Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào vùng cao làm giàu từ đặc sản: Tại sao không?

PV - 09:54, 24/04/2018

Đối với đồng bào các DTTS, văn hóa ẩm thực không có gì là cao sang, nhưng gói ghém trong đó là những nét riêng độc đáo, mà bây giờ chúng ta hay gọi là đặc sản. Những đặc sản ẩm thực của đồng bào vùng cao, nếu có thêm những định hướng, cơ chế hỗ trợ sẽ trở thành những hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa quảng bá văn hóa truyền thống, vừa góp thêm sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững.

Bài 1: Truyền thống văn hóa trong những món ăn

Về phố ăn đồ rừng

Sau chuyến công tác Tây Bắc mệt nhoài, cuối tuần, anh bạn hàng xóm mời sang ăn tiệc. Anh quê miền biển Hải Phòng, gặp và thân từ khi chúng tôi cùng nhau “chạy long tóc gáy” làm hồ sơ mua nhà ở xã hội để định cư ở Thủ đô.

“Hôm nay đãi cậu toàn đồ rừng nhé”, anh nói và bưng mâm ra. Nhìn qua thì chẳng có gì đặc biệt: một đĩa cá nướng được bọc giấy bạc, một con vịt quay vàng ươm, rồi thêm đĩa đu đủ ướp và sáu ống cơm lam. Không phải là người trong nghề ẩm thực nhưng đi miền núi nhiều, tôi biết mâm cỗ có gốc từ… vùng cao.

Nhẹ tay mở bọc giấy bạc, anh giới thiệu: “Đây là món cá “Pa pỉnh tộp” của người Thái, vợ tôi vừa nhận hàng từ Sơn La gửi xuống. Chỉ to hơn bàn tay thế này mà những 130 nghìn đồng cơ đấy”.

Đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc chế biến món gỏi cá. Đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc chế biến món gỏi cá.

Thấy anh lăn tăn chuyện giá, tôi bảo: “Đắt đỏ gì. Cậu có biết con cá này được đồng bào tẩm ướp bằng những gia vị chỉ có ở vùng cao hay không, hơn 10 loại gia vị đấy. Lại được nướng bằng bếp củi, rồi còn kèm thêm nước chấm. Đó là chưa kể chi phí vận chuyển từ Sơn La xuống nữa”.

Không để anh kịp nói, tôi tranh thủ “xả” kiến thức về đặc sản vùng cao: Đây là vịt quay Cao Bằng, mua ở Hà Nội sơ sơ cũng 300 nghìn đồng/con; đây là đu đủ ướp, mua cũng mất 60 nghìn đồng; còn kia là cơm lam, 10 nghìn đồng/ống, vị chi 60 nghìn đồng…

Thấy chủ đề xoay quanh chuyện ẩm thực, vợ bạn tôi thêm vào: “Đúng đấy bác ạ! Gia đình em cùng nhiều bạn bè khác rất thích ẩm thực vùng cao, thậm chí cả dưa muối cũng đặt mua. Em giờ thành tay “shíp” hàng, đứng ra gom nhu cầu rồi đặt hàng trên đó gửi về. Như đĩa cá nướng, lần này em cũng đặt 20 con, chứ 1 con thì ai chuyển cho. Còn vịt quay Cao Bằng thì có cửa hàng ở Hà Nội bán rồi”.

Thoát nghèo nhờ đặc sản

Thực ra, không chỉ gia đình bạn tôi mà vài năm gần đây, người tiêu dùng ở miền xuôi rất ưa chuộng thực phẩm của đồng bào các dân tộc vùng cao. Yếu tố đầu tiên làm nên đặc sản của vùng cao là sạch, nhất là trong bối cảnh an toàn vệ sinh thực phẩm đang là một vấn đề khiến người tiêu dùng rất lo lắng như hiện nay.

Thứ nữa, đó chính là “lạ”. Hầu hết các đặc sản của đồng bào các DTTS đều là những thực phẩm thông thường, là thịt, cá, rau, củ quả,… Nhưng nét “lạ” ở đây là cách chế biến, là gia vị đặc trưng, là sự chỉn chu đến mức cầu kỳ, gói ghém cả một truyền thống văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào.

Trong một lần trao đổi với ông Lâm Văn Khang, Quyền Trưởng ban quản lý Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, ông chia sẻ rằng, hầu hết các món ăn của đồng bào vùng cao đều được làm từ những sản vật nông nghiệp bản địa; nhiều món ngon đã trở thành đặc sản nổi tiếng như thịt trâu gác bếp, măng rừng, thịt chua, cơm lam, cá nướng,… Cùng một món ăn nhưng mỗi dân tộc lại có cách chế biến riêng.

Như món thịt chua của đồng bào Mường ở Thanh Sơn (Phú Thọ) thì nguyên liệu chính là thịt lợn và thính rang xay mịn. Còn thịt chua của dân tộc Dao ở Hàm Yên (Tuyên Quang) là thịt lợn, riềng, cơm nếp, lá cơm đỏ. Cùng những nguyên liệu, các loại gia vị đặc biệt khác, đặc sản thịt chua của người Mường có vị rất khác so với đặc sản thịt chua của người Dao.

Đặc sản ẩm thực vùng cao đã và đang lan tỏa truyền thống văn hóa độc đáo của đồng bào các DTTS. Không những vậy, nhiều món ngon được người tiêu dùng ưa thích đang góp thêm thu nhập cho mỗi gia đình.

Thử làm phép tính: 20 con “Pa pỉnh tộp” mà gia đình bạn tôi đặt hàng chuyển về Hà Nội, với giá 130 nghìn đồng/con thì số tiền thu được là 2,6 triệu đồng. Cứ cho chi phí nguyên liệu, vận chuyển,… chiếm 50% thì bà con vẫn còn lãi 1,3 triệu đồng. Cộng với nhiều sản phẩm khác, việc thoát nghèo, làm giàu từ đặc sản là chắc chắn.

Sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực đang cùng với các sản phẩm du lịch khác thu hút du khách đến nhiều hơn những bản làng vùng cao. Từ đó, mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái,… đã góp một phần đáng kể vào tăng thu ngân sách địa phương, giúp nhiều gia đình đồng bào DTTS có thêm thu nhập.

Bài 2: “Loạn” giá đặc sản

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Đây là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 14 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 14 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:20, 16/05/2024
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.