Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đi giữa vùng “chảo lửa”

Thanh Nguyễn - 11:52, 24/05/2021

Nắng trên đầu, nóng dưới đất…, không khí hầm hập như lò nung. Cái nắng quắt quay như biến cả vùng Trung Bộ thành một “chảo lửa” khổng lồ. Cuộc mưu sinh đang trở nên nhọc nhằn hơn với người lao động.


Một phụ nữ chuyên nghề bốc vác hàng thuê ở chợ Vinh
Một phụ nữ chuyên nghề bốc vác hàng thuê ở chợ Vinh


Vật vã mưu sinh

Chưa đến 9h sáng, thành Vinh (Nghệ An) đã ngột ngạt. Nắng trên đầu, nóng từ dưới đất phả lên khiến không khí hầm hập như lò nung. Cái nắng cháy da như khiến cho những lao động tự do ngồi bên vỉa hè thêm khốn khổ. 

Uể oải, trở mình trên cánh võng mắc tạm dưới bóng cây sát vỉa hè, chị Nguyễn Thị Nam (quê Thanh Hóa vào Vinh làm cửu vạn) thở dài: “Nắng chi mà khiếp. Chỉ ngồi thở thôi đã mệt. Tôi bận mấy lớp áo vẫn nóng. Hình như khi nắng nóng công việc lại ít hơn. Mấy chị em tôi chờ việc đã mấy ngày nay nhưng chưa có ai thuê; sáng ra đây ngồi đợi, chiều tối lại về chỗ trọ nên cái ăn cứ phải tằn tiện”.

Cùng cảnh ngộ như chị, mấy lao động tự do khác ngồi kế bên, ngoảnh mặt để tránh cái nhìn của chúng tôi. Từ chân lên đến đỉnh đầu được họ bịt kín trong những áo mũ bảo hộ. 

Chẳng ai buồn nói, chỉ trả lời lấy lệ những câu hỏi của chúng tôi. Dường như, họ đang tiết kiệm sức lực của chính mình dưới cái nắng oi bức nơi “chảo lửa” miền Trung.

Khung giờ vàng chập tối đang là thời điểm hợp lí để người dân ra đồng
Khung giờ vàng chập tối đang là thời điểm hợp lí để người dân ra đồng

Rời vườn hoa cửa Bắc, nơi chị Nam và những lao động tự do đang “chống chọi” với nắng nóng để tìm việc, chúng tôi đến chợ Vinh. Từ lâu, đây đã là “lãnh địa” của những lao động nghèo mưu sinh. 

Mặc nắng cháy da, mặc hơi nóng hầm hập, những lao động chuyên nghề bốc vác, chở hàng thuê nơi chợ Vinh vẫn cần mẫn với công việc thường ngày. Cả những kiện hàng to, được họ nhấc bổng gọn gàng rồi vít lên vai, “cõng” qua nhiều dãy hàng để ra xe. 

Nghề cửu vạn, mùa nào cũng cực. Nhưng cực nhất là những ngày nắng nóng, áo quần cứ ướt sũng cả ngày.

Ông Nguyễn Quốc PhúMột cửu vạn quê Hà Tĩnh ở chợ Vinh

Gắn bó với nghề cửu vạn ở chợ Vinh từ 10 năm nay, ông Nguyễn Quốc Phú (quê Hà Tĩnh) trải lòng: “Có hôm tôi khuân xong mấy kiện hàng ra xe, định đi giao cho khách thì trời đất tối sầm lại. Tỉnh dậy tôi thấy mình đang ngồi ở bậc thềm, xung quanh là những người bạn trong nghề. Hỏi ra mới biết mình bị say nắng, tụt huyết áp”.

Có dịp chứng kiến bữa trưa của những lao động tự do, mới thấy, cuộc đời họ đã nhọc nhằn, khốn khó ngay từ trong miếng ăn, giấc ngủ. Lấy vỉa hè làm bàn, chị Nam và những người cùng cảnh giở cơm nắm mang theo để ăn. Chẳng có canh, chỉ ít rau, vài miếng đậu phụ và bìa trứng rán mỏng; họ trệu trạo nhai trong nắng gắt. 

Sau bữa trưa vội vàng, ai nấy tự tìm cho mình chỗ bóng râm trên vỉa hè, ngả lưng tìm giấc ngủ chập chờn. Sát đó, đường phố đã vắng người. Lúc ấy, trời đã đứng bóng.

Giấc ngủ trưa khó nhọc giữa nắng nóng thành Vinh
Giấc ngủ trưa khó nhọc giữa nắng nóng thành Vinh

Lấy đêm làm ngày để… trốn nắng!

Trung Bộ mùa này nắng cháy da. Cái nắng gay gắt như thiêu đốt mọi vật trong khung giờ nắng, từ 9 giờ đến 15 giờ. Từ thành phố đến thôn quê, từ công trường đến đồng ruộng, người lao động đang tự điều chỉnh khung thời gian làm việc của chính mình cho phù hợp.

Đi qua nhiều vùng miền ở Trung Bộ, từ trong đêm tối, những cánh đồng như ồn ã, nhộn nhịp hơn bởi tiếng máy, tiếng người. Trốn nắng, nông dân vùng Trung Bộ đã tổ chức thu hoạch lúa và gieo cấy vụ mới khi mặt trời đã gần tắt, thậm chí là đỏ đèn làm đêm.

Ông Trần Văn Minh, chủ máy gặt lúa trên cánh đồng thôn Thanh Mỹ, xã Cẩm Quan huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết: “Mỗi đêm tôi cùng hai lao động khác gặt được gần 30 sào lúa. Ban ngày mà phơi mình giữa nắng thì cực cho chủ máy lẫn nông dân, gặt đêm thế này dễ chịu hơn nhiều”.

Nắng nóng gay gắt và kéo dài đang là “cơn ác mộng” với không ít người. Thế nên, để đảm bảo lịch thời vụ; bà con nông dân vùng Trung Bộ đã lấy đêm làm ngày để tổ chức thu hoạch lúa và sản xuất vụ mới.

Người dân trốn nắng thu hoạch lúa vào ban đêm
Người dân trốn nắng thu hoạch lúa vào ban đêm

Những nông dân trên cánh đồng lúa Triệu Phong (Quảng Trị) cho hay: Chuyển từ làm ngày sang làm đêm là lựa chọn tốt nhất trong thời điểm nắng nóng gay gắt. Nhiều gia đình đã đưa cơm, bật đèn ăn ngay chính trên đồng ruộng.

Trong cuộc gặp với tôi gần đây, anh bạn là giám đốc một công ty xây dựng ở Quảng Bình kể rằng: Mùa nắng, công ty gần như tổ chức thi công vào ban đêm. Mỗi ngày đêm, có đến hai ca. Ca 1 bắt đầu từ 18h đến 24h và ca hai từ 24h đến 6h sáng hôm sau. Dù bất tiện và quản lí vất vả hơn nhưng anh em công nhân đỡ mệt do nắng nóng. Còn ban ngày, tất cả được nghỉ ngơi để đêm đến lại tiếp tục công việc.

Cái nắng quắt quay như biến cả vùng Trung Bộ thành một “chảo lửa” khổng lồ. Chợt nhớ “Tiếng Nghệ” của Nguyễn Bùi Vợi: “Gió Lào thổi rạc bờ tre”… Chỉ mỗi từ “rạc” thôi đã thấy trong đó bao nhiêu là hốc hác, phờ phạc, xác xơ… vì nắng gió. Nhưng guồng quay mưu sinh nhọc nhằn ấy vẫn không thể dừng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 5 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 5 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 5 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 6 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 6 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).