Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dự án đường Ngô Mây nối dài ở Bình Định: Gần 3 năm chưa giải phóng được mặt bằng

L. Phương - H. Đại - 18:22, 10/03/2022

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài, do Ban quản lý Dự án Giao thông (QLDAGT) tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt và triển khai thực hiện từ năm 2019, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2023. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa tiến hành thi công. Việc chậm trễ này đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh khu vực dự án...

Căn nhà của ông Nguyễn Hoàng Long nằm trọn trong phần thực hiện dự án đang vướng về giá đền bù
Căn nhà của ông Nguyễn Hoàng Long nằm trọn trong phần thực hiện dự án đang vướng về giá đền bù

Dân bức xúc vì chưa "thông"

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài (gọi tắt là Dự án), bắt đầu từ ngã ba đường Hoàng Văn Thụ - Ngô Mây và điểm kết thúc giáp với đường Điện Biên Phủ, thuộc Khu đô thị - Du lịch - Văn hóa - Thể thao hồ Phú Hòa nằm trên hai phường Ngô Mây và Quang Trung, TP. Quy Nhơn, với quy mô công trình giao thông đô thị cấp II, dự án nhóm B, tổng mức đầu tư hơn 396 tỷ đồng.

Mục tiêu của Dự án, là nhằm kết nối hệ thống giao thông từ trung tâm TP. Quy Nhơn đến Khu đô thị - Du lịch - Văn hóa - Thể thao hồ Phú Hòa và các trục đường chính như: Quốc lộ 1D, đường Hùng Vương và đường Điện Biên Phủ; Hoàn thiện hệ thống giao thông nhằm giải quyết các vấn đề ách tắc giao thông hiện nay và trong tương lai của thành phố. Bên cạnh đó, tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của khu vực, tăng cường năng lực cạnh tranh của TP. Quy Nhơn, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường sinh thái...

Công tác giải phóng mặt bằng được tách thành tiểu dự án, giao cho UBND TP. Quy Nhơn tổ chức, triển khai thực hiện. Riêng hạng mục cắm cọc giải phóng mặt bằng giao cho Ban QLDAGT tỉnh thực hiện và bàn giao cho UBND TP. Quy Nhơn kịp thời triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án.

Mặc dù là dự án được đầu tư với nguồn vốn lớn, và đã có quyết định cách đây gần 3 năm, nhưng hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu triển khai, do vướng nhiều khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, khiến người dân bức xúc.

Sau khi nhận được phản ánh của người dân gặp khó khăn trong cuộc sống do dự án chậm triển khai, phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã tìm hiểu ghi nhận thực tế. Theo tìm hiểu của phóng viên, có khoảng 178 hộ bị ảnh hưởng nằm trên 2 phường. Trong đó, địa bàn phường Ngô Mây có 140 hộ, 2 tổ chức bị ảnh hưởng; địa bàn phường Quang Trung có 48 hộ, 1 tổ chức bị ảnh hưởng.

 Ông Nguyễn Hoàng Long, tổ 1B, khu phố 12, phường Ngô Mây cho biết: Dân chúng tôi  đồng tình việc mở rộng đường sá của Nhà nước, tuy nhiên với giá đất đền bù theo thông báo thì thấp hơn nhiều so với giá đất thực tế. Nếu nhận khoản tiền này, chúng tôi không đủ tiền để xây dựng nhà mới tại khu tái định cư.

“Ngoài ra, việc chậm triển khai dự án, cũng gây ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của người dân. Như gia đình tôi có quán cà phê là nguồn thu nhập chính, nhưng từ khi có dự án, tôi không thể sửa chữa nâng cấp, nên buôn bán ế ẩm, mất thu nhập. Đến thời điểm hiện tại chúng tôi cũng chưa biết khi nào được đến bù, luôn phải sống trong tâm trạng chờ đợi, bất an”, ông Hoàng tỏ ra bức xúc.

Căn nhà của ông Trần Quang Nhi đang xuống cấp nghiêm trọng nhưng không thể sửa chữa và xây dựng lại vì nằm trong quy hoạch dự án
Căn nhà của ông Trần Quang Nhi đang xuống cấp nghiêm trọng nhưng không thể sửa chữa và xây dựng lại vì nằm trong quy hoạch dự án

Tương tự ông Trần Quang Nhi, tổ 1B, khu phố 12, phường Ngô Mây, là một cán bộ hưu trí cho biết: Năm 2001 tôi về đây cất nhà để ở, với mong muốn ổn định cuộc sống, nhưng đất quy hoạch làm đường nên gia đình gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, căn nhà ông đang ở cũng đã xuống cấp, nhưng không thể sửa chữa hay xây mới, vì vướng quy hoạch dự án. 

"Việc giá Nhà nước đền bù tái định cư cũng khiến chúng tôi lo ngại hơn. Bởi vì tiền đền bù không đủ để mua lại đất khu tái định cư vì mức giá quá cao. Chúng tôi mong muốn Nhà nước đưa ra mức giá đền bù hợp lý, tạo điều kiện để những người dân bị ảnh hưởng từ dự án mua đất tái định cư với giá ưu đãi để ổn định cuộc sống", ông Nhi tha thiết đề nghị.

Dự án thiếu cơ sở đền bù

Trao đổi với phóng viên về việc chậm triển khai dự án và những lo lắng, bức xúc của người dân, ông Lưu Nhất Phong, Phó Giám đốc Ban QLDAGT tỉnh Bình Định cho biết: Việc triển khai đền bù giải phóng mặt bằng, lâu nay chưa thực hiện được là do khó khăn trong quá trình xác minh nguồn gốc đất ở của người dân để áp giá đền bù.

“Khu vực này, chủ yếu là đất do người dân xâm lấn, không có nguồn gốc rõ ràng, nhiều hộ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên việc xác minh mất nhiều thời gian và nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, người dân khiếu nại, khiếu kiện khiến cho công tác đền bù bị bế tắc”, ông Phong chia sẻ thêm.

Nhằm gỡ nút thắt trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án này, ngày 16/2/2022, ông Nguyễn Tự Công Hoàng,Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã ký văn bản số 713/UBND-KT về việc triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Đường Ngô Mây nối dài TP. Quy Nhơn. 

Trong đó, giao UBND TP. Quy Nhơn thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Đường Ngô Mây nối dài và khu tái định cư phục vụ dự án. Đồng thời, giao nhiệm vụ chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục, đẩy nhanh tiến độ triển khai theo đúng quy định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 2 phút trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 6 phút trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 9 phút trước
Công ty Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 10 phút trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 14 phút trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 16 phút trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 19 phút trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 21 phút trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 25 phút trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 27 phút trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.