Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Diêm dân vui mùa “vàng trắng”

PV - 15:27, 06/04/2018

Từ đầu năm đến nay, diêm dân huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) nhộn nhịp vào mùa thu hoạch muối niên vụ 2018. Từng đoàn xe tải hối hả bốc xếp vận chuyển muối đến các tỉnh, thành phố trên cả nước. Muối ở vùng biển Ninh Hải cho chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng. Năm nay, muối trúng mùa được giá được ví như “vàng trắng”, tạo tâm lý phấn khởi trong đời sống diêm dân.

Nhộn nhịp làng muối

Chúng tôi đến làng muối Khánh Tường là khu dân cư tiêu biểu đã chuyển dịch đất canh tác nông nghiệp kém hiệu quả sang sản xuất muối làm thay đổi toàn diện đời sống người dân địa phương. Nhờ nguồn thu nhập từ nghề muối, đời sống người dân Khánh Tường no ấm, bà con đoàn kết chung tay xây dựng thôn xóm khang trang, góp phần đưa xã Tri Hải đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 5/2015.

baodantoc_muoi3

Mới tầm 9 giờ sáng, vợ chồng anh Bùi Hóa cào gần xong khu ruộng muối 5 sào vun đống trắng tinh ở đầu thôn Khánh Tường. Anh con trai Bùi Văn Ninh dùng xe rùa đẩy trên 50 chuyến lên gò đất vun thành đống chuẩn bị vào bao cân bán cho thương lái. Với sức trẻ, anh Ninh điều khiển xe rùa chở 1 tạ muối khéo léo đi giữa bờ ruộng rộng khoảng 0,5m. Ngừng tay cào muối, anh Hóa nói: “Gia đình canh tác 1ha ruộng muối nhờ thời tiết thuận lợi, tôi thu hoạch mỗi tháng 3-4 lứa, mỗi lứa cào khoảng 10 tấn muối. Muối vào bao thương lái cân trả tiền liền với giá 900 ngàn đồng/tấn, cao gấp hai lần năm ngoái. Muối năm nay trúng mùa được giá nên bà con vui mừng lắm”.

Kề bên ruộng muối của anh Bùi Hóa, diêm dân trẻ Nguyễn Thành Minh cũng đang tất bật đẩy xe rùa đưa muối lên bờ. Tranh thủ thời gian nghỉ tay ngắn ngủi, anh Minh phấn khởi: “Vợ chồng mới ra riêng không có đất sản xuất, em nhận chăm sóc 3 sào ruộng muối ăn chia với chủ ruộng tỷ lệ 5/5. Nhờ muối năm nay trúng mùa thu mỗi lứa 4-5 tấn bán được giá nên phần ăn chia bảo đảm cuộc sống gia đình 4 nhân khẩu”.

Niềm vui trúng mùa muối của diêm dân thôn Khánh Tường. Niềm vui trúng mùa muối của diêm dân thôn Khánh Tường.

 

Đi theo con đường bê tông khang trang từ Tỉnh lộ 702 đến cuối thôn Khánh Tường là cánh đồng muối rộng mênh mông mới được diêm dân khai thác trong những năm gần đây. Chúng tôi lấy làm bất ngờ là việc đẩy xe muối lên bờ đâu chỉ có trai tráng mà ngay cả phụ nữ cũng đảm đương được công việc nặng nhọc này. Đổ gọn xe muối vào đống trên gò đất, chị Đàm Thị Mỹ Linh mở khăn che nắng cười hồn hậu: “Mấy năm trước, khu đất này trồng đậu, trồng bắp rất bấp bênh. Nhờ có chủ trương của Nhà nước cho chuyển sang làm muối nên em canh tác 4 sào ruộng muối cho thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống gia đình. Em làm thợ may nhưng muối có giá nên gác bàn máy ra đồng cào muối cho kịp mùa vụ”.

Câu chuyện về muối

Theo hướng chỉ tay của chị Đàm Thị Mỹ Linh, chúng tôi tìm đến nhà ông Đặng Văn Hoàng, Bí thư Chi bộ thôn Khánh Tường. Pha ấm trà ngon mời khách, ông Hoàng kể cho chúng tôi nghe câu chuyện “đổi đời” của diêm dân làng muối. Ông Hoàng nhớ như in những “cột mốc” năm tháng chuyển từ đất nông nghiệp sang ruộng muối ở Khánh Tường.

Niềm vui trúng mùa muối của diêm dân thôn Khánh Tường. Niềm vui trúng mùa muối của diêm dân thôn Khánh Tường.

 

Từ năm 2000 trở về trước, đời sống người dân Khánh Tường thuộc diện nghèo nhất xã Tri Hải. Quanh năm bà con dựa vào 80ha đất rẫy trồng bắp, trồng đậu rất bấp bênh nên 80% số hộ trong thôn thuộc diện nghèo. Được chính quyền huyện cho phép chuyển đất nông nghiệp kém hiệu quả sang làm ruộng muối, cấp ủy chi bộ vận động bà con huy động các nguồn lực đầu tư vốn liếng lên bờ, làm nền, đặt ống bơm nước biển chuyển đổi được 70ha ruộng muối. Các vùng đất rẫy tục danh Hốc Lim, Hốc Kén, Hốc Bò lần hồi được bà con chuyển sang ruộng muối đem lại nguồn thu nhập cao.

Cụ thể, ruộng muối ở Khánh Tường cho năng suất trung bình 200-230 tấn/ha/năm, sản lượng đạt 15.000 tấn. Với giá muối ổn định 900 ngàn đồng/tấn như hiện nay, toàn thôn có thu nhập trên 13 tỷ đồng/năm. Kết hợp nguồn thu nhập của 120 lao động làm công nhân cho các doanh nghiệp sản xuất muối trên địa bàn huyện đã bảo đảm cuộc sống ngày càng khá giả, nuôi con học hành thành đạt, xây dựng nhà ở khang trang. Toàn thôn hiện có 148 hộ, với 570 khẩu, chỉ còn 3 hộ nghèo do già yếu neo đơn hưởng bảo trợ xã hội. Các diêm dân Cù Đăng Hương, Bùi Hóa, Trương Văn Bé là những điển hình tiêu biểu vươn lên làm giàu trên đồng muối Khánh Tường.

Ông Đặng Văn Hoàng chia sẻ thêm niềm vui: Chi bộ thôn Khánh Tường có 9 đảng viên lãnh đạo nhân dân đoàn kết vươn lên làm giàu từ nghề muối, xây dựng thôn xóm bình yên, gia đình hạnh phúc. Con em đều được đến trường học tập, nhiều cháu tốt nghiệp đại học. Khánh Tường là khu dân cư đầu tiên của xã Tri Hải đạt chuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới. Chi bộ thôn vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (giai đoạn 2011- 2015).

Ông Lưu Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Hải cho biết, toàn huyện hiện có 625ha muối của diêm dân, sản lượng trung bình hằng năm đạt 144 ngàn tấn. Lãnh đạo địa phương khuyến khích bà con diêm dân mở rộng diện tích canh tác muối trải bạt nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời mời gọi các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến muối tinh, muối I-ốt và các sản phẩm khác từ muối tại hai xã Tri Hải và Nhơn Hải. Qua đó nâng cao chuỗi giá trị hạt muối, bảo đảm đời sống diêm dân, tích cực góp phần xây dựng huyện Ninh Hải đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.

THÁI SƠN NGỌC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.