Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Chuyện về những thanh niên DTTS rời làng

Tấn Sỹ - Thanh Huyền - 09:52, 14/02/2020

Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 3577/QĐ-UBND, ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định “Về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020” đã có hơn 4.000 thanh niên DTTS ở Quảng Nam rời làng xuống phố làm công nhân, cuộc sống của họ đã bước sang trang mới. Với cách làm hay, đã cho thấy sức bật của một chính sách giảm nghèo được coi là điểm sáng cần nhân rộng.

Hiệu quả từ việc triển khai chính sách giảm nghèo đã làm thay đổi diện mạo các bản làng tại xã Trà Bui, huyện Bắc Trà Mi, Quảng Nam
Hiệu quả từ việc triển khai chính sách giảm nghèo đã làm thay đổi diện mạo các bản làng tại xã Trà Bui, huyện Bắc Trà Mi, Quảng Nam

Bài 2: Hiệu quả của một chính sách giảm nghèo

Sự vào cuộc đồng bộ

Để người dân có thể nắm bắt được chính sách, các huyện miền núi đã triển khai công tác tuyên truyền tới tận thôn, bản. Kết hợp với đó, là các đoàn thể động viên thanh niên vượt qua rào cản tâm lý để rời làng đi làm. Từ việc lấy những điển hình trong học nghề và đi làm quay trở về lại địa phương tuyên truyền chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm… đã giúp người dân, nhất là nam, nữ thanh niên trong độ tuổi lao động tin tưởng và làm theo.

Trong quá trình thực hiện nghị quyết, tỉnh Quảng Nam còn quy định rõ trách nhiệm của các huyện miền núi trong quản lý lao động của địa phương mình. Chính quyền các huyện miền núi được giao nhiệm vụ hằng tháng trực tiếp chi trả, thăm hỏi động viên lao động. Cách làm này vừa giúp người lao động yên tâm, đồng thời phối hợp với gia đình, cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp, giải quyết những vướng mắc, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công nhân làm việc.

Chính quyền địa phương, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là 3 yếu tố tạo nên thành công của Quảng Nam trong thực hiện chính sách. Trong đó, cơ sở đào tạo nghề được xem như là cầu nối giải quyết lao động DTTS cho địa phương, đồng thời cũng là nơi cung cấp nguồn lao động có tay nghề đã qua đào tạo cho doanh nghiệp.

Điển hình như, Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc miền núi Quảng Nam có trụ sở tại xã Cà Dy, huyện Nam Giang hiện đang có hơn 450 thanh niên nam, nữ DTTS ở 9 huyện miền núi Quảng Nam theo học nghề. Khi học, nhà trường hỗ trợ tất cả mọi chi phí, từ việc ăn ở, đi lại, đến kinh phí học nghề. Bằng nhiều cách làm riêng trong tư vấn, tuyển sinh, phối hợp đào tạo, ký kết thỏa thuận với địa phương, doanh nghiệp, 3 năm qua, Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc miền núi Quảng Nam, đã đào tạo 20 khóa, với hơn 2.000 lao động. Tất cả các em sau khi ra trường đều được bố trí việc làm ổn định tại nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Quảng Nam.

Doanh nghiệp chi trả chế độ cho người lao động
Doanh nghiệp chi trả chế độ cho người lao động

Sức bật của một chính sách giảm nghèo

Sau 3 năm thực hiện chính sách đào tạo nghề, hơn 4.000 thanh niên DTTS ở Quảng Nam đã rời làng xuống phố làm công nhân và cuộc sống của họ đã bước sang trang mới. Mức thu nhập bình quân của mỗi lao động DTTS 5 - 7 triệu đồng/tháng. Ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tư duy lao động sản xuất, tính tiết kiệm… đã và đang dần hình thành trong tư duy, nhận thức của họ. Mỗi lao động người DTTS được hỗ trợ bình quân 11 triệu đồng/người từ đào tạo, đến chi phí sinh hoạt. Sau 3 năm, tỉnh Quảng Nam đã bố trí tới 44 tỷ đồng cho các đối tượng lao động này.

Từ 27.800 hộ nghèo toàn tỉnh năm 2016, đến cuối năm 2019 Quảng Nam giảm còn dưới 25.650 hộ nghèo. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh đã thể hiện tính đúng đắn của chủ trương chuyển dịch lao động từ miền núi xuống đồng bằng mà Quảng Nam đã và đang triển khai.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Kinh nghiệm của Quảng Nam là đưa con em đến các doanh nghiệp, đến cơ sở đào tạo nghề để tham quan, hiểu trước môi trường, như vậy sẽ giúp các em cảm nhận ban đầu, tự tin khi chính thức bước vào đào tạo nghề để sau này ra làm việc.

“Rời làng xuống phố làm công nhân” và “mang tác phong công nghiệp ở phố về làng”… được coi là mối quan hệ giao thoa, cộng hưởng, để góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, mang đến cuộc sống ấm no, văn minh hơn cho đồng bào DTTS Quảng Nam.

Từ 27.800 hộ nghèo toàn tỉnh năm 2016, đến cuối năm 2019 Quảng Nam giảm còn dưới 25.650 hộ nghèo. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh đã thể hiện tính đúng đắn của chủ trương chuyển dịch lao động từ miền núi xuống đồng bằng mà Quảng Nam đã và đang triển khai.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 3 giờ trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 10 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 10 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 10 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 10 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 11 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 11 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 11 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 11 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.