Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi thay ở Đăk Wơk Yốp

Thùy Dung - 13:13, 11/11/2020

Làng Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) từng bị đạo Hà Mòn xâm nhập. Người dân nơi đây một thời chìm đắm trong đạo mà từ chối sự hỗ trợ và giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương. Với phương châm “3 bám 4 cùng”, chính quyền các cấp đã từng bước giúp người dân bước ra khỏi bóng tối đạo Hà Mòn. Từ đây, Đăk Wơk Yốp có những chuyển biến tích cực và trở thành Làng Văn hóa kiểu mẫu của tỉnh Kon Tum.

Già làng A Nuih và thầy thuốc A Phung (thứ 2, thứ 3 từ trái qua) kể về những tháng ngày lầm lạc khi nghe kẻ xấu xúi giục
Già làng A Nuih và thầy thuốc A Phung (thứ 2, thứ 3 từ trái qua) kể về những tháng ngày lầm lạc khi nghe kẻ xấu xúi giục

Năm 1999, tại xã Hà Mòn xuất hiện một tôn giáo lạ, thu hút rất nhiều người tham gia, chủ yếu là đồng bào DTTS. Những người đứng đầu đạo lạ đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, sự thiếu hiểu biết và nhẹ dạ cả tin của đồng bào DTTS để xuyên tạc các chủ trương của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước, kích động khối đại đoàn kết dân tộc. Cũng bởi lẽ đó, đạo này được gọi là đạo Hà Mòn.

Chìm trong bóng tối của đạo Hà Mòn

Theo lời kể của già làng A Nuih, làng Đăk Wơk Yốp trước đây thuộc xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà (Kon Tum). Đến năm 2005, Dự án Thủy điện Pleikrong bắt đầu được triển khai, nên các hộ dân ở làng Đăk Wơk Yốp phải di dời về khu tái định cư (TĐC) và nhập vào xã Hơ Moong. 

Nhân cơ hội này, những kẻ kích động xúi giục người dân chống đối, không hợp tác với chính quyền địa phương. Mặc dù được tạo điều kiện cấp đất, xây nhà và đền bù tiền nhưng người dân một mực từ chối, họ dựng chòi ở tạm ven sông Pô Kô. Từ đây, họ bắt đầu cuộc sống nhiều “không”: Không tiếp người lạ, cán bộ; không cho con đến trường; không khám bệnh tại trạm y tế và từ chối mọi sự hỗ trợ của chính quyền.

Đôi mắt già Nuih đầy u buồn khi nghĩ về chuyện xưa, ông kể: Dù Nhà nước cấp nhà TĐC nhưng dân mình không ở, đi dựng nhà chòi bằng cây rừng, lấy cỏ tranh che lại và ở tạm ven sông Pô Kô. Thấy cán bộ đến vận động, dân mình lại lên thuyền chèo đi. Đàn bà thì coi như không hiểu tiếng phổ thông, giả điếc và không tiếp chuyện. 

Vì chìm trong bóng tối của đạo Hà Mòn, đời sống người dân ở Đăk Wơk Yốp ngày càng cực khổ. Những đứa trẻ vì thiếu ăn, thiếu mặc mà còi cọc. Chúng không được đi học, ốm đau không được đưa đến trạm y tế. Chúng lớn lên bằng những bữa măng, con cá và nhiều lần cùng cha mẹ dắt díu nhau tìm chỗ cao để tránh mưa lớn, nước lũ tràn vào nhà tạm.

Sau này, vì ngán ngẩm cảnh tháo chạy khi mưa lớn, người dân ở Đăk Wơk Yốp mới về gần khu TĐC sinh sống. Tuy nhiên họ vẫn không tiếp chuyện với cán bộ và người lạ, nên việc vận động người dân là nhiệm vụ khó khăn nhất lúc bấy giờ của chính quyền địa phương. 

“Buổi tối cán bộ thường đi vận động, biết điều này nên khi thấy tiếng xe và đèn rọi tới là đàn ông kéo nhau đi trốn. Chúng tôi không nói chuyện và từ chối mọi sự hỗ trợ và giúp đỡ của chính quyền, vì sợ nhận quà của cán bộ thì phải nghe lời cán bộ. Lúc đấy, dân mình chỉ tin đạo Hà Mòn thôi, cái bụng có đói cũng không nghe cán bộ”, già Nuih nhớ lại.

Bờ sông Pô Kô, nơi người dân Đăk Wơk Yốp từng dựng lều, lẩn trốn cán bộ
Bờ sông Pô Kô, nơi người dân Đăk Wơk Yốp từng dựng lều, lẩn trốn cán bộ

Phương châm “3 bám 4 cùng” 

Người dân ở Đăk Wơk Yốp cứ chìm trong giấc mộng cho đến một ngày người em họ ở làng khác của A Phung (một thầy thuốc ở làng) qua xin thuốc chữa đau bụng. Nghe A Phung kể về việc người dân nghe đạo lạ chống lại chính quyền mà thiếu thốn trăm bề. Thương anh, người em họ khuyên A Phung hãy gặp các cấp chính quyền để trao đổi, trò chuyện, tìm hướng giải quyết để có cuộc sống tốt hơn. Thấy A Phung xuôi cái bụng, người em liền gọi cho cán bộ xã đến để vận động A Phung.

“Tin tưởng vào chính quyền, tôi bắt đầu nhận gạo, thuốc từ các cấp chính quyền. Một mặt cùng với các cán bộ đi vận động già làng về những mặt xấu do đạo Hà Mòn mang lại đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của dân làng. Nghe các cán bộ và tôi phân tích, già làng đồng ý đứng lên cùng các cán bộ vận động người dân nghe theo chính quyền địa phương”, thầy thuốc A Phung cho biết.

Nhờ tiếng nói của những Người có uy tín ở làng mà các cán bộ đã dần tiếp cận được người dân. Người dân đã cho cán bộ ngủ lại nhà và bắt đầu nghe theo lời cán bộ. Qua nhiều cuộc họp làng, nhận thấy khi mình về nơi ở mới sẽ được thụ hưởng những chính sách an sinh xã hội, chính sách dân tộc, được cấp nhà, được cấp vườn cà phê, xây nhà, được chính quyền hỗ trợ thủ tục làm hộ khẩu, khai sinh, chứng minh thư nhân dân, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách cho con cái đi học, một số hộ đã đồng ý về sống tại khu TĐC. 

 Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận người dân vì nghe lời kẻ xấu xúi giục nên lẩn vào rừng để ở. Để vận động những hộ này, già Nuih và các cán bộ phải lên rừng vận động hằng ngày. Công tác vận động của chính quyền địa phương cứ thế cho tới khi những kẻ cầm đầu đạo Hà Mòn sa lưới pháp luật. Đến năm 2014, nhờ công cuộc bám làng, ăn ở cùng dân và sự tận tụy, kiên trì của các cán bộ mà người dân mới tin và bắt đầu bước ra khỏi bóng tối của đạo Hà Mòn để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Mai Nhữ Nam, Chủ tịch UBND xã Hơ Moong cho biết, để giúp người dân hiểu và từ bỏ đạo lạ là cả một quá trình nỗ lực, kiên trì của các cấp, ngành tại địa phương. Với phương châm “3 bám, 4 cùng”, huy động toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã để ăn ở cùng người dân, các cán bộ học tiếng với bà con để tạo sự gần gũi, để tuyên truyền cho bà con nhận thức được âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng chống phá, trong đó có đạo Hà Mòn để họ không mắc mưu kẻ xấu.

Làng Đăk Wơk Yốp hôm nay có 87 hộ và đã trở thành làng điển hình về phát triển kinh tế của xã, tình hình an ninh trật tự luôn được giữ vững. Nhờ các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, chính sách an sinh xã hội mà đời sống người dân ngày càng khởi sắc. Ngoài trồng các cây công nghiệp, người dân còn đánh bắt cá ở lòng hồ thủy điện. Đến nay, làng Đăk Wơk Yốp được chọn làng văn hóa kiểu mẫu của tỉnh Kon Tum.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 8 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 8 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 8 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 8 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 9 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 9 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).