Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cử tri Hải Phòng kiến nghị Quốc hội sớm xem xét chính sách cải cách tiền lương

PV - 00:16, 15/10/2023

Sáng nay, 14/10, trả lời kiến nghị của cử tri tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội cho biết, sau khi cải cách chính sách tiền lương, mỗi năm mức lương sẽ được tăng thêm để tiến tới trong thời gian ngắn lương khu vực công ngang bằng với mức lương ở khu vực sản xuất.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các cử tri quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các cử tri quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

Tham dự tiếp xúc cử tri có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng cùng các vị đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.

Một trong những vấn đề lớn được thảo luận, báo cáo Quốc hội liên quan chính sách cải cách tiền lương, được nhiều cử tri Thành phố quan tâm, Chủ tịch Quốc hội cho biết, do khó khăn bởi tình hình dịch Covid-19 nên phải tạm dừng việc thực hiện lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng dự hội nghị.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng dự hội nghị.

Trong khi chờ tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương, Quốc hội đã quyết định tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7/2023 để góp phần giúp cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định vấn đề tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27. Đến nay, nước ta đã chuẩn bị được khoảng 500.000 tỷ đồng cho công tác cải cách chính sách tiền lương theo nguyên tắc mức lương mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng.

Dự kiến, sau năm 2024, mỗi năm, mức lương sẽ tăng 5-7% để tiến tới trong thời gian ngắn lương khu vực công ngang bằng với mức lương ở khu vực sản xuất.

Từ nay đến thời điểm dự kiến thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương vào ngày 1/7/2024, các cơ quan hữu quan đang tập trung để hoàn thiện dự thảo chính sách, hệ thống thang bảng lương…

Đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cử tri Phạm Văn Tuyền, tổ dân phố Trung Dũng, phường Ngọc Xuyên, bày tỏ phấn khởi trước những kết quả vừa qua Đảng và Quốc hội đã quyết liệt thực hiện đặc biệt có hiệu quả to lớn.

Ông Phạm Văn Tuyền và nhiều cử tri đề nghị Quốc hội tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát tối cao các lĩnh vực nhạy cảm dễ dẫn đến tiêu cực, nhất là lĩnh vực đầu tư công, đất đai, công tác cán bộ. Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và cho biết Quốc hội sẽ có các chương trình giám sát về lĩnh vực này.

Cử tri Trần Văn Hợp (phường Hải Sơn) tham gia ý kiến về Luật Thủy sản.
Cử tri Trần Văn Hợp (phường Hải Sơn) tham gia ý kiến về Luật Thủy sản.

Ghi nhận các ý kiến kiến nghị của cử tri về công tác lấy phiếu tín nhiệm, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và chuẩn bị chu đáo cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội sắp tới.

Theo đó, một số người giữ chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nhưng chưa đủ thời gian 1 năm thì sẽ không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm lần này.

Công tác phòng cháy, chữa cháy nói chung, cụ thể về vấn đề xử lý cá nhân, tập thể liên quan tới vụ cháy nhà chung cư mini tại Thanh Xuân (Hà Nội) được nhiều cử tri phản ánh, qua lắng nghe, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các cơ quan hữu quan đang xem xét để xử lý nghiêm trách nhiệm của những tập thể, cá nhân liên quan đến vụ cháy.

Cử tri Nguyễn Đức Anh (phường Ngọc Xuyên) tham gia ý kiến về vướng mắc khi thi hành các văn bản hướng dẫn luật.
Cử tri Nguyễn Đức Anh (phường Ngọc Xuyên) tham gia ý kiến về vướng mắc khi thi hành các văn bản hướng dẫn luật.

“Theo đó, những cá nhân có liên quan sẽ không được quy hoạch, bổ nhiệm trong thời gian các cơ quan chức năng đang xem xét xử lý trách nhiệm”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Đối với nội dung kỳ họp Quốc hội lần này, một số cử tri phát biểu mong muốn trong công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt là Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội xem xét thông qua, nhất là những vấn đề giá đất được xác định theo nguyên tắc thị trường sẽ gỡ được nút thắt tiêu cực, phức tạp mà nhiều năm qua chưa tháo gỡ.

Bên cạnh đó, vấn đề thu hồi đất cũng được cử tri hết sức quan tâm, đề nghị Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu và ban hành Luật đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu trao đổi, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu trao đổi, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Chung quanh những nội dung này, Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ tiếp thu, trên tinh thần kỹ lưỡng nhất, không chạy theo tiến độ; đây là dự án Luật đặc biệt quan trọng, trình Quốc hội xem xét lần này,

Các cử tri địa phương đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tinh thần chuẩn bị dự án luật với chất lượng tốt nhất để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6 theo đúng quy trình 3 kỳ họp.

Tuy nhiên cũng có thể xảy ra trường hợp giống như Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), nếu chất lượng dự án luật chưa bảo đảm thì vẫn có thể Quốc hội sẽ chưa thể thông qua tại kỳ họp này; vấn đề này thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.

Từ thực tiễn địa phương, ông Lê Đức Hợp, cử tri phường Hợp Đức và một số cử tri bày tỏ quan tâm kiến nghị cần có các cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển ngành du lịch.

Theo đó, hiện nay, Quy định các tiêu chí cụ thể để nghị công nhận tài nguyên khu du lịch quốc tế, khu du lịch cấp quốc gia và cấp tỉnh chưa được quy định cụ thể.

Ông Lê Đức Hợp nói, việc này gây khó khăn trong định hướng phát triển du lịch Đồ Sơn trở thành trung tâm du lịch quốc tế; đồng thời gây vướng mắc công tác quản lý tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố và thực hiện thủ tục hồ sơ công nhận khu du lịch cấp quốc gia và khu du lịch cấp tỉnh.

Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu phát biểu ý kiến tại hội nghị.
Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ đồng tình ghi nhận ý kiến cử tri và sẽ đề nghị Chính phủ xem xét, sớm ban hành quy định về tiêu chí cụ thể để đề nghị công nhận tài nguyên du lịch quốc tế; tài nguyên du lịch cấp quốc gia và tài nguyên du lịch cấp tỉnh.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, cử tri phường Hải Sơn cho biết, trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện đang triển khai các dự án đầu tư có lấn biển,các dự án này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển để lấn biển, tạo mặt bằng.

Sau khi nhà đầu tư hoàn thành lấn biển thì công tác giao đất, cho thuê đất gặp khó khăn, vướng mắc do chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Hải Phòng được phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 19/3/2022 không có chỉ tiêu cho diện tích các dự án lấn biển nên phần diện tích các dự án này không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố và các quận, huyện.

Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung thống nhất các quy định về biển đảo và ban hành quy định cho phép chỉ thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với các dự án đầu tư lấn biển để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án...

Quang cảnh hội nghị tiếp xúc cử tri quận Đồ Sơn.
Quang cảnh hội nghị tiếp xúc cử tri quận Đồ Sơn.

Được biết, để hoàn thiện các quy định liên quan hoạt động lấn biển, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang trình Quốc hội xem xét có quy định riêng về chế độ sử dụng đất cho hoạt động lấn biển.

Dự thảo luật sẽ tiếp tục được lấy ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương và bộ, ngành có liên quan, trong đó sẽ lưu ý nghiên cứu xử lý đối với những vướng mắc nói trên.

Dịp này, Chủ tịch Quốc hội trân trọng cảm ơn những đánh giá của cử tri và nhân dân về những kết quả hoạt động của Quốc hội. Quốc hội khóa này tiếp tục kế thừa các khóa trước, tiếp tục tìm tòi đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động.

Từ kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đến nay, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố nhận được 74 văn bản của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương trả lời 129/160 kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng.

Sau kỳ họp thứ nhất, trước kỳ họp thứ 4 và trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, cử tri quận Đồ Sơn có 28 kiến nghị gửi tới Trung ương và thành phố (trong đó có 26 kiến nghị đối với Trung ương, 2 kiến nghị đối với thành phố); 28 kiến nghị này đã được Trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố có văn bản trả lời, giải quyết).

(Theo số liệu báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 7 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 7 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 7 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 7 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 7 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 7 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.