/12/2021

Già Rơ Lan Tôm cất một tiếng hú dài, nam nữ trong làng tấu lên những chinh chiêng rộn rã và ngày Lễ mừng lúa mới bắt đầu.

Già làng Rơ Lan Tôm làm chủ Lễ mừng lúa mới. (Ảnh Hoàng Ngọc)
Già làng Rơ Lan Tôm làm chủ Lễ mừng lúa mới. (Ảnh Hoàng Ngọc)

Tờ mờ sáng, già làng Rơ Lan Tôm ở làng Ó (xã Ia Vê, huyện Chư Prông, Gia Lai) đã thức dậy sửa soạn, đóng khố chỉnh tề chuẩn bị cho buổi lễ quan trọng nhất trong năm. Thanh niên trong làng cũng chuẩn bị rượu thịt sẵn sàng, phụ nữ làng Ó vui vẻ hơn ngày thường khi mặc những bộ đồ thổ cẩm rực rỡ, đậm chất truyền thống. Hôm đó (ngày 26/11) là ngày diễn ra Lễ mừng lúa mới được tổ chức ở làng. Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với Trung tâm Văn hóa -Thông tin và Thể thao huyện Chư Prông là hai đơn vị phối hợp tổ chức phục dựng lại sự kiện quan trọng này. .

Cũng như một số dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Gia Rai ở huyện Chư Prông có quan niệm tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Đồng bào tin rằng, xung quanh họ có rất nhiều vị thần gọi là Yang. Người Gia Rai có một hệ thống những truyện cổ giải thích các hiện tượng tín ngưỡng xung quanh. Những vị thần trong tín ngưỡng nông nghiệp là Yang Sri (Thần Lúa). Ngoài ra, mỗi cộng đồng còn có những vị thần riêng, tùy thuộc vào các điều kiện tự nhiên trong vùng.

Dân làng cùng tập trung đông đủ để cùng già làng tiến hành các nghi thức Lễ mừng lúa mới
Dân làng tập trung đông đủ để cùng già làng tiến hành các nghi thức Lễ mừng lúa mới

Già làng Rơ Lan Tôm hồ hởi kể lại rằng, Lễ mừng lúa mới là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Gia Rai, thường được tổ chức vào tháng 10, 11, 12 hằng năm. Khi đã xong mùa vụ, lúa thóc về đầy kho, người Gia Rai sẽ làm Lễ mừng lúa mới, tạ ơn thần linh đã ban cho dân làng mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Đây cũng là dịp để dân làng quây quần, chia sẻ niềm vui được mùa, hưởng thành quả lao động và cầu mong thần linh tiếp tục phù hộ cho vụ mùa tiếp theo mưa thuận, gió hòa. Đây còn là lễ hội hội tụ những giá trị văn hóa độc đáo của cư dân nông nghiệp, thể hiện lòng thành của dân làng đối với các thần linh; đồng thời thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên tạo nên sức mạnh của cộng đồng.

Quan niệm của người Gia Rai, con người có nhà để ở thì thóc cũng phải có kho. Người Gia Rai tin rằng, lúa cũng có thần cai quản và thần lúa đã ban cho con người lương thực, sức khỏe. Nếu kho chứa không đàng hoàng, Yàng sẽ giận, không ban cho mùa màng bội thu. Lúa đến kỳ thu hoạch bị chim, sâu, sóc trên rừng ăn mất, dân làng sẽ đói kém. Khi lấy thóc đem đi xay, giã làm gạo, người Gia Rai phải xin phép Yàng và thần linh bởi thóc là sản vật quý, không ai được hoang phí. Với người Gia Rai, kho lúa có ý nghĩa bảo vệ thành quả, công sức cả năm nông dân vất vả kiếm được, ngăn không cho chuột và các loại động vật khác phá hoại. Nhà nào cũng có kho thóc, người ít một cái, nhiều lúa hai cái. "Nhìn vào số lượng kho thóc nhiều hay ít, lớn hay nhỏ, người ta còn đoán được sự khá giả của gia đình đó, của làng đó", già làng Rơ Lan Tôm nói.

Lễ vật trong buổi Lễ mừng lúa mới
Lễ vật trong buổi Lễ mừng lúa mới

Sau mùa vụ thu hoạch lúa hằng năm, đồng bào Gia Rai lại tổ chức Lễ hội cúng lúa mới để tạ ơn với thần linh, tổ tiên đã cho một năm mưa thuận gió hòa. Đây là dịp để toàn thể dân làng tạ ơn với Yang Sri đã giúp dân làng có được một vụ mùa bội thu, no đủ. Đây cũng là một lễ hội lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc Gia Rai.

Theo phong tục, để tiến hành làm Lễ mừng lúa mới, già làng chọn ngày rồi thông báo họp làng, thống nhất ngày tổ chức làm lễ, địa điểm tổ chức tại nhà Rông. Lễ vật trong Lễ mừng lúa mới gồm một con heo khoảng 60-70kg, 2 con gà (1 con gà sống, 1 con gà đã nướng sẵn),  thịt heo nướng và 5kg cốm, cơm mới, bột gạo, măng... cùng 3 ghè rượu lớn là lễ cúng của làng.

Già làng phân công nhiệm vụ cho từng người, đàn ông dựng dàn cúng (chơ đang), phụ nữ cột ghè rượu, khiêng nước để chuẩn bị cho Lễ mừng ăn cơm mới của làng. Khoảng 8h sáng, khi mặt trời đã lên cao, già trẻ, gái trai trong làng đã tề tựu đầy đủ ở quanh nhà Rông. Tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên nhịp nhàng trong điệu múa xoang nhẹ nhàng say đắm, già làng bắt đầu đọc lời khấn lễ:  “Ơ Yang Sri, Yang tốt đẹp, Yang trên núi Chư Prông, Yang sông hôm nay lũ làng chúng tôi tổ chức lễ mừng lúa mới đầu tiên… báo cho các Yang về đây cùng ăn cùng uống, cùng chung vui với dân làng, phù hộ cho dân làng sống khỏe mạnh, không bệnh tật ốm đau; phù hộ cho dân làng năm sau lại được mùa màng tươi tốt”.

Cúng xong, hội mừng lúa mới bắt đầu. Mọi người vừa thưởng thức rượu cần, vừa hát ca hòa mình vào tiếng cồng chiêng và các điệu múa xoang, sau đó các già làng vào từng nhà thăm và chúc sức khỏe…  

Các già làng mời khách uống rượu cần, ăn cơm mới. (Ảnh Hoàng Ngọc)
Các già làng mời khách uống rượu cần, ăn cơm mới. (Ảnh Hoàng Ngọc)

Ông Nguyễn Ngọc Long, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San cho biết: “Trải qua bao thăng trầm, cùng với Lễ cúng rừng, Lễ mừng lúa mới của đồng bào Gia Rai vẫn giữ được nhiều nét truyền thống văn hóa". Phục dựng nghi thức, nghi lễ của đồng bào DTTS là hoạt động hằng năm của Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.
Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Xã hội - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Thời gian vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước đến các thôn, buôn và người dân trên địa bàn, song tai nạn đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra.
Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Sức khỏe - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Thời gian qua, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) sẵn có, BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những Bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số. Các kết quả đạt được đã và đang phục vụ hiệu quả cho các hoạt động công tác của Ngành và đem lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt đại biểu Người có uy tín tỉnh tỉnh Điện Biên

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt đại biểu Người có uy tín tỉnh tỉnh Điện Biên

Thời sự - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Chiều 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón, gặp mặt 49 đại biểu Người có uy tín (NCUT) tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 18:49, 20/05/2024
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.