Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cúng đất lập làng - nghi lễ đặc biệt của người Cơ Tu

T.Nhân-H.Trường - 09:08, 04/04/2024

Khi tìm được một nơi ở mới, địa thế thuận lợi, người Cơ Tu sẽ tổ chức các nghi thức cúng Giàng để cầu mong mưa thuận, gió hoà, dân làng có sức khoẻ, cuộc sống được yên ổn. Hiện nay, người dân ít khi chuyển chỗ ở, nhưng cúng đất lập làng, một trong những nghi lễ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Cơ Tu vẫn được bà con gìn giữ.

Người Cơ Tu chuẩn bị cho nghi thức cúng đất lập làng
Người Cơ Tu chuẩn bị cho nghi thức cúng đất lập làng

Già Bling Bhlóo, thôn Bhơ Hôông, xã Sông Kôn, Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: Tục cúng đất lập làng đã có từ hàng trăm năm trước, được thực hiện trong những lần người Cơ Tu chuyển làng đến nơi ở mới. 

Việc chọn đất lập làng rất quan trọng đối với cộng đồng nên nghi lễ mang ý nghĩa về mặt tinh thần rất lớn đối với người Cơ Tu. Vùng đất được chọn phải hội tụ đủ các yếu tố về nguồn nước ổn định để sinh hoạt, trồng tỉa hoa màu, địa thế thuận lợi cho việc bố trí phòng chống thú dữ… Đến bây giờ, dù phong tục đã trải qua nhiều đời, nhưng vẫn luôn có giá trị cộng đồng rất cao, là một trong những nghi thức đặc biệt trong cộng đồng người Cơ Tu.

Theo các già làng người Cơ Tu, trước khi dời làng, già làng tập trung nhiều người lại để bàn hỏi ý kiến, sau khi thống nhất thì đi khảo sát nhiều lần và tìm hiểu thật kỹ về địa hình, địa thế. Khi tìm được mảnh đất thích hợp, các già làng sẽ bàn nhau về việc làm lễ cúng đất. Để chuẩn bị cho lễ cúng đất, các già làng sẽ tổ chức cuộc họp cùng với người dân tại gươl (nhà rông). Một Người có uy tín nhất, thay mặt hội đồng già làng đứng ra thông báo về quyết định rời làng cũ đến vùng đất mới để sinh sống.

Nghi thức cúng đất lập làng được tái hiện nhằm giữ gìn và phát huy nét văn hoá tốt đẹp của người Cơ Tu
Nghi thức cúng đất lập làng được tái hiện nhằm giữ gìn và phát huy nét văn hoá tốt đẹp của người Cơ Tu

Vào ngày cúng đất, già làng sẽ dẫn theo một nhóm người đến vị trí đất đã được chọn và thống nhất trước đó. Họ đi theo hàng ngay ngắn và mang theo lễ vật để cúng thần linh. Tới nơi, trưởng làng sẽ lấy trong chiếc gùi ra một con ốc, một quả trứng đã bóc vỏ một nửa và một ống tre đã bổ đôi. 

Tiếp đến, già làng khấn bài cúng để xin các thần linh cho phép dân làng chuyển đến vùng đất này. Cùng với lúc già làng khấn, người dân đốt lửa nướng quả trứng cho đến lúc sôi và nước tràn về phía đất mới.

Người Cơ Tu quan niệm rằng, khi quả trứng sôi tràn về phía đất mới, nghĩa là thần linh đã đồng ý. Hết thảy mọi người đều vui mừng hò reo. Đối với con ốc và hai thanh nứa, các nghi thức cũng tương tự. Cuối cùng, già làng thay mặt người dân khấn tạ ơn thần linh, khấn nguyện Giàng và các vị thần nơi đất mới phù hộ cho mọi người bình yên, làm ăn thuận lợi. Sau khi thực hiện các nghi lễ cúng đất thành công, người dân trong làng tiến về gươl để ăn mừng, đồng thời chuẩn bị di chuyển về miền đất mới.

Làng mới được lập nên, các già làng tiếp tục một nghi thức không kém quan trọng, đó là cúng đất làm nhà. Người dân quay quần bên nhau, các già làng bàn ý kiến để tổ chức nghi thức cúng, đầu tiên là cúng gươl, sau đó đến cúng đất mới để dân làm nhà. Dân làng chuẩn bị lễ vật gồm heo, gà, gạo, rượu và một số vật dụng khác đến khu đất chọn làm nhà gươl. 

Già làng khấn bài cúng, trong đó chủ yếu mong thần sông, thần núi, thần đất cho phép người dân được khai hoang mảnh đất để làm nhà và trồng trọt. Xong bài khấn, già làng phát hoang một khu đất, hàm nghĩa thần linh đã đồng ý và mọi người bắt đầu dựng nhà ở làng mới.

Nghi thức cúng đất lập làng vẫn được người Cơ Tu gìn giữ (Trong ảnh, một ngôi làng của người Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam)
Nghi thức cúng đất lập làng vẫn được người Cơ Tu gìn giữ (Trong ảnh: một ngôi làng của người Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam)

Sau khi hoàn tất lễ cúng, người dân tụ tập lại để ăn mừng về làng mới. Đêm đó, mọi người cùng nhau hát lý, cùng nhau đánh trống, đánh chiêng, múa theo làn điệu mừng làng, mừng nhà mới; họ chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất về sức khoẻ và sự nó ấm về sau. 

“Nghi thức cúng đất lập làng, cúng đất làm nhà không chỉ có ý nghĩa xin phép thần linh về nơi ở mới, mà còn thể hiện tình đoàn kết của cộng đồng người Cơ Tu từ xưa đến nay. Hiện nay dân làng ít khi chuyển chỗ, nhưng nghi thức thì vẫn gìn giữ”, già Bling Blóo nói.

Cũng theo già Bling Blóo, nghi thức cúng đất mới có thể khác nhau ở một số chỗ, nhưng tựu chung cũng là xin với thần linh việc về vùng đất mới một cách êm đẹp nhất. Ví như, ở một số vùng đồng bào Cơ Tu, khi về vùng đất mới, họ thực hiện nghi thức cúng với đá lửa và cây đót. Khi thực hiện nghi lễ, người dân sẽ dùng đá đánh lửa rồi đưa vào cây đót để bốc cháy. Cùng lúc này, già làng sẽ đọc bài khấn Giàng và các thần linh để cầu mong chứng giám, người dân đến nơi ở mới sẽ yên ổn, không gặp rủi ro. Theo quan niệm của họ, lửa từ cây đót sẽ xua đuổi được tà ma, bảo vệ được dân làng.

Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, cho biết: Tục cúng đất lập làng vẫn được giữ lại cho đến ngày nay, trở thành nét văn hoá độc đáo của cộng đồng người Cơ Tu vùng cao Quảng Nam. “Việc tái hiện lại nghi thức này, không chỉ có giá trị mở ra một phương hướng mới gắn phát triển du lịch của địa phương, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai chương trình, dự án bố trí sắp xếp dân cư miền núi”, ông Tùng chia sẻ.

Thực hiện Dự án 6 về  bảo tồn văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS gắn với du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các sở, ban, ngành địa phương tổ chức tái hiện các nghi lễ, các tập tục tốt đẹp của các đồng bào trên địa bàn tỉnh, trong đó có nghi thức cúng đất lập làng. Việc tái hiện nghi thức cúng đất lập làng không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá độc đáo của người Cơ Tu mà còn đưa nghi thức này trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách. Qua đó, giúp đồng bào có thêm thu nhập, phát triển kinh tế.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 18 phút trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 3 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 3 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 3 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 10 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 14 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.