Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Chuyện ghi ở ốc đảo Bèo Bọt

Quỳnh Trâm - 10:22, 01/03/2023

Thôn Bèo Bọt, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) bị chia cách với bên ngoài bởi dòng sông Mã. Việc thiếu một cây cầu khiến mọi việc đi lại giao thương của người dân gặp khó khăn, kìm hãm sự phát triển của thôn nhiều đời nay...

Các em nhỏ thôn Bèo Bọt qua sông bằng phà để đến trường mỗi ngày
Phà là phương tiện duy nhất đưa các em nhỏ thôn Bèo Bọt qua sông đến trường mỗi ngày

Bèo Bọt - đó là tên của một thôn nghèo nằm biệt lập ở phía bên kia sông Mã, thuộc xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Ngay ở cái tên của thôn đã nói lên sự lênh đênh và khó nhọc. Chỉ cách trung tâm xã chừng hơn 10 km, thế nhưng con đường vào thôn Bèo Bọt không hề dễ dàng. Bởi để sang được thôn, chỉ có hai con đường, một là leo qua dãy núi đá vôi dựng đứng ở xã Lương Trung (Bá Thước), hai là dùng thuyền vượt sông Mã. 

Từ bao đời nay, người dân nơi đây đã quen với cách di chuyển bằng thuyền, nay được thay thế bằng phà máy do Nhà nước hỗ trợ. Mọi việc giao thương đi lại của người dân trong làng đều phải phụ thuộc vào chiếc phà chỉ chở tối đa được 12 người mỗi chuyến. Những ngày nắng ráo thì còn đỡ, cứ đến mùa mưa lũ, nước sông Mã dâng cao và nguy hiểm, việc đi lại của người dân bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến việc học của con trẻ, đi làm của bà con.

Là người nơi khác đến lấy chồng và sinh sống ở thôn Bèo Bọt đã hơn chục năm nay, chị Trương Thị Linh cảm nhận rõ nỗi vất vả, nhọc nhằn ra sao với cuộc sống nơi đây. “Việc đi lại của chúng tôi vô cùng bất tiện, do giao thông không thuận tiện, việc buôn bán giao thông càng khó khăn hơn. Hàng hóa làm ra muốn bán thì bị ép giá rẻ, còn hàng đưa về làng thì phải chịu giá cao. Mong sao sớm có cây cầu để bà con trong thôn yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế”, chị Linh nói.

Ông Bùi Thái Dương (57 tuổi) thì cho biết, ông tích cóp được ít tiền muốn xây dựng ngôi nhà. Trong quá trình xây dựng, gia đình phải mang từng viên gạch, bao xi măng… bốc lên thuyền chở thành nhiều chuyến, rồi phải thuê người, phương tiện chở về thôn, chi phí đội lên rất nhiều so với những ngôi nhà bên kia sông.

Người dân thôn Bèo Bọt mong mỏi một cây cầu qua sông
Người dân thôn Bèo Bọt mong mỏi một cây cầu qua sông

Anh Cao Ngọc Hoan (47 tuổi), người đã sinh ra và lớn lên ở Bèo Bọt, được giao nhiệm vụ điều khiển con phà chở khách qua sông. Đã hơn 3 năm gắn bó với nghề, bất kể trời mưa hay nắng, mùa Hè hay những ngày Đông giá rét, anh Hoan vẫn ngày đêm cần mẫn, miệt mài đưa người dân và học sinh qua sông đều đặn.

Anh Hoan kể, để phục vụ nhu cầu đi lại cho bà con trong thôn, ngoài giờ đưa đò từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối, ai có nhu cầu hoặc công việc muốn qua sông, anh đều nhiệt tình phục vụ, có những thời điểm giữa đêm 1 - 2 h sáng, dù đang nằm ngủ nhưng khi nhận được điện thoại cầu cứu của người dân trong làng, bất kể mưa rét anh đều sẵn sàng chở khách qua sông.

“Có hôm trời tối, tôi vẫn thường đợi để đưa các cháu đi học thêm về sau đó mới yên tâm về nghỉ ngơi ăn uống được. Ngay cả đêm khuya khoắt, có người cần gấp muốn qua sông, tôi vẫn sẵn sàng”, anh Hoan nói.

Ông Cao Xuân Tuấn - Trưởng thôn Bèo Bọt cho biết: Thôn hiện có 87 hộ dân với 383 nhân khẩu, đồng bào Thái chiếm trên 97%. Hàng trăm năm nay, thôn Bèo Bọt như một ốc đảo nằm tách biệt với thế giới bên ngoài, bởi dòng sông Mã và những vách núi cao. Ngoài cây lúa nước, người dân còn trồng thêm ngô, tre, luồng.... Trong thôn cũng có khoảng 3 hộ nuôi cá lồng. Nhờ chăm chỉ, chịu khó làm ăn vươn lên, những năm gần đây cuộc sống của người dân ổn định và chất lượng cuộc sống từng bước được nâng lên hơn. Đến nay, thôn còn 11 hộ nghèo.

“Giao thông bị chia cắt, nên mọi việc lớn nhỏ từ ma chay, cưới hỏi, ốm đau, bệnh tật… người dân phải trông chờ chiếc phà máy, nên thường rất bị động. Đặc biệt, chỉ tính riêng việc thu hoạch, vận chuyển hàng hóa như lúa, gạo, luồng… bà con tốn rất nhiều công đoạn, thời gian và tiền bạc. Thế nên, bán được luồng thì trừ chi phí vận chuyển đi người dân chẳng còn được là bao...”, Trưởng thôn Tuấn cho hay.

Cũng theo ông Tuấn, dù đi lại khó khăn, song 100% trẻ em trong thôn đều được đến trường đúng độ tuổi, ở nhiều cấp học không có học sinh bỏ học, đây là điều phấn khởi nhất ở thôn.

Ông Bùi Tiến Dũng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Thành cho biết: Trong những năm qua, hệ thống đường giao thông nội thôn Bèo Bọt được quan tâm để đầu tư khá đồng bộ. Nhưng do vị trí địa lý riêng biệt, người dân ở đây chịu nhiều thiệt thòi khi giao thông nối ra đường lớn không có. 

Người dân thôn Bèo Bọt mong ước lớn nhất, là có chiếc cầu bắc qua sông Mã để tiện giao thương, buôn bán, đi lại được dễ dàng, thuận tiện. Khổ nỗi, vì kinh phí địa phương hạn hẹp nên câu chuyện xây cầu cho người dân không biết đến khi nào mới trở thành hiện thực.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Tin nổi bật trang chủ
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Công ty Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.